Indonesia đơn phương nhấn chìm tàu cá Việt Nam

05 Tháng Năm 20196:22 CH(Xem: 9687)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THU HAI 05 MAY 2019


Indonesia đơn phương nhấn chìm tàu cá Việt Nam


image030

Văn Khoa

04/05/2019


Ngày 4.5, giới chức Indonesia bắt đầu cho nhấn chìm 51 tàu cá nước ngoài, trong đó có tàu Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia, mà nước này cho là "đánh bắt trái phép".


image032

Giới chức Indonesia nhấn chìm một tàu cá Việt Nam tại đảo Datuk thuộc tỉnh Tây Kalimantan hôm 4.5. AFP


Giới chức Indonesia cho hay số tàu nói trên sẽ bị nhấn chìm tại nhiều địa điểm khác nhau trong vòng 2 tuần tới và trong ngày 4.5 đã có 12 chiếc bị đánh đắm gần Pontianak, thủ phủ tỉnh Tây Kalimantan, theo AFP.


Bộ trưởng Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti tuyên bố hành động đơn phương và gây tranh cãi này là "cần thiết" nhằm cảnh báo rằng Indonesia "nghiêm túc trong việc chống đánh bắt trái phép".


Kể từ khi Tổng thống Joko Widodo nhậm chức vào năm 2014, hàng trăm tàu cá nước ngoài đã bị bắt và đánh chìm, theo AFP.


image033

Giới chức Indonesia chuẩn bị làm đắm một số tàu cá Việt Nam tại đảo Datuk thuộc tỉnh Tây Kalimantan ngày 4.5.19 AFP


image035


Việt Nam yêu cầu Indonesia thả ngay 12 ngư dân bị bắt giữ Hôm 27.4 tại vùng biển 6 độ 28 phút độ vĩ bắc và 106 độ 47 phút độ kinh đông, tàu cá BĐ 97916 TS có 14 ngư dân bị tàu 381 của Indonesia bắt giữ. Vùng biển này nằm cách nam tây nam bãi cạn Cảnh Dương khoảng 50 hải lý và cách phía bắc đường phân định VN - Indonesia khoảng 3 hải lý.


Khi phát hiện sự việc, tàu Kiểm ngư 213 của VN đang hoạt động gần vị trí đã tổ chức ngăn cản, bảo vệ tàu cá nhưng tàu 381 của phía Indonesia kéo tàu cá chạy với tốc độ lớn nên bị phá nước.


Tàu Kiểm ngư 213 đã cứu được 2 ngư dân Phạm Khéo (42 tuổi) và Tăng Văn Cục (52 tuổi) đồng thời neo giữ tàu cá chống chìm tại vị trí 6 độ 22 phút độ vĩ bắc và 106 độ 45 phút độ kinh đông, nằm trên đường phân định VN - Indonesia. 12 ngư dân còn lại trên tàu cá đã bị tàu 381 bắt giữ đưa về vùng biển Indonesia.


Đến ngày 30.4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho hay ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm gửi Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng Indonesia xác minh thông tin, điều tra làm rõ vụ việc.


Bộ Ngoại giao cũng đề nghị phía Indonesia không lặp lại hành động tương tự trong tương lai, đồng thời thả ngay các ngư dân của tàu cá BĐ 97916 TS, đối xử nhân đạo và đền bù thoả đáng cho tàu cá và ngư dân Việt Nam. Đồng thời, phía Việt Nam cũng yêu cầu phía Indonesia tuân thủ nghiêm túc các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Indonesia là thành viên trong việc xử lý tàu cá Việt Nam. (Thanh Niên)
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 12217)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14552)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13355)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13067)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15807)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12398)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn