Sóng Hoa Đông có lấp sóng Biển Đông? / Washington Times: Trung Quốc sẵn sàng đánh Senkaku / Bắc Kinh “có quyền” thiết lập vùng phòng không ở Biển Đông VN / Bản đồ nguyên thủy Hoàng Sa Trường Sa

23 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 21513)

 

image016-content



Quần đảo Senkaku, khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. Cả hai nước đều cho người đổ bộ lên đảo này cắm cờ quốc gia của họ xác định quyền chủ quyền.
Vị trí quần đảo này không đơn thuần vì tiềm năng dầu khí mà do yếu tố quân sự chiến lược đối với Đông Nam Á và tây Thái bình Dương; xem bản đồ vị trí dưới. Map source Google, chú thích của Văn Hóa Magazine.

 

 image018
image021

 

Vùng phòng không Hoa Đông (bản đồ trên) “sát sườn vùng phòng không Biển Đông” (bản đồ dưới), chỉ cách đảo quốc Đài Loan mấy trăm cây số. Thiết kế bản đồ và Chú thích của Văn Hóa Magazine.

image023

 

Bản đồ trên: Ranh giới phái nam của vùng phòng không biển Hoa Đông gần như cận sát bờ biển Đài Loan; Nhìn trên bản đồ, nếu không có đảo quốc Đài Loan, ranh giới phía nam vùng phòng không Hoa Đông “sát sườn” ranh giới phía bắc của “vùng không gian lưỡi bò 9 đoạn” do Trung Quốc tự vẽ bao phủ Biển Đông của Việt Nam. Trong bản tin đã loan trước đây trên BBC và Văn Hóa Magazine, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh Thứ trưởng Bộ Quốc phòng CSVN tuyên bố: “Vùng phòng không nguy hiểm hơn lưỡi bò”.

 

RFI Thứ năm 20 Tháng Hai 2014

Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc chiến «ngắn, gọn» với Nhật

image024

Nany China Chiến hạm Trung Quốc đi qua eo biển phía Bắc Nhật Bản, sau khi tham gia tập trận với Nga - Reuters / China Daily

Trọng Nghĩa

Các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc đã cho thấy rằng nước này đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh ngắn với Nhật Bản nhằm đánh chiếm các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông. Trên đây là lời báo động của một quan chức tình báo Hải quân Mỹ được nhật báo Washington Times số đề ngày 19/02/2014 tiết lộ.

Phát biểu nhân một hội nghị vào tuần trước tại San Diego (California – Hoa Kỳ), Đại úy Hải quân James Fanell, chỉ huy các hoạt động thông tin - tình báo tại Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đã xác định trước tiên rằng quy mô các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc vào mùa thu vừa rồi cho thấy là Đài Loan không còn là mục tiêu đánh chiếm quan trọng duy nhất của Bắc Kinh.

Đối với chuyên gia này, cuộc tập trận đổ bộ rầm rộ và kết hợp nhiều quân khu mang tên Nhiệm vụ 2013, chứng tỏ rằng Quân đội Trung Quốc đã được giao phó một nhiệm vụ mới : « Tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn gọn và dứt điểm để tiêu diệt lực lượng Nhật Bản trên Biển Hoa Đông, nối tiếp bằng điều chỉ có thể là đánh chiếm quần đảo Senkaku, thậm chí cả các đảo Nam Ryukyu ».

Đây không phải là lần đầu tiên mà Đại úy Fanell lên tiếng báo động về thái độ càng lúc càng hiếu chiến của Trung Quốc. Vào năm ngoái, chuyên gia tình báo này từng lưu ý rằng Bắc Kinh đang leo thang trong chủ trương bắt nạt các láng giềng. Còn năm nay, ông cảnh báo rằng an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đã xấu đi đáng kể, mà tồi tệ nhất là vào tháng 11 năm 2013 với việc Trung Quốc áp đặt một khu vực phòng không trên Biển Hoa Đông.

Cùng lúc, chuyên gia Mỹ ghi nhận là lực lượng tuần duyên và hải quân Trung Quốc đã tiến hành một loạt các hành động khiêu khích có phối hợp với nhau nhằm hù dọa các quốc gia lân cận, thậm chí cả Mỹ, như đã thấy trong sự cố suýt va chạm nhau ở Biển Đông giữa tàu Mỹ Cowpens và một chiếc tàu đổ bộ tháp tùng theo tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh.

Chuyên gia Mỹ không ngần ngại tố cáo điều được ông gọi là « chủ nghĩa bành trướng » của Trung Quốc trong toàn vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông vào năm ngoái, được tiến hành theo kiểu vừa đấm vừa xoa : « Tàu tuần duyên Trung Quốc đóng vai kẻ xấu, đi sách nhiễu các láng giềng của Trung Quốc, trong khi tàu hải quân Trung Quốc, kẻ bảo vệ cho lực lượng tuần duyên đó, thì thực hiện những chuyến ghé cảng trong khắp khu vực để hứa hẹn hữu nghị và hợp tác ».

Về chiến lược lâu dài của Trung Quốc, Đại úy Fanell nhắc lại rằng Tướng Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing 1916-2011), người được coi là cha đẻ của Hải quân Trung Quốc, vào năm 1983, đã phác thảo ra lộ trình đưa Bắc Kinh lên nắm quyền bá chủ trong lãnh vực hải quân.
Theo lộ trình này, năm 2010, Trung Quốc sẽ giành được ưu thế hải quân bên trong cái được họ gọi là « chuỗi đảo đầu tiên », tức là vùng hải phận gần bờ biển Trung Quốc. Đến năm 2020, uy lực Trung Quốc sẽ mở rộng để kiểm soát vùng biển xung quanh « chuỗi đảo thứ hai » nằm cách Trung Quốc hàng trăm hải lý. Và đến năm 2040, tướng Lưu Hoa Thanh cho rằng « Trung Quốc sẽ đủ sức ngăn chặn thế thống trị của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương ».

Nhận xét của ông Fanell khá bi quan : « Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang tiến nhanh hơn lịch trình dự kiến ».
Theo Washington Times, Tướng Trung Quốc Lưu Hoa Thanh từng được biết đến trong tư cách người chỉ huy lực lượng đã đàn áp đẫm máu những người biểu tình không vũ trang trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.

Riêng đối với Việt Nam, nhân vật này là kẻ đã thiết kế cuộc tấn công hải quân đã giết chết 70 thủy thủ Việt Nam ở khu vực đảo Gạc Ma (Johnson South Reef) tại vùng Trường Sa vào năm 1988./

Đại sứ Trung Quốc: Bắc Kinh ‘có quyền’ thiết lập vùng phòng không ở Biển Đông

VOA 20/02/2014





image025

image026

Đại sứ Trung Quốc ở Philippines nói Bắc Kinh có quyền chủ quyền để thiết lập một vùng phòng không trên biển ở một khu vực khác giống như đã làm ở Biển Hoa Đông.

Khi được yêu cầu bình luận về những lo ngại rằng Trung Quốc có thể lập một vùng phòng không ở Biển Đông, Đại sứ Mã Khắc Thanh hôm 2/12 nói Trung Quốc có quyền quyết định ở đâu và khi nào thực hiện điều này.

Nhưng bà Mã không cho biết liệu Trung Quốc sẽ tiến hành việc này hay không.

image027

Vùng phòng không Trung Quốc mới thiết lập ở Biển Hoa Đông

Bộ Ngoại giao Philippines nói họ xem phát biểu của đại sứ Trung Quốc chỉ là một sự giả định không cần phải lên tiếng bình luận.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói vùng phòng không của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông là vượt quá hoạt động bình thường của các nước.

Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg cho rằng quyết định của Trung Quốc sẽ gây nên căng thẳng và có khả năng đưa tới những tính toán sai lầm.

Vùng phòng không mới thiết lập của Trung Quốc hôm 23/11 ở Biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền một nhóm đảo nhỏ với Nhật, đã khơi lên phản ứng giận dữ từ các nước láng giềng trong khu vực và Mỹ.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cảnh báo không thể loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không khác ở Biển Đông.
Phía Việt Nam hiện chưa có phản ứng hay bình luận gì.

Nguồn: AP/SMCP/ China Economic Net/ INQUIRER.net/GMA News

Hàng trăm bản đồ TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa

 

Tài liệu tham khảo trích từ Vietnamnet
image028


 image029

 image030


image032

image031

 

image033









image034

 

30 Tháng Ba 2014(Xem: 19681)
Trung Quốc tức giận phản ứng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông với hành động của Nga trong vấn đề Crimea, theo hãng tin Reuters.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 18875)
Ngày 30/03/2014 tới đây là thời hạn chót để Philippines đệ trình cho Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS, bản ghi nhớ nêu rõ lập trường của Manila trong vụ kiện Bắc Kinh về các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 20145)
Trong bối cảnh tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa Việt Nam và Nhật Bản với Trung Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến công du Nhật Bản từ ngày 16 đến 19/03/2014. Ngoài vấn đề kinh tế, một trọng tâm quan trọng trong chương trình nghị sự của ông Sang tại Nhật sẽ là hợp tác song phương Việt Nhật về an ninh trên biển.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 18642)
Đô đốc Harry Harris cảnh báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 24276)
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà
13 Tháng Ba 2014(Xem: 18535)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 18384)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 165079)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 21199)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 18649)
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 16620)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 17193)
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền Hoa Kỳ sẽ “giúp” Philippines nếu Trung Quốc chiếm các đảo tranh chấp trên Biển Đông, theo lời chỉ huy trưởng các hoạt động hải quân của Mỹ.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 16208)
VOA Thứ sáu, 07/02/2014 Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16989)
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 17264)
Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 19758)
Lê Trí: Theo Hiroyuki Noguchi với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 17053)
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 16983)
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 18305)
Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình NgưThủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17727)
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.