Ngoại
trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường
Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên
tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
Ảnh
góc trên: Phát ngôn nhân Bộ Ngoạii giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Góc dưới: Thứ
trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, ông Danny Russel.
Giữa (phải) là vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông hầu như gắn liền với
đường lưỡi bò 9 đoạn bao phủ 80% diện tích Biển Đông của Việt Nam.
Một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa chỉ cách thành phố Puerto trên đảo Palawan của Philippines hơn trăm cây số, nhưng đảo này vẫn còn nằm trong vòng tranh chấp giữa Bắc Kinh, Hà Nội và Manila.
Mỹ 'giúp Philippines
nếu chiến tranh'
Cập nhật: 15:50 GMT - thứ năm, 13 tháng 2, 2014
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền
Hoa Kỳ sẽ “giúp”
Phát biểu tại Manila hôm 13/2, Đô đốc Jonathan Greenert cũng nói Mỹ sẽ tôn
trọng cam kết quốc phòng với
“Tất nhiên, chúng tôi sẽ giúp các bạn. Tôi không biết sự giúp đỡ cụ thể sẽ thế nào.”
“Chúng tôi có nghĩa vụ vì chúng ta có hiệp ước với nhau.”
Ông Greenert nói với các sinh viên tại đại học quốc phòng tại
Hoa Kỳ không bày tỏ lập trường về các đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, có
liên quan cả
Nhưng Đô đốc Greenert nói ông muốn gửi “tín hiệu rõ ràng…rằng hành vi hung hăng nằm ngoài chuẩn mực quốc tế là đi ngược lại trật tự tốt”.
Ông cũng cho biết hải quân Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở vùng Tây Thái Bình Dương từ 50 tàu hiện nay lên 60 tàu vào năm 2020.
Đô đốc Greenert cũng khen ngợi việc
Gọi đây là “ý tưởng tuyệt vời”, ông kêu gọi Philippines “kiên trì”, mặc dù Trung Quốc đã từ chối tham gia quá trình kiện tụng.
Hồi tháng 12, khi thăm
Lời nói của ông John Kerry đưa ra sau khi Bắc Kinh lập “vùng nhận dạng phòng không” ở vùng Biển Hoa Đông, tranh chấp với Nhật Bản./
+++++++++++++++++++
Hoàng Sa, Trường Sa: pháp lý và chính trị
TS. Dương Danh Huy
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
BBC - chủ nhật, 9 tháng 2, 2014
VN vẫn chưa đưa các vấn đề tranh chấp chủ quyền với TQ trên Biển Đông ra tòa án quốc tế.
Trong một bài trên BBC,Bấm TS Trần Công Trục phản biện ý kiến Việt Nam cần “chính thức tuyên bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - VNDCCH) Phạm Văn Đồng ký năm 1958”.
Mặc dù trong Bấm một bài khác trên BBC, tôi có cùng kết luận với TS Trần Công Trục, tôi cho rằng một số lập luận khác của TS Trần Công Trục là chưa đủ để biện luận cho chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước Tòa hay dư luận luật học.
Thủ tướng VNDCCH có thẩm quyền?
Lập luận“Các Hiệp ước, Hiệp định này phải được Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất phê chuẩn theo thủ tục pháp lý rất chặt chẽ mới có hiệu lực thi hành ... các tuyên bố, các văn bản của một nhân vật nào đó, dù là những quan chức nhà nước cao nhất, có nội dung về biên giới lãnh thổ đều không có giá trị pháp lý tuyệt đối trong quan hệ quốc tế” dường như có ý cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng (CH PVĐ) chưa được Quốc hội phê chuẩn cho nên không có đủ giá trị pháp lý.
Trong phiên tòa xử tranh chấp Đông Greenland, Na Uy cho rằng Ngoại trưởng Na Uy Nils Claus Ihlen đã không có thẩm quyền khi nói với Bộ trưởng Đan Mạch rằng kế hoạch của Đan Mạch về chủ quyền Đan Mạch trên toàn bộ Greenland sẽ không gặp khó khăn gì từ Na Uy, và theo luật Na Uy thì Quốc hội mới có thẩm quyền. Nhưng Tòa đã bác bỏ lập luận này, với lý do trong luật quốc tế Ngoại trưởng có thẩm quyền để đại diện cho quốc gia trong vấn đề lãnh thổ.
Như vậy, lập luận “Quốc hội chưa phê chuẩn” chắc chắn sẽ bị bác bỏ, vì trong luật quốc tế Thủ tướng cũng là người có thẩm quyền để đại diện cho quốc gia trong vấn đề lãnh thổ.
Hướng lập luận “TT Phạm Văn Đồng không có thẩm quyền” là đúng, nhưng có lẽ sẽ phải dựa trên lập luận lúc đó Hoàng Sa, Trường Sa không nằm dưới thẩm quyền lãnh thổ của VNDCCH, mà dưới thẩm quyền của một quốc gia Việt khác. “Quốc gia” ở đây là khái niệm pháp lý được định nghĩa trong Công ước Montevideo 1933 là một chủ thể có lãnh thổ, dân cư, chính phủ và khả năng có quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác. Quốc gia là khác với Tổ quốc, đất nước, nhà nước hay chính phủ.
Không công nhận, nhưng không bảo lưu
"Vấn đề còn nghiêm trọng hơn vì từ 1954 đến 1976 VNDCCH đã không khẳng định chủ quyền Việt trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo luật quốc tế, nổi bật nhất là theo phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế về tranh chấp đảo Pedra Branca, nếu trong một thời gian dài mình không khẳng định chủ quyền trong khi nước khác đòi chủ quyền thì mình có thể mất"
Lập luận “[CH PVĐ] chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc vừa tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ...” khó có thể biện luận đầy đủ cho chủ quyền Việt Nam.
Đúng là tuyên bố 5/9/1958 của Trung Quốc có đưa ra ba nguyên tắc chính: (1) lãnh hải 12 hải lý, (2) đường cơ sở thẳng và nội thủy cho Hoa Lục và các đảo gần bờ, (3) tàu thuyền nước ngoài đi lại trong lãnh hải phải tuân thủ luật Trung Quốc, tàu thuyền máy bay quân sự nước ngoài vào lãnh hải phải xin phép. Nhưng tuyên bố đó cũng ghi rằng nguyên tắc thứ nhất được áp dụng cho “tất cả lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm... Hoàng Sa, ...Trường Sa và các đảo khác của Trung Quốc”, và nguyên tắc thứ nhì và ba được áp dụng cho “...Hoàng Sa, ...Trường Sa và các đảo khác của Trung Quốc.”
CH PVĐ ghi “Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.” CH PVĐ tuy không nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa nhưng đã ghi rằng CP VNDCCH ghi nhận và tán thành như trên mà không bảo lưu gì về hai quần đảo đó.
Có thể dựa vào “không nhắc đến” để biện luận “không công nhận”, và như vậy là cần thiết, nhưng không đủ. Lý do là sự không bảo lưu trên có nghĩa VNDCCH đã không khẳng định chủ quyền Việt trước sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn vì từ 1954 đến 1976 VNDCCH đã không khẳng định chủ quyền Việt trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo luật quốc tế, nổi bật nhất là theo phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế về tranh chấp đảo Pedra Branca, nếu trong một thời gian dài mình không khẳng định chủ quyền trong khi nước khác đòi chủ quyền thì mình có thể mất.
Trong kịch bản giả tưởng chính phủ VNDCCH đã là đại diện pháp lý cho toàn
Việt
Một trong những phương hướng lập luận cho Việt
Chủ quyền đã được một quốc gia duy trì?
Công hàm 1958 do Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng ký tiếp tục là chủ đề cần xử lý khi VN đòi chủ quyền HS-TS.
Lập luận chính thức của Việt
Do đó, và lưu ý đến thực tế, để cho các tuyên bố và hành động chủ quyền lãnh
thổ của VNCH có giá trị pháp lý, cần vận dụng quan điểm cho rằng từ 1956 đến
1976 có hai quốc gia Việt trên một đất nước Việt Nam, mỗi quốc gia một bên vĩ
tuyến 17. Thêm vào đó, cần vận dụng quan điểm cho rằng từ 1956 đến 30/4/1975
chính phủ VNCH là đại diện pháp lý của quốc gia phía
Lập luận “... theo Hiệp định quốc tế Geneva 1954 bàn về vấn đề Đông Dương ... Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận. Vì vậy, Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để quản lý và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ...” đi theo hướng cần thiết: “VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ đối với Hoàng Sa, Trường Sa; VNCH có”, nhưng nó có đi xa đủ và và nó có mạnh đủ chưa?
Theo Hiệp định
Nếu chỉ là trường hợp thứ nhất thì khó thể cho rằng theo Hiệp định
Nếu là trường hợp thứ nhì, thí dụ như sau 1954 hay 1956 sự quản lý được quy định trong Hiệp định Geneva đã tiến hóa để bao hàm cả thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế, thì chính quyền VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và chính quyền VNCH có. Đó là điều cần thiết cho lập luận về Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhưng trong luật quốc tế thì “có thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế” và “là một quốc gia” đi đôi với nhau. Như vậy, lập luận cần thiết để bảo vệ chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa đi đôi với quan điểm khi VNCH còn tồn tại thì chính thể đó đã từng là một quốc gia, và với quan điểm trước 30/4/1975 chính quyền VNCH là đại diện của quốc gia đó trong luật quốc tế.
'Lãnh vực nhạy cảm?'
"Nếu không phi nhạy cảm hóa việc thảo luận giữa người Việt và việc trình bày với quốc tế về những vấn đề quốc gia, đại diện pháp lý của quốc gia, thống nhất đất nước, thì sẽ bất lợi cho Việt Nam trong tranh chấp chủ quyền"
Dễ thấy vì sao hai quan điểm trên dễ bị cho là “nhạy cảm”, thậm chí là “phản động”. Thậm chí còn có thể có những chuyện chụp mũ kiểu "Anh nói có 2 quốc gia và chính quyền VNCH đã từng là đại diện pháp lý. Vậy là anh muốn khôi phục VNCH, anh là phản động, anh muốn chia đôi đất nước lần nữa." Nhưng nếu cho rằng trước 1976 và 1975 có hai quốc gia, hay cho rằng trước 30/4/1975 chính quyền VNCH đã từng là đại diện pháp lý của một quốc gia thì đó chỉ là một nhận định về quá khứ, không có nghĩa muốn chia đôi đất nước đã thống nhất năm 1976, và không có nghĩa muốn khôi phục VNCH.
Mặt khác, nếu cho rằng VNDCCH và CHMNVN đã thống nhất một cách hợp pháp thành CHXHCNVN năm 1976, Bấm và do đó CHXHCNVN đã thừa kế Hoàng Sa, Trường Sa, thì dễ bị cho là “thân Cộng”, thậm chí là “biện minh cho CS xâm chiếm miền Nam”, nhưng đó cũng là chụp mũ.
Thật ra khi VNDCCH và CHMNVN còn tồn tại thì quan điểm chính thức của hai
chính thể đó là có hai quốc gia trên đất nước Việt
Về quan điểm cho rằng từ 1956 đến 30/4/1975 chính phủ VNCH là đại diện pháp lý của quốc gia phía Nam, có thể phi nhạy cảm hóa nó phần nào bằng cách lưu ý rằng đại diện của một quốc gia trong luật quốc tế là một vấn đề trong phạm trù luật quốc tế tương đối độc lập với các vấn đề chính trị, chính nghĩa của các chính quyền VNCH, chính quyền VNDCCH và chính quyền CHMNVN.
Nếu không phi nhạy cảm hóa việc thảo luận giữa người Việt và việc trình bày với quốc tế về những vấn đề quốc gia, đại diện pháp lý của quốc gia, thống nhất đất nước, thì sẽ bất lợi cho Việt Nam trong tranh chấp chủ quyền.
Từ trước đến nay, người Việt thường nhận định về cuộc chiến 1954-1975 từ những góc độ ý thức hệ, chính trị và chính nghĩa của bên mình. Phải chăng nhu cầu tranh biện pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa đang đòi hỏi người Việt phải đi đến một nhận định về lịch sử có thêm tính chất luật quốc tế và bớt bị kẹt trong các lề ý thức hệ, chính trị và chính nghĩa?
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một thành viên sáng lập của nhóm Nghiên cứu Biển Đông./
Lấy lại Hoàng Sa: Những điều bất khả thi
Dương Danh Huy
Nhà nghiên cứu về biển Đông
BBC - thứ bảy, 25 tháng 1, 2014
Chính phủ Việt
Kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa đã nhắc lại vết thương mất lãnh thổ chưa lành của người Việt.
Vết thương đó đã đem lại nhiều bức xúc trong 40 năm qua, và đã có một số ý tưởng cho việc giành lại Hoàng Sa hoặc củng cố lập luận pháp lý của Việt Nam.
Nhưng trong số đó có một số ý tưởng không khả thi:
1: Kiên trì đàm phán với Trung Quốc.
Trung Quốc chủ trương không đàm phán về chủ quyền đối với các đảo Trường Sa. Đối với Hoàng Sa, Trung Quốc còn không công nhận là có tranh chấp. Hiện nay không có việc đàm phán cho vấn đề chủ quyền đối với đảo, do đó ý tưởng kiên trì đàm phán về vấn đề chủ quyền đối với đảo là kiên trì trong một việc không hiện hữu, và sẽ không đi đến đâu.
Giả sử các bên trong tranh chấp có đàm phán về chủ quyền đối với đảo đi nữa,
cũng khó mà Trung Quốc sẽ trả dù chỉ là một phần các đảo Hoàng Sa cho Việt
Việc đưa tranh chấp đảo cho một tòa án quốc tế phân xử sẽ là khách quan nhất. Nó cũng là một lối thoát để cho các chính phủ đi đến một giải pháp trong khi tránh búa rìu dư luận trong trường hợp giải pháp đó không được như yêu sách ban đầu.
2: Đơn phương kiện Trung Quốc như Philippines
"Việc kiện Trung Quốc về chủ quyền đối
với Hoàng Sa, Trường Sa là rất khác với việc
Việc kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa là rất khác
với việc
Việc Philippines có thể đơn phương kiện Trung Quốc là dựa trên việc thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho phép Tòa thụ lý một số vấn đề liên quan đến việc giải thích UNCLOS cho tranh chấp biển và thềm lục địa, mặc dù Trung Quốc đã bảo lưu theo Điều 298 của UNCLOS, và cho dù Trung Quốc có vắng mặt. Nhưng những vấn đề đó không bao gồm phân xử chủ quyền đối với đảo. Vì vậy, không nước nào có thể dùng thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS để đơn phương kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với đảo.
Bên cạnh đó, ngoài thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS hiện nay không có cách nào khác để chúng ta đơn phương kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với đảo. Đối với vấn đề chủ quyền, Tòa chỉ có thể thụ lý nếu tất cả các bên chấp nhận thẩm quyền của Tòa.
Vì vậy, hiện nay chưa có điều kiện để ra tòa về vấn đề chủ quyền đối với
đảo. Điều Việt
3: Tuyên bố thừa kế di sản VNCH
Hơn 70 quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã tử trận trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa 40 năm trước
Ý tưởng này là quan điểm cho rằng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) chưa từng thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và bây giờ phải tuyên bố thừa kế “di sản Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)” thì mới thừa kế. Nó còn có thể bao gồm cả CHXHCNVN cần tuyên bố cắt đứt với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) để vô hiệu hóa những điều bất lợi về Hoàng Sa, Trường Sa.
Ý tưởng này không có cơ sở trong luật quốc tế.
Tòa sẽ đặt vấn đề: sau khi CHXHCNVN được thành lập như một quốc gia vào năm 1976 thì Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về nước nào? Nếu phía Việt Nam cho rằng vào năm 1976 CHXHCNVN chưa thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng đã thừa kế khi tuyên bố thừa kế “di sản VNCH”, thí dụ như vào năm 2014, câu chuyện Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam sẽ bị kết liễu.
Lý do là nếu vào năm 1976 CHXHCNVN chưa thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và không những thế cho đến năm 2014 vẫn chưa thừa kế, thì chủ quyền đó sẽ rơi vào tay một trong những quốc gia khác đã đòi chủ quyền từ trước 1976.
Ý tưởng sai lầm rằng từ năm 1976 đến 2014 CHXHCNVN không có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa có nghĩa Tòa sẽ khó tránh kết luận trong thời gian đó chủ quyền đã rơi vào tay Trung Quốc hoặc Philippines. Giả sử như năm 2014 CHXHCNVN có tuyên bố “thừa kế di sản VNCH” đi nữa, Tòa cũng sẽ khó tránh kết luận rằng đến 2014 thì chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa đã thuộc về Trung Quốc hoặc Philippines từ trước rồi, không còn để cho CHXHCNVN thừa kế nữa.
Ý tưởng sai lầm đó có nghĩa kết liễu chủ quyền Việt Nam vào năm 1976 với hứa hẹn làm cho nó tái sinh sau hơn 35 năm bằng cách tuyên bố “thừa kế di sản VNCH”, một hứa hẹn sẽ không bao giờ hiện thực
Ý tưởng đó cũng là ngược với thực tế. Trên thực tế, gần như không nước nào
trên thế giới cho rằng CHXHCNVN chưa thừa kế vùng lãnh thổ hay quyền chủ quyền
nào đó từ VNCH, gián tiếp qua CHMNVN, kể cả những khu vực có tranh chấp với
Lào, CPC, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, thậm chí cả với Trung
Quốc. Không có lý do hợp lý để cho người Việt lại cho rằng Việt
Ý tưởng cần tuyên bố cắt đứt với VNDCCH nhằm vô hiệu hóa những điều bất lợi
về Hoàng Sa, Trường Sa cũng không có cơ sở trong luật quốc tế. “Cắt đứt” với
VNDCCH, một chính thể vốn không còn tồn tại, hay không là một vấn đề nội bộ của
Việt
Để Việt
Ý tưởng 4: Tuyên bố hủy công hàm Phạm Văn Đồng
Công hàm năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng vẫn còn là điều gây tranh cãi
Đây là một biện pháp bất lợi cho Việt
Hiện nay câu hỏi “CHPVĐ có gây ra nghĩa vụ ràng buộc cho CHXHCNVN liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa hay không?” là một vấn đề còn tranh cãi. Nếu Quốc hội Việt Nam chính thức tuyên bố hủy CH đó, thì tuyên bố đó có thể bị cho là gián tiếp công nhận rằng nó có gây ra nghĩa vụ pháp lý cho CHXHCNVN có cho tới ngày nó bị hủy - vì nếu nó không gây ra nghĩa vụ pháp lý nào cho CHXHCNVN thì tại sao cần hủy?
Sự công nhận gián tiếp đó là bất lợi cho Việt
***
Tóm lại, Việt Nam cần công khai yêu cầu Trung Quốc ra tòa,cũng như cần lập luận rằng CHXHCNVN đã có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa ngay từ 1976 và CHPVĐ đã không làm cho mất chủ quyền đó vào tay Trung Quốc. Nếu không bảo vệ thành công quan điểm đó thì bây giờ có tuyên bố thừa kế, cắt đứt, hủy, cũng sẽ vô tác dụng. Nếu bây giờ tuyên bố thừa kế, cắt đứt, hủy, thì chỉ có thể phản tác dụng.
Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, thành viên nhóm Nghiên cứu Biển Đông và có sự góp ý của Phạm Thanh Vân.