Sắp xuất hiện cơn bão kéo dài 2 năm trên Biển Đông

27 Tháng Mười Hai 20187:49 CH(Xem: 9831)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ SÁU 28 DEC 2018


Sắp xuất hiện cơn bão kéo dài 2 năm trên Biển Đông


Chí Nhân


/12/2018  Thanh Niên Online


Một áp thấp nhiệt đới sắp di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành bão. Đây sẽ là cơn bão kéo dài trong hai năm và ảnh hưởng tới khu vực cực Nam của Tổ quốc.


image016

Sơ đồ đường đi và vị trí áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông. Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia


Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết: Hiện nay, một áp thấp nhiệt đới cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 370 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.


Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km, sau 72 giờ tới có thể vào Biển Đông sau đó có khả năng mạnh lên thành bão. Đến trưa 30.12, vị trí tâm bão cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 240 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.


Cảnh báo: Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở vịnh Bắc bộ và khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9; biển động mạnh và có khả năng kéo dài 5-7 ngày tới.


Từ ngày 29.12, ở vùng biển ngoài khơi Trung bộ, Nam bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8 biển động; khu vực giữa Biển Đông từ khoảng đêm 29.12 do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão nên gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10 biển động mạnh.


Quá bất thường


Chuyên gia Lê Thị Xuân Lan cho biết thêm: Theo các mô hình dự báo của Mỹ và Nhật áp thấp này sẽ mạnh lên thành bão. Khả năng sẽ quét ngang Mũi Cà Mau hoặc lệch xuống phía nam Mũi Cà Mau một chút. Nguyên nhân là do không khí lạnh có cường độ mạnh tràn về dồn dập đẩy tâm bão lệch về phía nam. Cơn bão này cũng sẽ gây mưa trái mùa trên diện rộng ở khu vực Nam bộ.


image015

Các mô hình dự báo của Mỹ, Nhật cho rằng áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão và ảnh hưởng khu vực Mũi Cà Mau . Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia


Khoảng ngày 29.12 bão sẽ vào tới Biển Đông và di chuyển ngang khu vực Mũi Cà Mau khoảng ngày 3.1.2019. Như vậy đây là cơn bão hiếm hoi nằm trong khoảng thời điểm nhạy cảm khi kéo dài trong 2 năm.


Sự bất thường của cơn bão chính là thời điểm xuất hiện của nó. Thường thì thời điểm này rất hiếm khi xuất hiện bão. Đây là hiện tượng thời tiết cực đoan trong lịch sử ngành khí tượng. Song các hình thái thời tiết dị thường lại xuất hiện với tầng suất ngày một nhiều hơn trong vài năm gần đây.


Mặt khác, khu vực mà khả năng bão đi ngang là Mũi Cà Mau hoặc lệch về phía nam. Đây là vùng biển êm và vào mùa này ngư dân thường đi đánh bắt xa bờ. Khi bão đi ngang khu vực này dự báo vẫn còn cường độ mạnh. Chính vì vậy cần cảnh báo sớm để đề phòng những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

05 Tháng Giêng 2016(Xem: 12198)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14535)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13343)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13037)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15793)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12381)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn