Chiến hạm Mỹ lại băng qua eo biển Đài Loan, đi đâu?

23 Tháng Mười 20188:23 CH(Xem: 12591)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ TƯ 24 OCT 2018


image038

Chiến hạm Mỹ lại băng qua eo biển Đài Loan, đi đâu?


Mỹ cử chiến hạm đi qua eo biển Đài Loan, công khai thách thức Bắc Kinh

image039

Ảnh minh họa: Khu trục hạm Mỹ lớp Arleigh Burke USS Curtis Wilbur (DDG 54) nhân một cuộc tập bắn tên lửa ngày 23/03/2014 trong khuôn khổ đợt thao diễn Multi-Sail 2014 tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.US NAVY


Mỹ đã cho hai chiến hạm băng qua eo biển Đài Loan vào hôm qua, 22/10/2018 trong một chiến dịch được mệnh danh là bảo vệ tự do hàng hải. Bắc Kinh đã lập tức bày tỏ thái độ « quan ngại sâu sắc » và yêu cầu Washington « cẩn thận » trong vấn đề Đài Loan.


Theo đại tá Rob Manning, một phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ, hai chiếc khu trục hạm USS Curtis Wilbur và tuần dương hạm USS Antietam, đã thực hiện một chuyến quá cảnh thường lệ qua eo biển Đài Loan để chứng tỏ « quyết tâm của Mỹ trong việc duy trì một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở ».


Theo hãng tin Pháp AFP, đây là lần thứ hai trong vòng ba tháng mà tàu chiến Mỹ thực hiện chiến dịch được mệnh danh là « bảo vệ quyền tự do hàng hải » tại eo biển chỉ rộng 180 km nằm giữa Đài Loan và Trung Quốc.


Trả lời đài truyền hình Mỹ CNN, một số quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ là nhiều tàu chiến Trung Quốc đã bám theo hai chiến hạm Mỹ, nhưng giữ một khoảng cách an toàn.


Chuyến tuần tra của chiến hạm Mỹ qua eo biển Đài Loan đã được Đài Bắc hoan nghênh, nhưng lại bị Bắc Kinh đả kích.


Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết là Bắc Kinh đã bày tỏ thái độ « quan ngại sâu sắc » đối với phía Mỹ, vì « vấn đề Đài Loan liên quan đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc ».


Bà Hoa Xuân Oánh cũng cho rằng Mỹ cần phải « tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc một nước Trung Hoa (và) xử lý cẩn thận các vấn đề liên quan đến Đài Loan một cách thích hợp ».


Còn thủ tướng Đài Loan cũng hôm nay cho biết trong một phiên họp Quốc Hội là Đài Loan tôn trọng quyền quá cảnh các vùng biển quốc tế của tàu Mỹ. Ông đồng thời hoan nghệnh « các nỗ lực khác nhau của Mỹ trong việc duy trì hòa bình ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương ».


Theo AFP, động thái cho chiến hạm đi ngang eo biển Đài Loan đã lại khiến cho quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng thêm lên vào lúc hai nước đang đối đầu với nhau trên một loạt vấn đề khác, từ thương mại, Tân Cương, cho đến Biển Đông.(theoTrọng Nghĩa 23-10-2018)
26 Tháng Chín 2017(Xem: 11003)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12327)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10797)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12334)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11052)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11080)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?