Đài Loan tung tiêm kích và chiến hạm theo dõi chiến hạm TQ

26 Tháng Sáu 20187:30 CH(Xem: 10375)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ TƯ 27 JUNE 2018


Mặt trận Đông Hải thời ông Trump


Đài Loan tung tiêm kích và chiến hạm theo dõi chiến hạm TQ

image028

Chiến đâu cơ F-5 của Đài Loan xuất phát từ căn cứ không quân Đài Đông (Taitung) ngày 30/01/2018. Ảnh minh họaREUTERS/Tyrone Siu


Thêm một dấu hiệu về quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan : Chính quyền Đài Bắc hôm qua 23/06/2018 xác nhận là đã tung chiến đấu cơ và chiến hạm ra để theo dõi hai chiếc tàu chiến Trung Quốc đã đi ngang qua eo biển Đài Loan để xuống Biển Đông.


Trong một thông báo, bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết là một khu trục hạm thuộc lớp 052C và một hộ tống hạm lớp 054A đã đi chuyển trên biển khơi sát vùng lãnh hải phía Đông Đài Loan, trước khi đi ngang qua eo biển Ba Sĩ ở phía Nam Đài Loan hướng xuống vùng Biển Đông vào hôm thứ Sáu 22/06.


Thông báo đã nêu bật phản ứng của phía Đài Loan : « Chúng tôi đã lập tức tung máy bay và tàu hải quân ra để giám sát hoạt động của các tàu chiến (Trung Quốc) theo đúng quy định của chúng tôi ».


Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, nhật báo tiếng Hoa Liên Hợp Báo tại Đài Loan hôm 22/06 đã tiết lộ rằng tàu khu trục Tế Nam (Jinan) và hộ tống hạm Hoàng Cương (Huanggang) của Trung Quốc đã đi vào eo biển Đài Loan từ tuần trước, bên trong vùng nhận diện phòng không của Đài Loan, lưu lại gần hòn đảo hơn một tuần trước khi di chuyển về hướng Biển Đông hôm 22/06.


Việc Trung Quốc khiêu khích Đài Loan, kéo theo phản ứng kiên quyết của Đài Bắc diễn ra vài hôm trước lúc bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis chuẩn bị ghé Trung Quốc trong một chuyến thăm đầu tiên kể từ ngày ông lên đứng đầu Lầu Năm Góc.


Theo giới quan sát, nhân chuyến công du dự trù vào tuần tới, chắc chắn ông Mattis sẽ đề cập với phía Trung Quốc về hai hồ sơ đang có bất đồng giữa hai nước : Đài Loan và Biển Đông.


Theo các nguồn tin báo chí trong thời gian gần đây, Mỹ đang cân nhắc khả năng cho tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan và gia tăng việc bán vũ khí cho Đài Loan trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường tập trận xung quanh hòn đảo này với sự tham gia của cả oanh tạc cơ chiến lược H-6K./ (Trọng Nghĩa 24-06-2018)
26 Tháng Chín 2017(Xem: 10985)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12303)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10773)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12320)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11032)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11065)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?