Nhật Bản lập lữ đoàn đổ bộ phản ứng nhanh trước mối đe dọa từ Trung Quốc

08 Tháng Tư 20187:36 CH(Xem: 10543)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ HAI 09 APRIL 2018


Nhật Bản lập lữ đoàn đổ bộ phản ứng nhanh trước mối đe dọa từ Trung Quốc


Hồng Thủy

08/04/18


(GDVN) - Đây là thay đổi lớn nhất của quân đội Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới II, do lo ngại Trung Quốc chiếm quần đảo Senkaku ở Hoa Đông.


Reuters ngày 7/4 đưa tin, Nhật Bản hôm thứ Bảy đã kích hoạt lữ đoàn thủy quân lục chiến phản ứng nhanh đầu tiên của mình kể từ khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc để đối phó với kẻ xâm lược các hòn đảo dọc theo bờ biển Hoa Đông mà Tokyo lo ngại.


Trong một buổi lễ tổ chức tại căn cứ quân sự gần Sasebo quận Nagasaki, khoảng 1500 thành viên lữ đoàn thủy quân lục chiến phản ứng nhanh mặc quân phục dã chiến đã tham gia sự kiện này.


Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomohiro Yamamoto phát biểu:


"Với tình hình quốc phòng và an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên khó khăn, việc bảo vệ các đảo của chúng ta đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng."


image007

Lữ đoàn thủy quân lục chiến phản ứng nhanh Nhật Bản diễn tập ngày 7/4. ảnh: The Japan Times


Trước các nhà quan sát và truyền thông, lữ đoàn này đã tiến hành một bài tập 20 phút với nội dung tái chiếm một hòn đảo xa xôi từ kẻ xâm lược.


Lữ đoàn này là thành viên mới nhất của lực lượng thủy quân lục chiến đang phát triển, được trang bị tàu sân bay trực thăng, tàu đổ bộ, máy bay Osprey và xe lội nước tấn công với biên chế 2100 quân.


Mục tiêu của các động thái này là nhằm ngăn chặn Trung Quốc đẩy nhanh việc tiếp cận Tây Thái Bình Dương trong bối cảnh Bắc Kinh đang chiếm ưu thế trên Biển Đông và vượt qua Nhật Bản về ngân sách chi cho quân sự.


Năm 2018, Bắc Kinh sẽ chi hơn 1,1 ngàn tỉ nhân dân tệ (176,5 tỉ USD) cho lực lượng vũ trang, lớn gấp 3 lần con số của Nhật Bản.


Không quân Nhật Bản cũng đang muốn có máy bay chiến đấu thế hệ 5, F-35B hoạt động trên tàu sân bay trực thăng Izumo và Ise, hoặc từ các đảo dọc theo biển Hoa Đông.


Trong khi đó lục quân Nhật Bản muốn có các tàu đổ bộ cỡ nhỏ khoảng 100 mét để vận chuyển quân và thiết bị giữa các hòn đảo hoặc từ tàu vào đất liền. [1]


Tờ Manichi ngày 7/4 cho biết, từ lâu Nhật Bản đã miễn cưỡng cho phép lực lượng phòng vệ của mình hoàn toàn có khả năng tiến hành các hoạt động quân sự đổ bộ địa bàn đối thủ chiếm đóng.


Tuy nhiên, việc xây dựng một đơn vị đổ bộ dường như đã ít gây tranh cãi hơn do những quan ngại về việc Trung Quốc mở rộng các hoạt động quân sự trên biển và trên không. [2]


Theo tạp chí The Diplomat ngày 29/3, thì lữ đoàn thủy quân lục chiến phản ứng nhanh này được thành lập ngày 27/3/2018, và đây là cải cách quan trọng nhất của quân đội Nhật Bản kể từ năm 1954. [3]


Tài liệu tham khảo:


[1]https://www.japantimes.co.jp/news/2018/04/07/national/japan-holds-kickoff-ceremony-nations-first-full-fledged-rapid-deployment-amphibious-force/#.WslC1ohubIU


[2]https://mainichi.jp/english/articles/20180407/p2g/00m/0dm/072000c


[3]https://thediplomat.com/2018/03/the-meaning-of-japans-new-amphibious-rapid-deployment-brigade-launch/


Hồng Thủy
26 Tháng Chín 2017(Xem: 10995)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12317)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10779)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12324)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11043)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11071)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?