Senkaku: Cửa ngõ đưa Trung Quốc ra Thái Bình Dương cạnh tranh với Mỹ

22 Tháng Hai 20186:30 CH(Xem: 9435)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ  SÁU 23  FEB  2018


Senkaku: Cửa ngõ đưa Trung Quốc ra Thái Bình Dương cạnh tranh với Mỹ


image016Senkaku/Điếu Ngư : Vùng tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc.Reuters


Trung Quốc không ngừng xâm nhập vào vùng lãnh hải Nhật Bản từ 6 năm nay. Trước sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh trong khu vực, mà Tokyo coi là mối đe dọa, Nhật Bản sẵn sàng triển khai lực lượng bộ binh trên hòn đảo Ishigaki, cách 170km quần đảo Senkaku bị Trung Quốc đòi chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Đây chính là « những hòn đảo gây căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc ».


Theo đặc phái viên Dorian Malovic của nhật báo Công giáo La Croix, cuộc sống của 50.000 dân trên hòn đảo du lịch nổi tiếng sẽ phải quen với sự hiện diện quân sự của lực lượng phòng vệ Nhật Bản từ giờ đến 2 năm nữa. Vì « những hành động khiêu khích không ngừng của Trung Quốc trong lãnh hải thuộc chủ quyền của chúng tôi chỉ làm gia tăng căng thẳng », theo phát biểu của ông Yoshitaka Nakayama, thị trưởng Ishigaki. Cụ thể là cách đây vài tháng, tầu sân bay Liêu Ninh (Liaoning) của Trung Quốc đã đi qua vịnh Miyako, và vào tháng 01/2018, một tầu ngầm Trung Quốc đã xuất hiện gần Ishigaki.


Nhật quốc hữu hóa Senkaku, Trung Quốc đòi chủ quyền ở Điếu Ngư


Quần đảo trở thành chủ đề tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh từ năm 2012, sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa Senkaku. Giải thích với nhà báo của La Croix, nhà sử học Kuniyoshi Makomo, ở Naha, thủ phủ của Okinawa, khẳng định chủ quyền của Nhật Bản với quần đảo Senkaku : « 5 hòn đảo và 3 bãi đá trong quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) được ngư dân trong vùng biết đến từ thế kỷ XVI. Nhưng chính người Nhật đến sinh sống ngay từ năm 1885 để đánh bắt và thu lượm lông chim hải âu ».


Ngay năm 1879, Nhật Bản đã sáp nhập quần đảo Ryukyu (trong đó có quần đảo Senkaku) và sau trở thành tỉnh Okinawa. Trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương, Senkaku bị người Mỹ sáp nhập và trở thành trường huấn luyện và mục tiêu của các chiến dịch hải quân. Quần đảo được trả lại cho Tokyo vào năm 1972. Chính vì vậy, thị trưởng Ishigaki khẳng định « kiên quyết bảo vệ việc quần đảo Senkaku thuộc về lãnh thổ Nhật Bản, theo luật pháp quốc tế ». Đồng thời, ông cũng quan ngại trước « các vụ thâm nhập hàng hải của Trung Quốc, không ngừng tăng kể từ năm 2012 và sẽ còn tăng thêm vì Trung Quốc muốn dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng ».


Ngoài nguồn tài nguyên dồi dào (dầu lửa và khí đốt) song chưa được kiểm chứng, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lên nắm quyền từ năm 2012, nhận thấy cơ hội theo đuổi chiến lược bành trướng chiến lược ở biển Hoa Đông, nơi trở thành cửa ngõ hàng hải hướng đến vùng Thái Bình Dương, để trở thành một cường quốc cạnh tranh với Hoa Kỳ./( Thu Hằng 21-02-2018)
26 Tháng Chín 2017(Xem: 10972)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12292)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10753)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12302)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11023)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11058)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?