Cơ hội và thách thức trên Biển Đông năm 2018, ứng xử của Việt Nam

03 Tháng Giêng 20187:43 CH(Xem: 11500)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG / HOA ĐÔNG  - THỨ  NĂM  04 JAN  2018


image031

Vị Trí đảo Song Tử Tây (VN) và Song Tử Đông (PHI). Hải đồ VĂN HÓA


Cơ hội và thách thức trên Biển Đông năm 2018, ứng xử của Việt Nam


Hồng Thủy


03/01/18


 (GDVN) - Với thế và lực của các nước nhỏ, chỉ nên xử lý vấn đề đối tượng trên cái nền đối tác.


Biển Đông “dậy sóng” hay “yên ả” phần lớn phụ thuộc vào 2 tay chơi Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đồng thời điều này cũng phụ thuộc vào lựa chọn và ứng xử của các quốc gia nhỏ trong khu vực.


Chỉ cần “hớ hênh” một chút, là có thể rơi vào thảm cảnh như Philippines mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough trong cuộc khủng hoảng tháng 4/2012.


Trung Quốc đã quân sự hóa cơ bản các cấu trúc địa lý mà họ chiếm đóng bất hợp pháp trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, xu hướng này sẽ vẫn còn tiếp tục năm 2018.


Mỹ cũng khó có thể làm gì hơn để thay đổi cục diện này, bởi nếu thực sự muốn làm, thì Washington đã phải ngăn chặn từ trong trứng nước. 


Nhưng phản ứng của Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng Crimea đã khiến Bắc Kinh đo lường và dự báo chính xác thái độ của Washington trong vấn đề Biển Đông.


Những điều này sẽ tác động như thế nào đến các nước nhỏ trong khu vực Đông Nam Á, nhất là Việt Nam? Và chúng ta nên chuẩn bị cho các tình huống nào có thể xảy ra trên Biển Đông trong năm 2018?


Những bình luận của học giả quốc tế về tác động, ảnh hưởng của các diễn biến mới trên Biển Đông đến Việt Nam


Trong bài báo đăng ngày 28/12/2017, Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi với Giáo sư Carl Thayer:


Trong khi chiến lược an ninh của ông Donald Trump bao gồm ưu tiên thúc đẩy tầm ảnh hưởng của Mỹ, điều quan trọng là Washington sẽ ứng xử ra sao ở Biển Đông - khu vực Trung Quốc đang hăng hái nhất? 


Và trong khi tư tưởng "Nước Mỹ trên hết" là sợi chỉ xuyên suốt của chiến lược này, nó có mâu thuẫn với các hoạt động cam kết, xây dựng năng lực cho đồng minh của Mỹ tại Biển Đông hay không?


Vị chuyên gia am tường các vấn đề chính trị khu vực châu Á -  Thái Bình Dương nói chung, Biển Đông nói riêng đưa ra nhận xét của mình:


Chiến lược An ninh quốc gia mới của Mỹ chứa đựng những mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn ấy lại nhấn mạnh quan điểm muốn các nước khác hướng về Mỹ với trọng tâm là giá trị và sự lãnh đạo của Mỹ. 


Nói cách khác, nâng cao ảnh hưởng của Mỹ trong trường hợp này tức là ông Trump muốn sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ có thể chi phối các quốc gia khác, khiến họ làm theo những gì Mỹ muốn.


Chiến lược An ninh quốc gia của Mỹ cũng đề cập tới Việt Nam cùng Indonesia, Malaysia và Singapore (theo đúng trật tự như thế), như những đối tác đang phát triển về kinh tế và an ninh.


Chính quyền ông Trump nhiều khả năng không phản ứng mạnh với các hoạt động cải tạo và quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc, do đồng minh Philippines sẽ không đương đầu mạnh mẽ với Bắc Kinh.


Tuy nhiên, Chiến lược An ninh quốc gia Mỹ vẫn chú trọng duy trì luật pháp quốc tế, cũng như khẳng định vai trò lãnh đạo trong việc duy trì trật tự dựa trên sự tôn trọng dành cho chủ quyền các nước và đây là "một cam kết đáng tin cậy đối với Việt Nam". 


Báo Tuổi Trẻ cũng dẫn lời ông Colin Willett, cựu Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á trong Hội đồng An ninh Mỹ nhận xét:


"Chắc chắn Biển Đông là nguồn xung đột tiềm năng của Mỹ và Trung Quốc nếu quan hệ song phương xấu đi, nhưng đến nay nó chưa là chính của ông Donald Trump.


Việt Nam tiếp tục là một đối tác quan trọng và ngày càng phát triển trong an ninh và kinh tế của Mỹ." [1]


image032

Giáo sư Alexander L. Vuving (Vũ Hồng Lâm), ảnh: VOV.


Báo Thanh Niên ngày 31/12/2017 dẫn lời Giáo sư Alexander Vuving (Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ) nhấn mạnh: 


“Các hoạt động xây dựng cơ sở, công trình và triển khai vũ khí, khí tài quân sự trên các vị trí mà Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn nằm trong chiến lược nhất quán của họ tại Biển Đông. 


Một chủ trương lớn trong chiến lược này là biến các vị trí chiếm đóng thành căn cứ hậu cần và căn cứ quân sự tiền phương, tạo bàn đạp cho các phương tiện như máy bay, tàu nổi, tàu ngầm của Trung Quốc tỏa ra thống lĩnh vùng trời và vùng biển ở Biển Đông”. 


Theo ông, Trung Quốc không đi quá nhanh nhằm tránh gây ra sự phản kháng mạnh mẽ, nhưng vẫn duy trì các bước đi ở một tốc độ vừa phải, đủ để không làm ảnh hưởng đến các dự án lớn khác như sáng kiến Vành đai và Con đường.


Giáo sư Leszek Buszyns (Đại học Quốc gia Úc) dự đoán Trung Quốc đang muốn có một COC không gây bất lợi cho mình và tiếp tục lôi kéo Philippines xa rời Mỹ nên có thể sẽ không gây ra biến động lớn trên biển trong năm 2018.


Nhận định về các động thái của Mỹ, các nhà quan sát chỉ ra rằng Chiến lược an ninh quốc gia do Tổng thống Donald Trump công bố hôm 18.12 nhấn mạnh nước này “sẽ củng cố cam kết về tự do của các vùng biển và giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ và hàng hải theo luật pháp quốc tế”.


Theo Giáo sư Buszynski, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tuần tra nhằm duy trì tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông nhưng khó có thể đi xa hơn. 


“Mỹ muốn Trung Quốc hợp tác đối phó Triều Tiên nên ông Trump sẽ không đi quá xa trong vấn đề Biển Đông”, ông Buszynski phân tích. [2]


Các quốc gia trong khu vực cũng như Việt Nam nên ứng xử ra sao?


Như đã phân tích trong bài viết trước, tham vọng và toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông không thay đổi, còn phương thức của họ thì rất linh hoạt. 


Sau khi tấn công đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, họ sẵn sàng chờ thời cơ thích hợp để 14 năm sau, họ cất quân đánh chiếm 6 cấu trúc địa lý ở Trường Sa.


2 trường hợp này Việt Nam đều đang rơi vào tình huống rất ngặt nghèo về đối nội cũng như đối ngoại.


24 năm sau khi chiếm 6 cấu trúc địa lý ở Trường Sa của Việt Nam, họ mới lại lợi dụng một tình huống “hớ hênh” của Philippines để chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough.


Nay ngoại trừ Scarborough tạm thời chưa bị quân sự hóa, những cấu trúc địa lý còn lại đều đã, đang trở thành những pháo đài quân sự trên Biển Đông.


Hoa Kỳ và Liên Xô trước đây, Nga ngày nay không làm gì cả.


Nga hiện nay là nhà cung cấp vũ khí cho cả Trung Quốc lẫn một số nước khác bị Trung Quốc nhảy vào tranh chấp trên Biển Đông.


Tổng thống Donald Trump thì không ngại hỏi thẳng, chào hàng vũ khí khi thăm chính thức Việt Nam sau chuyến tham dự APEC 2017.


Tăng cường tiềm lực phòng thủ, năng lực tác chiến bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn là nhiệm vụ trọng yếu.


Nhưng tiềm lực phòng thủ và năng lực tác chiến ấy nên xây dựng trên nền tảng sức mạnh tổng hợp, đặc biệt là kinh tế và giải quyết ổn thỏa các vấn đề đối nội, đối ngoại.


Còn nếu hiểu tiềm lực phòng thủ và năng lực tác chiến thuần túy chỉ là mua vũ khí, e rằng khó có quốc gia nào trong khu vực chạy đua nổi với Trung Quốc.


Chúng tôi cho rằng, xét về mặt tương quan lực lượng, chỉ có duy trì hiện trạng, giữ gìn hòa bình ổn định, tăng cường hợp tác trong khu vực là lựa chọn khả dĩ hơn cả cho các nước nhỏ ven Biển Đông.


Cho dù hiện trạng mới này không hề dễ chịu, khi Trung Quốc đã và đang tiếp tục quân sự hóa các cấu trúc địa lý họ chiếm đóng trái phép.


Còn nếu đẩy căng thẳng lên cao, Philippines có thể không chỉ mất quyền kiểm soát Scarborough vĩnh viễn, mà một pháo đài khung khiếp có thể mọc lên. 


Việt Nam có thể bị đặt vào tình thế rất ngặt nghèo tại những cấu trúc địa lý đang đóng giữ, đặc biệt là các bãi cạn nằm sâu trong thềm lục địa phía Nam.


Do đó, đối thoại và nỗ lực tìm cách đối thoại, giữ hòa bình ổn định để canh tân đất nước, tăng cường phòng thủ, đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế thiết nghĩ nên là ưu tiên lựa chọn lúc này.


image033

Hải quân Nhân dân Việt Nam diễn tập phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ảnh: Tuoitre News.


Như vậy Biển Đông bình yên hay dậy sóng không chỉ là cuộc chơi giữa 2 siêu cường Mỹ - Trung, mà còn phụ thuộc rất lớn vào cách ứng xử của các nước nhỏ.


Philippines đã thắng vẻ vang trong vụ kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 ở Biển Đông.


Nhưng Tổng thống Rodrigo Duterte đã rất nhanh trí và nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận, để kéo Trung Quốc lại, chứ không phải đẩy họ vào thế đối đầu.


Philippines vẫn hợp tác với Hoa Kỳ, nhưng không tạo cho Bắc Kinh cảm giác lo lắng vì Manila "theo Mỹ kiềm chế Trung Quốc". Đó là cái giỏi của ngài Rodrigo Duterte.


Và Nhà Trắng cũng không vì những lời lẽ "chua ngoa" ông chủ Điện Manacanang dành cho cựu Tổng thống Barack Obama mà thay đổi quan hệ đối ngoại với Philippines.


Hiện tại, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc triển khai sáng kiến Vành đai và Con đường.


Cho dù có nhiều câu hỏi đặt ra, nhưng chúng tôi cho rằng, các nước nhỏ trong khu vực bao gồm Việt Nam nên chủ động tiếp cận và tìm hiểu thấu đáo, tìm kiếm các cơ hội hợp tác.


Tất nhiên chúng ta không quên bảo lưu những quyền và lợi ích hợp pháp về chủ quyền, an ninh quốc gia.


Với thế và lực của các nước nhỏ, chỉ nên xử lý vấn đề đối tượng trên cái nền đối tác.


Và trong quan hệ quốc tế, chơi với bất kỳ quốc gia nào, bản thân mình cũng phải tự xây dựng hệ miễn dịch vững mạnh. Singapore là một tấm gương rất đáng học hỏi về điều này.


image034

Tiến sĩ Vũ Cao Phan, ảnh do nhân vật cung cấp.



Chúng tôi rất tâm đắc với phát hiện của Tiến sĩ Vũ Cao Phan về Biển Đông trong Báo cáo Chính trị Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc mà Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố.


"Đứng trên mảnh đất bao la với hơn 9,6 triệu km2 và 1,3 tỉ người dân Trung Quốc…" [3]


Nghĩa là ông Tập Cận Bình thừa nhận Trung Quốc có 9,6 triệu km2, gồm 9.596.960 km2 đất liền cộng với 270.500 km2 lãnh hải mà thôi.


Vậy mà nhiều người Trung Quốc cứ khăng khăng rằng Trung Quốc còn gần 3 triệu km2 Biển Đông.


Một nữ nghiên cứu viên của Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây còn lập luận rất… nước lớn, rằng "Trung Quốc đông dân, không lẽ chỉ có 270.000 km2 mặt biển sao?"


Với Đường chín đoạn, ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải, vào năm 2013 trả lời chính dư luận Trung Quốc đã khẳng định một năm sau đó sẽ có được sự lập lý vững chắc thì đến nay, nhiều "một năm nữa" đã trôi qua.


Không cần đề cập thêm những xung đột từng gây căng thẳng theo chu kỳ, chỉ như vậy cũng đã thấy Biển Đông là câu chuyện sóng gió nhất trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.


Vậy các nhà ngoại giao, các nhà đàm phán, các học giả Việt Nam khi đàm phán, gặp gỡ, tiếp xúc các đối tác Trung Quốc, nên tranh thủ những phát hiện này để trao đổi với họ.


Tài liệu tham khảo:


[1]https://thanhnien.vn/the-gioi/bien-dong-tiem-an-o-bien-dong-919373.html


[2]https://thanhnien.vn/the-gioi/bien-dong-tiem-an-o-bien-dong-919373.html


[3]http://www.gov.cn/zhuanti/2017-10/27/content_5234876.htm


Hồng Thủy
26 Tháng Tư 2015(Xem: 14721)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18483)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
19 Tháng Tư 2015(Xem: 17947)
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 14984)
Kỳ 1: "Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối.""Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 17004)
Địa đạo phòng thủ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam đóng giữ. Ảnh LKT
09 Tháng Tư 2015(Xem: 15608)
Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 18052)
Mỗi lần ngồi lại viết về Biển Đông là một lần trầm lự trước Biển Đông, vì tôi vẫn mãi thao thức với câu hỏi: Tại sao sở hữu Biển Đông là giấc mộng của Hán Tộc, là thiên chức của các nhà lãnh đạo Trung Hoa bất kể Quân Chủ, Phong Kiến, Quốc Gia hay Cộng sản?
29 Tháng Ba 2015(Xem: 14768)
"Nhà lãnh đạo của Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Tư phát biểu rằng những nước có ảnh hưởng trực tiếp nên giải quyết vấn đề này với nhau".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 14392)
"Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền"."Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện..." "Hồng Lỗi yêu cầu Hoa Kỳ “sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ”.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 14779)
Theo tác giả Harry J. Kazianis thì nhân vật có thể khiến cho biển Đông sôi sùng sục không ai khác ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc lên vị thế thống trị ở vùng biển này nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine... Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là A2/AD (Vùng không được tiếp cận - "Anti-Access, Area Denial"), Trung Quốc đang dần tạo ra những điều kiện khiến cho các lực lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các đồng minh khác bị tổn thất nặng một khi xảy ra xung đột ở các chuỗi đảo... một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở khu vực biển Đông... "
17 Tháng Ba 2015(Xem: 21641)
Chiến lược "3 bước lấn tới" của Trung Quốc là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16364)
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”, rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác” trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”, mới đây Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc”.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16545)
Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 19314)
Bãi Cỏ Rong, một vùng được cho là có tiềm năng dầu khí khả quan, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ở phía tây đảo Palawan. Từ năm 2010, chính quyền Manila đã trao quyền thăm dò vùng Bãi Cỏ Rong cho Forum Energy PLC, một tập đoàn Anh-Philippines, và vào giữa năm ngoái đã gia hạn quyền này cho đến giữa tháng Tám 2016. Vấn đề được đặt ra trong thời gian gần đây, là chính Forum Energy đã mở thương thuyết với tập đoàn dầu khí Nhà nước Trung Quốc CNOOC về khả năng đồng khai thác khu vực.