Tembin tan dần trên biển Cà Mau

26 Tháng Mười Hai 20176:48 CH(Xem: 11316)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ  TƯ  27  DEC  2017


Tembin tan dần trên biển Cà Mau


Zing 26/12/2017


Sáng 26/12, bão số 16 - Tembin tan trên vùng biển phía nam Cà Mau. Thời tiết khu vực cực nam tạnh ráo, người dân bắt đầu trở lại nhịp sinh hoạt bình thường.


9h sáng 26/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phát tin cuối cùng về cơn bão số 16 - Tembin.


Theo đó, sáng sớm nay, sau khi đi vào vùng biển phía nam Cà Mau, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 16) đã tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. 



Lúc 7h, trung tâm vùng áp thấp trên vùng biển phía nam Cà Mau với sức gió mạnh nhất dưới cấp 6 (dưới 40 km/h). 


image008


Toàn bộ đường đi của bão số 16 - Tembin từ lúc hình thành đến lúc tan. Ảnh: NCHMF.


Ngày và đêm nay, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng tây, suy yếu và tan dần. 


Sáng cùng ngày, người dân Cà Mau cũng đã từ nơi tránh trú trở về nhà và bắt đầu nhịp sinh hoạt bình thường. Thời tiết khu vực này tạnh ráo, có nắng.


Trước đó, do ảnh hưởng của bão số 16, trong tối và đêm 24/12 ở quần đảo Trường Sa đã có gió mạnh cấp 11-13, giật cấp 14-15; trong đó tại đảo Trường Sa và Huyền Trân đã quan trắc được gió mạnh cấp 11, gió giật cấp 14. 


image009Người dân được sơ tán an toàn, tránh bão tại điểm tập trung của Trường THPT Nguyễn Trung Trực (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) chiều tối 25/12. Ảnh: Minh Anh.


Hình thành ngoài khơi Philippines vào ngày 21/12, bão Tembin sau khi quét qua quốc đảo này đã khiến 200 người chết, hơn 160 người mất tích.


Đêm 23/12, bão Tembin đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão thứ 16 trên vùng biển này trong năm 2017. 


Chợ Đất Mũi nhộn nhịp trở lại sau bão


Sáng 26/12, chợ Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) nhộn nhịp người mua bán trở lại, người dân trú bão trở về nhà.


image007


Bão: Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển. Bão có nhiều loại, nhưng ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới. Bão nhiệt đới là một trong các phân loại của xoáy thuận nhiệt đới, đặc trưng bởi một trung tâm có áp suất thấp, gió mạnh và cấu trúc mây dông xoắn ốc tạo ra mưa lớn. Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão. Ở nước ta, mùa bão thường bắt đầu từ miền Bắc vào tháng 5,6 và di chuyển vào miền Nam cho đến hết tháng 12. Ba tháng 9,10 và 11 thường có nhiều cơn bão nhất. Trung bình, hàng năm có từ 4 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào bờ biển nước ta.


Bạn có biết: Trên thế giới, bão thường mang tên phụ nữ và sau này cả tên nam giới, xoay vòng theo chu kỳ 6 năm (khi một cơn bão gây thiệt hại lớn, tên của nó sẽ được loại bỏ ra khỏi hệ thống đặt tên). Khu vực tây bắc Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam), bão có nhiều tên mới lạ của hoa lá, động vật, chim, thậm chí cả món ăn như Trami, Halong, Damrey (Con voi), Saola...

26 Tháng Chín 2017(Xem: 11006)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12331)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10800)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12341)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11057)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11087)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?