ExxonMobil với hơn 100 năm vươn tới "ngôi vương" ngành dầu mỏ

06 Tháng Bảy 201711:53 CH(Xem: 10663)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ  SÁU 07 JULY  2017


ExxonMobil với hơn 100 năm vươn tới "ngôi vương" ngành dầu mỏ


image012

Ngoại trưởng Rex Tillerson, nguyên Tổng Giám đốc điều hành (CEO) Exxon và Mobil.


Kim Dung


(Tổng hợp)


03/07/2017


ExxonMobil ra đời là kết quả của thương vụ sáp nhập giữa Exxon và Mobil vào ngày 30/11/1999, đóng trụ sở tại Irving, Texas.


Cả hai công ty này đều là "hậu duệ" của Standard Oil (Mỹ) thành lập vào năm 1870 bởi John Davison Rockefeller.


Rockefeller sinh ngày 8/7/1839 tại Richford, New York. Ngay từ nhỏ, ông đã biết cách kiếm tiền bằng việc nuôi gà tây, bán kẹo và làm việc cho các nhà hàng xóm.


Năm 1853, gia đình Rockefeller chuyển đến vùng Cleveland, Ohio. Vào năm 1855, ở tuổi 16, ông ứng tuyển vào vị trí văn phòng tại một công ty chuyên mua, bán và vận chuyển ngũ cốc, than và các loại hàng hóa khác.


Bốn năm sau, Rockefeller cùng một đối tác lập nên cơ ngơi riêng của mình. Đây cũng là năm giếng dầu đầu tiên của Mỹ được khoan tại Titusville, Pennsylvania. Năm 1863, Rockefeller cùng một số đối tác đã tham gia vào ngành công nghiệp dầu đang trong giai đoạn bùng nổ với việc rót tiền vào một nhà máy lọc dầu ở Cleveland.


Năm 1865, Rockefeller đã đi vay để mua lại cổ phần của một số đối tác và trở thành người nắm quyền kiểm soát nhà máy này – khi đó đã trở thành nhà máy lọc dầu lớn nhất Cleveland. Năm 1870 đánh dấu sự kiện Rockefeller cùng một vài cộng sự lập nên công ty Standard Oil do chính ông nắm quyền Chủ tịch và là cổ đông lớn nhất.


Standard Oil đã giành được thế độc quyền trong ngành công nghiệp dầu mỏ thông qua chiến lược mua lại các đối thủ trong lĩnh vực lọc dầu, phát triển các công ty phân phối và tiếp thị sản phẩm của mình trên toàn cầu.


Năm 1882, các công ty này đã hợp nhất thành Standard Oil Trust. “Con cưng” này của Rockefeller đã kiểm soát tới 90% số nhà máy lọc dầu và đường ống dẫn dầu của Mỹ.


Standard Oil tự tay làm mọi việc, từ sản xuất thùng đựng dầu cho tới thuê các nhà khoa học nghiên cứu cách thức mới trong sử dụng sản phẩm phụ từ dầu mỏ.


Nếu công khai sinh thuộc về “cha đẻ” Rockefeller thì một phần không nhỏ công "nuôi dưỡng" ExxonMobil thuộc về nguyên Tổng Giám đốc điều hành (CEO) Rex Tillerson (nhiệm kỳ 2006-2016). Dưới “triều đại” của Tillerson, ExxonMobil ký kết nhiều thỏa thuận sinh lợi lớn với nhiều chính phủ tại châu Phi, xây dựng mối quan hệ mật thiết với Nga...


Ông Tillerson cũng đã thành công trong việc dẫn dắt tập đoàn vượt qua cửa ải chính trị nhiều trắc trở tại “xứ sở bạch dương”. Tại Tây Phi, ExxonMobil đã giao dịch thành công nhiều thỏa thuận với Chính phủ Guinea Xích đạo.


Kinh nghiệm đàm phán các thỏa thuận tại khắp các quốc gia trên thế giới của “thuyền trưởng” Tillerson được giới chuyên gia đánh giá là nhân tố hỗ trợ ông với vai trò là một nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ.


“Một xu hướng rõ ràng chạy xuyên suốt chính sách ngoại giao của Exxon là tất cả đều thực sự hướng về kinh doanh và hoạt động trên cơ sở mang về lợi ích tốt nhất cho các cổ đông”, theo ông Ben Van Heuvelen - phụ trách "Báo cáo Dầu mỏ Iraq".


Hoạt động tại sáu lục địa với giá trị thị trường đạt hơn 390 tỷ USD, hiện ExxonMobil giữ danh hiệu nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới và nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất Mỹ.


Chuyển giao về tay tân CEO Darren W. Woods từ tháng 1/2017, ExxonMobil thu về 4,1 tỷ USD lợi nhuận ròng trong quý I/2017, tăng 122% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của tập đoàn tăng 29,9% lên 63,3 tỷ USD, phản ánh xu hướng đi lên của giá dầu trong quý đầu của năm nay.


ExxonMobil hiện "sở hữu" đội ngũ 72.700 nhân viên trên toàn cầu. ExxonMobil hoạt động dưới ba thương hiệu Exxon, Esso và Mobil, bên cạnh đó còn sở hữu nhiều công ty con mà nổi bật phải kể đến SeaRiver Maritime hay Imperial Oil Limited.


Theo CEO Woods, ExxonMobil hiện đang chuyển hướng khoảng 1/3 ngân sách dành cho hoạt động khoan dầu trong năm 2017 vào các khu vực dầu đá phiến. Các mỏ đá phiến của Mỹ dự kiến sẽ "ngốn" 50% ngân sách dành cho hoạt động khoan dầu của Exxon trong năm sau./ (Nguồn: BNEWS)
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 13502)
- "Thám thích cơ P-8 Poseidon đã tuần tra trên khu vực các đảo nhân tạo ... nhưng việc chiến hạm Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt." - "Yuri Slyusar: “Chúng tôi vẫn tin rằng sẽ ký hợp đồng bán 24 phi cơ Su-35 cho Trung Quốc trong năm nay”. (Su-35 có khả năng cơ động cao, góc tấn công rộng, được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân, tốc độ tối đa là 2.390 km/h hoặc 2,25 Mach).
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 13724)
"TỨ GIÁC HỎA LỰC CHÉO": Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn. Hải đồ VĂN HÓA map
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 13729)
- "Báo China Daily (TQ) hôm nay 15.6 cho hay quân đội Mỹ và TQ đã thống nhất về một khuôn khổ đối thoại và sẽ bổ sung thêm một bộ quy tắc ứng xử để không quân của 2 nước tránh va chạm nhau khi đối đầu trên không." - " Reuters v theo Reuters Bộ quy tắc ứng xử được trông đợi sẽ tháo ngòi căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai giữa 2 cường quốc và giảm rủi ro xảy ra do tính toán sai lầm hoặc tai nạn khi máy bay 2 nước áp sát nhau. Reuters cho biết thêm phía TQ cam kết sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trước tháng 9 năm nay, tức trước chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình." Ảnh (trên cùng): Không gian biển Đông; (giữa): Mặt nước biển Đông; (dưới): Lòng biển và Đáy biển Đông. Ảnh: Lý Kiến Trúc chụp tại quần đảo Trường Sa 4/2014.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 13541)
Gần hai năm nay, Trung Quốc đã ra sức cải tạo, xây dựng 7 bãi đá chìm thành 7 căn cứ hỏa lực nổi. Bốn trong 7 bãi đá gần như hoàn thành với quân cảng dùng cho chiến hạm, sân bay 3km dùng cho chiến đấu cơ, đài ra đa, lô cốt tên lửa đạn đạo ... Bốn cứ điểm quân sự quan trọng nhất gồm "đảo" Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn với cự ly khoảng 200km - hợp đồng tác chiến tạo thành "Tứ giác hỏa lực chéo" có khả năng đe dọa các điểm đảo của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, quan sát trực tiếp an ninh con đường hàng hải quốc tế đi từ Malacca qua Luzon-Cao Hùng. (VH)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13527)
- "Những gì các quốc gia nhỏ muốn làm như Việt Nam, Philippines, Malaysia là muốn Hải quân, Không quân Hoa Kỳ sẽ là yếu tố cân bằng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc." - "Bắc Kinh sẽ không dừng lại các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông nhưng chưa chắc điều này đã dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp." - “Vấn đề Biển Đông chính là ‘đá thử vàng’ tốt nhất đối với quan hệ Nhật-Mỹ” – Nikkei bình luận. - "Nguyễn Chí Vịnh: "Tôi xin nói thẳng là các đồng chí (họ Tôn) sai rồi";"Chúng ta (Việt Nam) cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây"
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 13090)
Lê Hải: "USS Fort Worth trước khi được đưa sang Singapore đã được gia cố thêm để tăng tốc đô và khả năng hoạt động lâu ngày trên biển. Điều đó thể hiện rõ ý định của Hoa Kỳ hiện tại có lẽ chỉ muốn làm cảnh sát biển quốc tế ở khu vực Biển Đông mà thôi."
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 13989)
Hội nghị Quốc tế Shangri-La kết thúc vào ngày 31/5/2015 sau các bài diễn văn hùng hồn của đại diện Hoa Kỳ, Trung Quốc và TT chủ nhà Singapore; "Mê hồn trận" Trường Sa rơi vào tình huống: VN "Tầm nhìn"; TQ "Kéo pháo"; và Hoa Kỳ - Bộ trưởng Ashton Carter cam kết viện trợ cho VN 18 triệu đô la đề mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28 để tăng cường an ninh tuần tra duyên hải.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 14073)
"Như Giáo sư Carl Thayer có nói là sân bay trực thăng ở trên đảo Trường Sa lớn thì cũng là có trước, từ năm 2002, họ (Trung Quốc) không có ý kiến và cái thứ hai là so sánh tỷ lệ xây cất mở rộng giữa Việt Nam với Trung Quốc, không đáng kể."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 13551)
Diễn tập cứu nạn lần thứ 4 của Diễn đàn khu vực ASEAN chính thức bắt đầu ở thành phố Perlis và bang Kedah của Malaysia. Mục đích diễn tập là tập các kỹ thuật quản lý, tăng cường phối hợp của khu vực trong việc ứng phó với các thảm họa như sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004. Cuộc diễn tập lần này do Trung Quốc và Malaysia cùng tổ chức, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng tham diễn, tổng số người tham diễn khoảng 2.000 người. (Google Map)
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19753)
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho đến nay, các máy bay do thám Mỹ chưa đi vào không phận, bên trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Bất chấp các căng thẳng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám trên không phận quốc tế ở Biển Đông.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61791)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 14891)
"Một khi xảy ra chiến tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ dùng ưu thế về số lượng binh hỏa lực để chế áp ưu thế chất lượng vũ khí Hoa Kỳ cũng như bất lợi về khoảng cách của Mỹ. Trung - Mỹ đánh nhau ở Biển Đông thì Việt Nam, Philippines và thậm chí cả ASEAN sẽ là bên thua cuộc, Nhân Dân nhật báo đe dọa."
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14869)
Carl Thayer: "Một báo cáo bị rò rỉ còn cho thấy Lầu Năm Góc đề nghị các tàu Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của 7 thực thể mà Trung Quốc đang cải tạo... Trung Quốc và Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama vào tháng 9 tới khi ông Tập đến thăm Mỹ. Trung Quốc sẽ muốn thử Mỹ nhưng không đi quá xa để gây hại đến cuộc gặp này."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 13477)
Tất nhiên về mặt ngoại giao Trung Quốc gần như lập tức tỏ ra "phẫn nộ" vì ASEAN "dám" ra bất kỳ tuyên bố nào về Biển Đông. Nhưng trong thâm tâm cá nhân ông chủ Trung Nam Hải lại đang sung sướng với thành quả (chia rẽ ASEAN) của Trung Quốc.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 13106)
"Đô đốc Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli ), tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã đưa ra đề nghị sẵn sàng cho Mỹ và các nước khác sử dụng các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông cho các hoạt động cứu nạn khi nói chuyện với Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ.." Ảnh trên: toàn cảnh bãi đá Scarborough TQ chiếm năm 2012. Ảnh dưới: bờ biển đảo Sơn Ca của VN. XEM THÊM: Đã tới lúc phải đổi tên Biển Hoa Nam