Biển Đông trong chuyến đi của ông Sang

28 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 16725)

BBC Cập nhật: 05:09 GMT - thứ sáu, 26 tháng 7, 2013

truongtansang

Ông Sang nói Trung Quốc không có nền tảng pháp lý nào cho yêu sách chủ quyền ở Biển Đông

Trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ, Chủ tịch Trương Tấn Sang tái khẳng định lập trường phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, thể hiện qua đường chín đoạn.

Đường yêu sách chủ quyền chín đoạn, còn gọi là đường 'lưỡi bò' mà Trung Quốc dựng lên, chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông.

Phát biểu tại cuộc tọa đàm ở Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và các vấn đề Quốc tế (CSIS) chiều thứ Năm 25/7, ông Sang nói: "Chúng tôi không thấy có nền tảng pháp lý hay cơ sở khoa học nào cho tuyên bố [chủ quyền của Trung Quốc] và do vậy chính sách nhất quán của Việt Nam là phản đối kế hoạch đường chín đoạn của Trung Quốc".

Đây là một trong những lần ít ỏi mà lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam trực tiếp phát biểu một cách thẳng thắn trước cử tọa quốc tế về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Sang không trả lời câu hỏi liệu Việt Nam có tham gia vụ kiện Trung Quốc của Philippines tại Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc hay không.

Ông chỉ nói một cách ngắn gọn: "Là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Philippines có quyền thực hiện các việc tố tụng của mình".

Trước khi trả lời câu hỏi của cử tọa, ông Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu chừng nửa tiếng đồng hồ, trong đó ông nói về vai trò của châu Á trong nền kinh tế toàn cầu, cũng như tóm lược chính sách của Việt Nam trong thời gian tới.

Ông nói rằng châu Á là "trung tâm của cơ hội và sự phát triển”, nhưng để tận dụng cơ hội và phát triển tiềm năng thì “cần có một môi trường hòa bình, ổn định và giảm thiểu mọi xung đột”.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền tự do hàng hải, và nói rằng Trung Quốc và các nước Asean đã thống nhất hợp tác để đưa ra một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông nhằm giải quyết tranh chấp biển.

'Khả dĩ và lâu dài'

Bình luận sau sự kiện này tại CSIS, Đại sứ Philippines tại Hoa Kỳ, Jose L. Cuisia, Jr nói với Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt rằng "Việc Việt Nam, đặc biệt là Chủ tịch nước, có thể chia sẻ tầm nhìn của mình với cả Hoa Kỳ cũng như cộng đồng quốc tế là điểm tốt".

Khi được hỏi về việc Trung Quốc không tham gia vào phiên tòa tranh chấp chủ quyền mà Philippines đưa ra LHQ, ông Jose L. Cuisia nói "Thực ra Trung Quốc không tham gia vụ kiện này nên quá trình xử sẽ được rút ngắn lại, nhưng nó có thể mất khoảng hai đến ba năm.

"Chúng tôi tin đây là cách thức hòa bình để giải quyết chủ đề này, và đồng thời cũng là giải pháp khả dĩ và lâu dài cho vấn đề tranh chấp chủ quyền.

Còn về việc Bắc Kinh dường như không phản hồi việc Hà Nội đề xuất không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Đại sứ Philippines nói "Tôi nghĩ là Hoa Kỳ cũng nói tương tự là họ không đứng về bất kỳ phía nào sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, để giải quyết vấn đề này, và chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm này.

"Chúng tôi tin vào cách giải quyết hòa bình, và đưa ra tòa trọng tài là phương thức hòa bình để giải quết chủ đề này, và chúng tôi đã hy vọng có Trung Quốc tham gia, nhưng họ đã chọn không tham gia và phiên phiên tòa này.

"Nhưng dù Trung Quốc có vắng mặt thì vụ tranh tụng vẫn sẽ vẫn được tiến hành", ông nói thêm.

Quan điểm của Hoa Kỳ

Trước đó, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã có hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc.

Tuyên bố chung mà hai bên đưa ra sau cuộc gặp có đoạn: "Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ".

dau_khi

ExxonMobil bắt đầu đào thăm dò ở ngoài khơi Đà Nẵng từ 2011

"Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả."

Cho tới nay chính phủ Mỹ tỏ ra thẳng thắn và rõ ràng trong việc ủng hộ hợp tác kinh doanh-khai thác giữa các công ty Mỹ và Việt Nam ở Biển Đông.

Tuyên bố chung viết: "Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế và đặc biệt nhắc tới: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam, Thỏa thuận khung triển khai dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy..."

Mỏ Cá Voi Xanh nằm trong lô 118, ngoài khơi Đà Nẵng, và là nơi tập đoàn ExxonMobil thông báo đã khoan thấy khí đốt hồi năm ngoái.

ExxonMobil đã mua lại phần hùn tại các lô 117,118 và 119 trong bể Phú Khánh từ tập đoàn dầu khí Anh BP hồi năm 2009. Từ tháng 5/2011, ExxonMobil đã khoan nột số giếng tại lô 118 và tìm thấy khí.

Khu vực này nằm ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, thuộc vùng biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Quảng Nam, rất gần đường chín đoạn mà Trung Quốc lập ra để đòi hỏi chủ quyền Biển Đông và do vậy bị Trung Quốc liệt vào vùng tranh chấp cho dù Việt Nam và ExxonMobil cho rằng đây hoàn toàn là khu vực chủ quyền của Việt Nam và có thể khai thác hợp pháp.

Khai thác Biển Đông

Trong khi đó tập đoàn Murphy Oil đang tham gia dự án với đối tác Việt Nam PVEP ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam, các lô 144 và 145 cũng trong bề Phú Khánh.

Với tuyên bố chung Việt-Mỹ 25/7, có thể thấy quan điểm rõ ràng của Washington trong việc làm ăn với Việt Nam ở Biển Đông.

Ngoài các lô nói ở trên, ExxonMobil còn tham gia dự án thăm dò với Việt Nam ở một số địa điểm khác, trong đó có ở khu vực Vũng Mây-Tư Chính nằm trên thềm lục địa phía Nam.

Hồi tháng 7/2008, Trung Quốc đã gây sức ép buộc ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam tại các lô 135 và 136, khu vực Tư Chính - Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn. Exxon lúc đó không tuyên bố rút lui, nhưng sau đó cũng không có thêm thông tin gì về tiến độ dự án.

Ngày 23/6/2012, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo chào thầu quốc tế tại chín lô dầu khí trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, khiến Hà Nội lên tiếng cực lực phản đối.

Chín lô dầu khí nói trên nằm trong một khu vực rộng trên 160.000 cây số vuông, ở độ sâu từ 300-4.000 mét. Trong đó bảy lô nằm trong bể trầm tích mà Trung Quốc gọi là Trung Kiến Nam (Phú Khánh) ngoài khơi miền Trung Việt Nam và hai nằm trong các bể Vạn An và Nam Vi Tây (Tư Chính-Vũng Mây)./

03 Tháng Năm 2015(Xem: 13104)
"Đô đốc Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli ), tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã đưa ra đề nghị sẵn sàng cho Mỹ và các nước khác sử dụng các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông cho các hoạt động cứu nạn khi nói chuyện với Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ.." Ảnh trên: toàn cảnh bãi đá Scarborough TQ chiếm năm 2012. Ảnh dưới: bờ biển đảo Sơn Ca của VN. XEM THÊM: Đã tới lúc phải đổi tên Biển Hoa Nam
26 Tháng Tư 2015(Xem: 14717)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18479)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
19 Tháng Tư 2015(Xem: 17940)
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 14982)
Kỳ 1: "Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối.""Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 17000)
Địa đạo phòng thủ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam đóng giữ. Ảnh LKT
09 Tháng Tư 2015(Xem: 15603)
Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 18042)
Mỗi lần ngồi lại viết về Biển Đông là một lần trầm lự trước Biển Đông, vì tôi vẫn mãi thao thức với câu hỏi: Tại sao sở hữu Biển Đông là giấc mộng của Hán Tộc, là thiên chức của các nhà lãnh đạo Trung Hoa bất kể Quân Chủ, Phong Kiến, Quốc Gia hay Cộng sản?
29 Tháng Ba 2015(Xem: 14761)
"Nhà lãnh đạo của Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Tư phát biểu rằng những nước có ảnh hưởng trực tiếp nên giải quyết vấn đề này với nhau".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 14389)
"Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền"."Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện..." "Hồng Lỗi yêu cầu Hoa Kỳ “sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ”.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 14770)
Theo tác giả Harry J. Kazianis thì nhân vật có thể khiến cho biển Đông sôi sùng sục không ai khác ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc lên vị thế thống trị ở vùng biển này nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine... Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là A2/AD (Vùng không được tiếp cận - "Anti-Access, Area Denial"), Trung Quốc đang dần tạo ra những điều kiện khiến cho các lực lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các đồng minh khác bị tổn thất nặng một khi xảy ra xung đột ở các chuỗi đảo... một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở khu vực biển Đông... "
17 Tháng Ba 2015(Xem: 21634)
Chiến lược "3 bước lấn tới" của Trung Quốc là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16358)
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”, rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác” trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”, mới đây Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc”.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16532)
Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó.