TT Duterte chống Mỹ hay theo Tầu?

14 Tháng Chín 201611:24 CH(Xem: 11097)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  NĂM 15 SEP 2016


Philippines 13 tháng 9/2016


Biển Nam Hải chuyển biến vô lường


TT Duterte chống Mỹ hay theo Tầu?


*Duterte :"Mời" cố vấn Mỹ ra khỏi đất Phi / không tuần tra chung với quân ngoại quốc


* Washington bực tức việc ông Duterte muốn rút cố vấn Mỹ khỏi Philippines


TTO - Tổng thống Philippines yêu cầu các binh sĩ đặc nhiệm Mỹ rút khỏi nhóm đảo phía nam Philippines để tạo điều kiện cho chiến dịch chống khủng bố của Manila.


image054

Tổng thống Rodrigo Duterte trong một lần phát biểu với công chúng - Ảnh: AFP


Theo Reuters, trong phát biểu ngày 12-9, Tổng thống Duterte cho rằng sự hiện diện của cố vấn Mỹ tại khu vực Mindanao ở phía nam Philippines có thể gây phức tạp thêm cho các chiến dịch tiêu diệt nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf ở nước này.


Phát biểu trong một buổi lễ tuyên thệ của quân nhân mới, ông Rodrigo Duterte nói rõ: "Họ (lính Mỹ) phải đi thôi. Tôi không muốn tranh cãi với Mỹ. Nhưng họ phải đi thôi".


Ông giải thích thêm rằng những người Mỹ có thể sẽ bị nhóm khủng bố sát hại hoặc bị bắt làm con tin để đòi tiền chuộc.


Những phát biểu mới này của ông Duterte, sau sự cố được cho là thóa mạ Tổng thống Barack Obama cách đây một tuần, tiếp tục làm dấy lên những dư luận đồn đoán về sự bất ổn trong mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines.


Năm 2002, Washington điều các binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm tới Mindanao để huấn luyện và cố vấn cho binh sĩ Philippines chống lại nhóm phiến quân Abu Sayyaf trong một chương trình có 1.200 người Mỹ tham gia.


Chương trình ngày kết thúc vào năm 2015 nhưng vẫn còn một nhỏ lượng binh sĩ Mỹ vẫn ở lại đó hỗ trợ về kho vận và kỹ thuật.


Trước những diễn biến mới tại Biển Đông, Washington đã thay đổi khá nhiều chính sách an ninh tại Philippines. Ngay trước khi ông Duterte nắm quyền, Washington và Manila đã chính thức thực thi Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường giữa hai nước, theo đó Mỹ được phép điều động lực lượng luân phiên tới 5 căn cứ quân sự tại Philippines./ (thao TTO 13/09/2016 )


D. KIM THOA


image055

5 căn cứ quân sự Mỹ trên đất Philippines ký kết thời TT Aquino.


 


Manila 13 tháng 9/2016


R.Duterte: Philippines không tuần tra chung với quân ngoại quốc

R.Duterte: Philippines không tuần tra Biển Đông chống Trung Quốc


image056

Tổng thống Rodrigo Duterte duyệt đội quân danh dự ở căn cứ không quân Pasay, Manila, Philippines, ngày 13/09/2016REUTERS/Romeo Ranoco


Một hôm sau khi yêu cầu quân đội Mỹ rời khỏi miền nam Philippines, tổng thống Rodrigo Duterte vào hôm qua 13/09/2016 cho biết là Manila sẽ không tham gia bất kỳ một cuộc tuần tra nào trên Biển Đông để tránh rắc rối với Trung Quốc. Cũng trong chiều hướng đó, tổng thống Philippines còn hàm ý sẵn sàng mua vũ khí của Trung Quốc và Nga để trang bị cho quân đội nước này.


Phát biểu tại căn cứ không quân Villamor gần thủ đô Manila, ông Duterte xác định : « Chúng ta sẽ không tham gia bất kỳ một chiến dịch thuộc hải hành hoặc tuần tra biển nào (trên Biển Đông). Tôi sẽ không cho phép bởi vì tôi không muốn đất nước bị lôi kéo vào một hành động thù địch… »


Nguyên thủ Philippines nói tiếp : « Chúng ta sẽ không tổ chức tuần tra hoặc  tham gia bất kỳ một chiến dịch tuần tra nào của quân đội ngoại quốc vì tôi không muốn gặp rắc rối… Tôi chỉ muốn tuần tra vùng lãnh hải (12 hải lý) của Philippines mà thôi ».


Tương tự như khi có những tuyên bố khác về an ninh, tổng thống Duterte không cho biết chi tiết về quyết định nói trên, nhưng rõ ràng là ông đã cho thấy ý định hủy bỏ một thỏa thuận giữa Mỹ và Philippines được bộ trưởng Quốc Phòng hai nước công bố vào tháng Tư  (2016) vừa qua.


Vào thời điểm đó, khi ghé thăm Philippines, trong một cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Philippines lúc đó là ông Voltaire Gazmin, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter đã tiết lộ rằng tàu của Hoa Kỳ đã tiến hành tuần tra trên Biển Đông cùng với Philippines. Ông Gazmin đã cho rằng sự hiện diện của Mỹ sẽ giúp ngăn chặn các hành vi của Trung Quốc.


Tổng thống Philippines vào hôm qua cũng tiết lộ rằng ông đang cân nhắc việc mua vũ khí và thiết bị quân sự từ hai quốc gia đã sẵn sàng cho Manila vay tiền với lãi suất nhẹ trong vòng 25 năm. Ông Duterte không nói nhà cung cấp đó đó là ai, nhưng giới phân tích cho rằng đó là Trung Quốc và Nga.


Nếu khả năng này diễn ra, thì đấy sẽ là một thay đổi quan trọng của Philippines, nước từ 50 năm nay, chủ yếu mua vũ khí từ Mỹ./


Philippines 'không tuần tra chung với Mỹ'


2

Image copyright Getty Images Image caption Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố hôm 13/9 rằng sẽ không cho phép quân đội tuần tra với nước ngoài tại vùng Biển Đông tranh chấp.


Tuyên bố này dường như đồng nghĩa việc hủy thỏa thuận mà tổng thống tiền nhiệm có với Mỹ đầu năm 2016.


Ông Duterte cũng nói đang cân nhắc mua thiết bị quốc phòng của Nga và Trung Quốc.


Tổng thống Philippines nói ông chỉ muốn quân đội tuần tra trong lãnh hải không quá 12 hải lý, chứ không đi vào vùng biển tranh chấp.


Ông tuyên bố phản đối việc cho quân đi cùng quân nước ngoài như Mỹ và Trung Quốc trong các cuộc tuần tra chung.


Báo Philippine Star nhận định giống như các tuyên bố khác về an ninh, ông Duterte không nói chi tiết.


Nhưng việc ông bác bỏ tuần tra chung có vẻ đi ngược lại thỏa thuận mà Mỹ và Philippines loan báo hồi tháng Tư.


Khi đó, lúc thăm Manila, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tiết lộ tàu Mỹ đã tuần tra chung với Philippines ở Biển Đông.


Trong diễn văn phát trên truyền hình, với khán giả là sĩ quan tại Manila, ông Duterte nói ông muốn mua vũ khí “ở đâu rẻ, không có điều kiện, minh bạch”.


“Tôi không cần máy bay chiến đấu, F-16, chả có ích gì.”


“Chúng ta không định chiến đấu chống nước nào.”


Từ năm 1950, 75% nhập khẩu vũ khí của Philippines là từ Mỹ./ (theo BBC 14 tháng 9 2016)

01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15440)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 13111)
"Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift g cho biết việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 11712)
Vòng tròn lớn: Không gian và vùng biển quần đảo Trường Sa. Vòng tròn nhỏ: Đảo nhân tạo Chữ Thập, điểm đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh hàng hải và an ninh khu vực.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 12704)
Từ đảo Cô Lin nhìn sang đảo Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988. Ảnh Thiềm Thừ. Ảnh dưới: Tứ giác hỏa lực chéo. Đồ họa VĂN HÓA
06 Tháng Mười 2015(Xem: 14270)
Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa
30 Tháng Chín 2015(Xem: 13646)
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 12908)
"Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực." Tứ giác hỏa lực chéo: Su Bi (2013), Chữ Thập (1988), Gạc Ma (1988), Vành Khăn (1995). Đồ họa: VĂN HÓA
20 Tháng Chín 2015(Xem: 17169)
Trong 4 đường băng xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, công trình trên bãi đá Chữ Thập do Trung Quốc đang cải tạo dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ phát triển.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 14674)
Khu vực tàu cá VN bị bắn giết thuyển trưởng trên vùng biển giáp ranh Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
15 Tháng Chín 2015(Xem: 17924)
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN Thái Lan Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
14 Tháng Chín 2015(Xem: 14983)
Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng. Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16107)
- "Xử lý đúng đắn" biển Đông là xử lý ra sao? - Việt - Phi sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14363)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"