Việt Nam và "Mặt trận Biển Đông"

27 Tháng Sáu 201612:07 SA(Xem: 12934)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 27  JUNE 2016

Việt Nam và "Mặt trận Biển Đông"


image024

Hải đồ mặt trận khu vực biển đảo Trường Sa và cực nam Trường Sa. VĂN HÓA MAP


image025

Image caption Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc vào 22/1/2013 trước Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines”

Mấy ngày nay, dư luận lại một lần nữa bị khuấy động về việc Philippines kiện Trung Quốc ở tòa quốc tế, và vì vụ kiện này sắp có phán quyết, mà theo dư luận đánh giá là “sẽ có lợi cho phía nguyên đơn là Philippines”.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc càng tăng cường sức ép lên chính quyền Philippines và đe dọa quân sự. Ngược lại, trong vai trò đồng minh quân sự và có hiệp ước thủ hộ Philippines, Mỹ điều thêm hàng không mẫu hạm vào Biển Đông cũng như khẳng định sẽ bảo vệ nếu Philippines “bị tấn công”.

Cần thấy là theo nhiều nhà nghiên cứu, chưa bao giờ Mỹ điều động nhiều quả đấm chiến thuật - hàng không mẫu hạm - như lần này, đến các khu vực có tranh chấp và có khả năng va chạm vũ trang.

Cùng bị ảnh hưởng bởi chính sách bành trướng của Trung Quốc như Philippines là Việt Nam, và vì là công dân Việt Nam, nên tôi chú trọng bình xét chuyện Việt Nam.

Việt Nam và ASEAN

Phán quyết của tòa quốc tế trong vụ Trung Quốc-Philippines sẽ là một bước ngoặt quan trọng với tình hình tranh chấp Biển Đông về sau nên một sự đánh giá toàn diện, tổng hợp lúc này để tất cả cùng nhìn rõ là hết sức cần thiết.

Trong bối cảnh là một nước nhỏ yếu và nội lực chưa đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền vốn có ở Hoàng Sa-Trường Sa, Việt Nam chọn lựa quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông cũng như tìm kiếm một sự đoàn kết từ ASEAN để đề kháng Trung Quốc là một việc có thể hiểu được.


image026

Image caption TQ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông dựa trên bản đồ 'lưỡi bò'

Tuy nhiên, e rằng lựa chọn này còn thiếu tính khả thi trong bối cảnh khối ASEAN rời rạc, thiếu đồng nhất vì lợi ích riêng của từng quốc gia ở Biển Đông là khác nhau, chưa kể chính sách đối ngoại của từng quốc gia cũng khác nhau.

Sự kiện hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN vừa qua rút lại tuyên bố chung về Biển Đông vào giờ chót là một bằng chứng cho thấy nỗ lực này của Việt Nam đã không mang lại nhiều kết quả.

Vì Trung Quốc cần chiếm Biển Đông để giữ cân bằng cho việc mất kiểm soát eo biển Malacca, nên gần như chỉ có các nước ở khu vực Malacca trong khối ASEAN là có lợi ích trong việc chống bành trướng từ Trung Quốc. Đó là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore.

Các quốc gia khác như Thái Lan, Campuchia, Lào, Brunei, Myanmar hầu như không thiết tha trong việc này, vì họ hầu như chẳng bị ảnh hưởng gì nếu Trung Quốc thành công trong kế sách đường chín đoạn, nên việc họ thờ ơ và đôi khi ngả về Trung Quốc nếu được cho thêm lợi ích là điều dễ hiểu.

Họ chỉ phản ứng lại khi Trung Quốc đe dọa trực tiếp đến chủ quyền của họ, điển hình như Campuchia.

Còn lại, dĩ nhiên họ theo Trung Quốc vì lợi ích của Trung Quốc với các nước đó lớn hơn bất kỳ lợi ích nào của một nước trong ASEAN, như Việt Nam, có thể mang lại cho họ. Chúng ta đã học được nhiều bài học từ phản ứng của Thái Lan, Malaysia, Campuchia lâu nay.

Do đó, tôi tổng kết là Việt Nam chỉ có khoảng 3-4 quốc gia trong ASEAN có thể coi là đồng minh trong tranh chấp Biển Đông, còn lại thì không hi vọng gì nhiều.

Việc dựa vào ASEAN để “kháng Trung” coi như chỉ thành công được một phần ba, e rằng hơi ít.


image027

Image copyright Reuters Image caption Cuộc họp các ngoại trưởng khối ASEAN đã rút lại tuyên bố chung về Biển Đông vào phút chót, hồi trung tuần tháng Sáu 2016

Việt Nam và Nga

Nga là nước có quan hệ lâu đời về lịch sử với Việt Nam từ thời kỳ Xô Viết.

Hiện nay Nga cũng là một quốc gia mà Việt Nam đang kỳ vọng có thể ủng hộ Hà Nội trong vấn đề an ninh khu vực. Chuyến đi đối ngoại đầu tiên mà tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lựa chọn là Nga cho thấy điều đó.

Tuy nhiên, tôi e rằng việc kỳ vọng vào Nga ủng hộ Việt Nam trong lúc này cũng khó khả thi. Quan hệ Nga-Trung đang được củng cố, và bằng chứng mới nhất là ngoại trưởng Nga đã có những phát ngôn “ủng hộ Trung Quốc” trong tranh chấp Biển Đông.

Chưa kể tình hình nước Nga lúc này cũng đã suy yếu, vì nội lực suy yếu, ảnh hưởng và tiếng nói của Nga lúc này trên quốc tế không còn như trước.

Đảng Cộng sản Nga không còn là đảng cầm quyền, nên quan hệ của hai đảng cộng sản Việt-Nga cũng không ảnh hưởng gì đến chính sách ngoại giao của Nga lúc này.

Thành ra dùng Nga như một đối trọng để hy vọng có thể làm giảm uy hiếp từ Trung Quốc trên Biển Đông theo tôi e rằng hiệu quả kém.


image028

Image copyright Getty Image caption Giới lãnh đạo của Nga trong những năm gần đây đã có các chuyến thăm Việt Nam

Việt Nam và Mỹ

Chuyến đi của Tổng thống Obama đến Việt Nam vừa rồi chỉ là một điều cần thiết cho việc phát triển quan hệ Mỹ -Việt, còn xa lắm nó mới có hiệu quả trong việc Mỹ “giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông”.

Về tư, Mỹ không có lợi ích cũng như cơ hội có chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông, nên Mỹ không có động cơ riêng cá nhân trong việc ủng hộ một phe nào đó trong tranh chấp ở vùng biển này.

Về công, quan hệ Việt –Mỹ chưa có đủ hành lang pháp lý để hậu thuẫn quân sự bảo vệ như quan hệ Mỹ-Philippines. Mỹ là nước thượng tôn pháp trị, nếu Mỹ muốn đưa quân bảo vệ Việt Nam, giữa hai nước cần ít nhất một hiệp ước quân sự làm cơ sở pháp lý để chính phủ Mỹ hành động.

Về liên minh địa-chính trị để cùng chia lợi ích, vì Obama không nhận được 21 phát đại bác như Tập Cận Bình ở Việt Nam, nên Mỹ cũng chưa thể coi Việt Nam là quan hệ anh em như Mỹ-Israel để mà ra tay giúp.

Do đó, nếu Việt-Trung xảy ra va chạm lúc này trên Biển Đông, Mỹ chỉ có thể ngồi nhìn, và hô hào “stop, stop” là chính.

Khi đó, vì nhỏ yếu hơn, khả năng Việt Nam mất hết các khu vực còn lại ở Trường Sa là chuyện dễ thấy.


image029

Image copyright JIM WATSON AFP GETTY Image caption Tuy được đón tiếp nồng nhiệt tại Việt Nam, nhưng ông Obama đã không được nghênh đón với loạt 21 phát đại bác như ông Tập Cận Bình

Việt Nam và Trung Quốc

Vì Trung Quốc đã chiếm hẳn Hoàng Sa từ 1974, và nhiều đảo ở Trường Sa từ năm 1988 bất chấp tình hữu nghị giữa hai đảng cộng sản Trung –Việt, nên chúng ta cần dẹp bỏ hi vọng vì “16 vàng 4 tốt” mà Trung Quốc sẽ dừng lại trong việc lấn chiếm thêm.

Tuy nhiên, việc giữ tấm mặt nạ hữu nghị Trung-Việt để giảm sức ép nội bộ trong hai nước là cần thiết, nên Trung Quốc dù hô hào to lớn thế nào, họ vẫn sẽ hết sức tránh việc chủ động nổ súng trước khi Việt Nam nổ súng.

Và vì Việt Nam khó chủ động va chạm trước, nên tình hình vẫn sẽ như lâu nay là Trung Quốc âm thầm bành trướng chiếm lãnh hải và không phận, vốn thuộc về Việt Nam, ở Biển Đông.

Trung Quốc sẽ dùng tàu chiến, tàu cá, máy bay… để bao vây, cô lập tiếp tế ở các đảo mà Việt Nam còn chiếm giữ, dẫn đến Việt Nam phải từ bỏ.

Chưa kể Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục tung “hạm đội dân quân” tàu đánh cá có vũ trang, trá hình dân sự, để tung hoành và độc chiếm ở Biển Đông, ngăn chặn các tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam.

Sau đó, Trung Quốc chỉ việc lý luận rằng do Việt Nam tự từ bỏ chứ Trung Quốc không đánh chiếm vũ trang, và thế là Việt Nam mất nốt những gì còn lại.

Qua thực tế từ 1974 đến nay, tôi e rằng Trung Quốc có đủ máy bay và tàu chiến để thực thi kế hoạch này.


image030

Image copyright XINHUA Image caption TQ hồi đầu 2016 đã cho tiến hành một số chuyến bay dân sự ra sân bay nhân tạo xây trên Bãi Chữ Thập ở Biển Đông

Giải pháp ngắn và trung hạn

Việc khởi kiện Trung Quốc thì có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng cá nhân tôi vẫn nhớ lời phát ngôn của Hồng Lỗi, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trước đây, lúc đó tại Việt Nam nổ ra nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc (giai đoạn 2007-2008).

“Chúng tôi nhận thấy chính quyền Việt Nam có những tuyên bố khác nhau vào các thời điểm khác nhau,” ông Hồng Lỗi đã nói thế khi nhận định về chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa-Trường Sa.

Tôi e ngại rằng những điều ẩn sau phát ngôn này có thể gây bất lợi cho Việt Nam khi kiện Trung Quốc. Nên giải pháp khởi kiện cần cân nhắc cẩn thận.

Thiết lập liên minh phòng thủ với Philippines là điều có thể và cần làm ngay.

Với vị trí chiến lược của cảng Subic của Philippines, cảng Cam Ranh của Việt Nam, đảo Phú Quốc ở Vịnh Thái Lan, các nước có thể hình thành tam giác phòng tuyến hải-không quân án ngữ Trung Quốc bành trướng ra thêm, giữ vững ưu thế ASEAN ở Malacca, để có thêm điều kiện lôi kéo các nước trung lập còn lại trong khối này.

Hiện nay ba nước Indonesia-Malaysia-Singapore đang liên kết lại là một thuận lợi theo chiều hướng này.

Nên tạo cơ chế đấu tranh nhân dân, khuyến khích, hỗ trợ ngư dân Việt Nam khởi kiện tàu Trung Quốc khi có va chạm dẫn đến thiệt hại người và của trái luật quốc tế, và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao Việt-Trung.

Bài học của Nhật Bản trong quan hệ Nhật-Mỹ sau 1945 nên và cần được áp dụng cho quan hệ Việt-Trung hiện nay, khi dân chúng Nhật ngày ngày biểu tình “chống Mỹ” trong khi chính phủ Nhật vẫn đi gặp Mỹ xin viện trợ và thiết lập cơ chế đồng minh.

Chính quyền Việt Nam nên cho phép dân chúng biểu tình khi Trung Quốc có hành động bành trướng phi pháp, còn việc quan hệ hữu nghị Việt Trung vẫn duy trì là việc khác của đảng.

Về đối ngoại, ngoài Nga, chính phủ Việt Nam cần củng cố quan hệ quân sự-đối ngoại với các quốc gia tuy chưa bằng Mỹ nhưng có sức mạnh và không ủng hộ Trung Quốc như Ấn Độ, Nhật, Úc..., nhất là những quốc gia có lợi ích bị tổn hại khi Trung Quốc có thể mạnh lên.

Cũng còn nhiều giải pháp khác, nhưng trong phạm vi bài viết này, tôi không đi vào chi tiết.

Rất đáng tiếc, với sự kiện những máy bay bị nạn vừa qua, theo tôi, với việc từ chối đề nghị từ Mỹ hỗ trợ trong việc tìm kiếm các máy bay bị nạn, cũng như chậm công bố thông tin từ chính quyền đã làm quần chúng hoài nghi "có yếu tố Trung Quốc" trong đó.

Nếu từ bây giờ chúng ta không có những hành động thiết thực mà chỉ ngồi phản đối và hô hào suông, mai này con cháu chúng ta dựa vào cái gì, có sức mạnh gì để có thể đòi lại Hoàng Sa-Trường Sa?

Nguyễn An Dân Gửi tới BBC từ TPHCM

BBC 23 tháng 6 2016

Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm của riêng tác giả, hiện đang sống tại TP HCM.

21 Tháng Sáu 2015(Xem: 13529)
- "Thám thích cơ P-8 Poseidon đã tuần tra trên khu vực các đảo nhân tạo ... nhưng việc chiến hạm Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt." - "Yuri Slyusar: “Chúng tôi vẫn tin rằng sẽ ký hợp đồng bán 24 phi cơ Su-35 cho Trung Quốc trong năm nay”. (Su-35 có khả năng cơ động cao, góc tấn công rộng, được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân, tốc độ tối đa là 2.390 km/h hoặc 2,25 Mach).
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 13774)
"TỨ GIÁC HỎA LỰC CHÉO": Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn. Hải đồ VĂN HÓA map
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 13754)
- "Báo China Daily (TQ) hôm nay 15.6 cho hay quân đội Mỹ và TQ đã thống nhất về một khuôn khổ đối thoại và sẽ bổ sung thêm một bộ quy tắc ứng xử để không quân của 2 nước tránh va chạm nhau khi đối đầu trên không." - " Reuters v theo Reuters Bộ quy tắc ứng xử được trông đợi sẽ tháo ngòi căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai giữa 2 cường quốc và giảm rủi ro xảy ra do tính toán sai lầm hoặc tai nạn khi máy bay 2 nước áp sát nhau. Reuters cho biết thêm phía TQ cam kết sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trước tháng 9 năm nay, tức trước chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình." Ảnh (trên cùng): Không gian biển Đông; (giữa): Mặt nước biển Đông; (dưới): Lòng biển và Đáy biển Đông. Ảnh: Lý Kiến Trúc chụp tại quần đảo Trường Sa 4/2014.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 13568)
Gần hai năm nay, Trung Quốc đã ra sức cải tạo, xây dựng 7 bãi đá chìm thành 7 căn cứ hỏa lực nổi. Bốn trong 7 bãi đá gần như hoàn thành với quân cảng dùng cho chiến hạm, sân bay 3km dùng cho chiến đấu cơ, đài ra đa, lô cốt tên lửa đạn đạo ... Bốn cứ điểm quân sự quan trọng nhất gồm "đảo" Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn với cự ly khoảng 200km - hợp đồng tác chiến tạo thành "Tứ giác hỏa lực chéo" có khả năng đe dọa các điểm đảo của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, quan sát trực tiếp an ninh con đường hàng hải quốc tế đi từ Malacca qua Luzon-Cao Hùng. (VH)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13561)
- "Những gì các quốc gia nhỏ muốn làm như Việt Nam, Philippines, Malaysia là muốn Hải quân, Không quân Hoa Kỳ sẽ là yếu tố cân bằng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc." - "Bắc Kinh sẽ không dừng lại các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông nhưng chưa chắc điều này đã dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp." - “Vấn đề Biển Đông chính là ‘đá thử vàng’ tốt nhất đối với quan hệ Nhật-Mỹ” – Nikkei bình luận. - "Nguyễn Chí Vịnh: "Tôi xin nói thẳng là các đồng chí (họ Tôn) sai rồi";"Chúng ta (Việt Nam) cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây"
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 13107)
Lê Hải: "USS Fort Worth trước khi được đưa sang Singapore đã được gia cố thêm để tăng tốc đô và khả năng hoạt động lâu ngày trên biển. Điều đó thể hiện rõ ý định của Hoa Kỳ hiện tại có lẽ chỉ muốn làm cảnh sát biển quốc tế ở khu vực Biển Đông mà thôi."
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 14014)
Hội nghị Quốc tế Shangri-La kết thúc vào ngày 31/5/2015 sau các bài diễn văn hùng hồn của đại diện Hoa Kỳ, Trung Quốc và TT chủ nhà Singapore; "Mê hồn trận" Trường Sa rơi vào tình huống: VN "Tầm nhìn"; TQ "Kéo pháo"; và Hoa Kỳ - Bộ trưởng Ashton Carter cam kết viện trợ cho VN 18 triệu đô la đề mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28 để tăng cường an ninh tuần tra duyên hải.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 14105)
"Như Giáo sư Carl Thayer có nói là sân bay trực thăng ở trên đảo Trường Sa lớn thì cũng là có trước, từ năm 2002, họ (Trung Quốc) không có ý kiến và cái thứ hai là so sánh tỷ lệ xây cất mở rộng giữa Việt Nam với Trung Quốc, không đáng kể."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 13586)
Diễn tập cứu nạn lần thứ 4 của Diễn đàn khu vực ASEAN chính thức bắt đầu ở thành phố Perlis và bang Kedah của Malaysia. Mục đích diễn tập là tập các kỹ thuật quản lý, tăng cường phối hợp của khu vực trong việc ứng phó với các thảm họa như sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004. Cuộc diễn tập lần này do Trung Quốc và Malaysia cùng tổ chức, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng tham diễn, tổng số người tham diễn khoảng 2.000 người. (Google Map)
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19810)
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho đến nay, các máy bay do thám Mỹ chưa đi vào không phận, bên trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Bất chấp các căng thẳng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám trên không phận quốc tế ở Biển Đông.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61864)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 14923)
"Một khi xảy ra chiến tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ dùng ưu thế về số lượng binh hỏa lực để chế áp ưu thế chất lượng vũ khí Hoa Kỳ cũng như bất lợi về khoảng cách của Mỹ. Trung - Mỹ đánh nhau ở Biển Đông thì Việt Nam, Philippines và thậm chí cả ASEAN sẽ là bên thua cuộc, Nhân Dân nhật báo đe dọa."
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14886)
Carl Thayer: "Một báo cáo bị rò rỉ còn cho thấy Lầu Năm Góc đề nghị các tàu Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của 7 thực thể mà Trung Quốc đang cải tạo... Trung Quốc và Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama vào tháng 9 tới khi ông Tập đến thăm Mỹ. Trung Quốc sẽ muốn thử Mỹ nhưng không đi quá xa để gây hại đến cuộc gặp này."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 13493)
Tất nhiên về mặt ngoại giao Trung Quốc gần như lập tức tỏ ra "phẫn nộ" vì ASEAN "dám" ra bất kỳ tuyên bố nào về Biển Đông. Nhưng trong thâm tâm cá nhân ông chủ Trung Nam Hải lại đang sung sướng với thành quả (chia rẽ ASEAN) của Trung Quốc.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 13144)
"Đô đốc Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli ), tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã đưa ra đề nghị sẵn sàng cho Mỹ và các nước khác sử dụng các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông cho các hoạt động cứu nạn khi nói chuyện với Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ.." Ảnh trên: toàn cảnh bãi đá Scarborough TQ chiếm năm 2012. Ảnh dưới: bờ biển đảo Sơn Ca của VN. XEM THÊM: Đã tới lúc phải đổi tên Biển Hoa Nam