Tầu khựa điều oanh tạc cơ H-6K quần thảo Trường Sa

15 Tháng Năm 201611:45 CH(Xem: 11448)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI  16  MAY  2016

TQ điều máy bay ném bom H-6K quần thảo bầu trời đá Chữ Thập dọa ai?

 (GDVN) - Hoạt động quân sự này của Trung Quốc trên Biển Đông nhằm đe dọa, uy hiếp các nước "gây hấn với Trung Quốc", đặc biệt là Philippines đang theo đuổi vụ kiện.

Nhân Dân nhật báo ngày 16/5 dẫn lại bài viết trên Thời báo Hoàn Cầu cho hay, tạp chí quốc phòng Anh IHS Jane's rất quan tâm đến việc Trung Quốc đã điều động máy bay ném bom H-6K ra quần thảo trên bầu trời đá Chữ Thập, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).

Truyền thông Trung Quốc cho rằng, động thái này đã "làm khiếp sợ" các nước mà Trung Quốc cho là "gây hấn" trên Biển Đông.

image073

Máy bay ném bom H-6K của không quân Trung Quốc, ảnh: 81.cn.

Trước đó ngày 12/5 IHS Jane's đưa tin, một chương trình thời sự của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã tiết lộ, thượng tuần tháng 5 vừa qua một chiếc máy bay ném bom H-6K của không quân Trung Quốc đã "bay qua" căn cứ quân sự trên đá Chữ Thập.

Tuy nhiên từ những hình ảnh Trung Quốc phát sóng, hiện chưa thể xác định chiếc máy bay này có hạ cánh xuống sân bay trên đá Chữ Thập mà Trung Quốc vừa xây dựng (bất hợp pháp) hay không, cũng như nó đang thực hiện nhiệm vụ gì.

H-6K là loại máy bay ném bom mới nhất của không quân Trung Quốc, lần đầu tiên được công khai hoạt động năm 2007, sử dụng động cơ D-30KP-2 loại 10 tấn của Nga. Loại máy bay này có thể mang theo tên lửa không đối đất DF-10 tầm bắn 1500 km. H-6K còn có thể mang theo cả tên lửa đạn đạo tấn công các mục tiêu mặt đất hoặc tàu ngầm.

Trong cùng khoảng thời gian, hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật (bất hợp pháp) trên Biển Đông và huy động cả lực lượng quân sự đồn trú (bất hợp pháp) trên các tiền đồn quân sự, trong đó có nội dung trinh sát tàu ngầm và diễn tập đối kháng chiến hạm mặt nước.

Vương Hải Bằng, một chuyên gia từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc nói với Thời báo Hoàn Cầu, các hoạt động quân sự này của Trung Quốc trên Biển Đông nhằm đe dọa, uy hiếp các nước "gây hấn với  Trung Quốc", đặc biệt là Philippines đang theo đuổi vụ kiện đường lưỡi bò, cũng như các nước ngoài khu vực "can thiệp vào Biển Đông", ám chỉ Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Người viết cho rằng, bình luận của Vương Hải Bằng cũng như cách đưa tin của truyền thông nhà nước Trung Quốc đã tự chứng minh với công luận quốc tế rằng, Bắc Kinh rất thích sử dụng vũ lực để đe dọa, uy hiếp láng giềng.

Đuối lý trong vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 lên Tòa Trọng tài Thường trực, Trung Quốc lại giở chước cũ như trong khủng hoảng Scarborough năm 2012, dùng sức mạnh quân sự uy hiếp đối phương.

Nhưng càng làm như vậy Trung Quốc càng tự đánh mất uy tín và địa vị của mình trong con mắt dư luận quốc tế. Dù túi tiền Trung Quốc đang rủng rỉnh và Bắc Kinh đang treo những "củ cà rốt" trước các nước họ cho là có thể lay động được, nhưng với những phản ứng võ biền như thế này chắc chắn các quốc gia được cho là ủng hộ lập trường của Trung Quốc cũng phải tự hỏi, bao giờ sẽ đến lượt họ?

Hồng Thủy 09:07 16/05/16

23 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11110)
Hải đồ mặt trận quần đảo Trường Sa trước đây. Bắc Kinh nay mở lời kêu gọi Philippines họp song phương gác bỏ dị biệt cùng khai thác. Du lịch có lẽ là hướng khai thác đầu tiên mở ra con đường hòa bình cho biển Đông Nam Á. (VĂN HÓA).
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11140)
Về Biển Đông, ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc xây một pháo đài ở khu vực này. Tháng 3 vừa qua, ông đã tuyên bố rằng : “Họ làm điều đó tùy thích vì họ không tôn trọng tổng thống của chúng ta và họ không tôn trọng đất nước chúng ta.”
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11319)
Gió đã đổi chiều
02 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11602)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu?
30 Tháng Mười 2016(Xem: 13182)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu? (Kỳ 1)
25 Tháng Chín 2016(Xem: 10763)
"Dân biểu Forbes đã tỏ ý rất quan ngại trước nguy cơ Trung Quốc lợi dụng thời cơ mấy tháng cuối trong nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Barack Obama để « thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, mở rộng việc bồi đắp bãi Scarborough, tăng tốc quân sự hóa các đảo nhân tạo (tại Trường Sa)… nhằm thách thức quyết tâm của Hoa Kỳ ».
22 Tháng Chín 2016(Xem: 12005)
Luật pháp quốc tế: UNCLOS 1982 hay Phán quyết PCA?