Đúng lúc họ Tập tới VN, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter thị sát Biển Đông

06 Tháng Mười Một 201512:26 SA(Xem: 12280)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 06 NOV 2015

 

Hoa - Mỹ tranh hùng

 image020

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Biển Đông, đổ lỗi TQ gây căng thẳng

 

image023

Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt của Hoa Kỳ ở Biển Đông (Ảnh: Hải quân Mỹ chụp ngày 29/10/ 2015).

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm nay đã lên một chiếc hàng không mẫu hạm của Mỹ hiện ở biển Đông rồi sau đó đổ lỗi cho Trung Quốc đã gây căng thẳng trong khu vực.

Chuyến thăm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt của ông Carter cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein diễn ra một tuần sau khi tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen tới gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở vùng biển tranh chấp.

Quan chức quốc phòng Mỹ phát biểu với báo chí quốc tế tại vị trí cách quần đảo Trường Sa khoảng 200 hải lý:

“Có mặt trên hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông) là một hành động mang tính biểu tượng và cho thấy sự hiện diện làm bình ổn khu vực này của Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ qua.”

Khi được hỏi về tầm quan trọng của chuyến đi, ông Carter nói rằng “chuyến đi được chú ý là bởi vì tình hình căng thẳng tại khu vực này, nhất là vì các tranh chấp ở biển Đông, và cũng vì phần lớn các hoạt động mà Trung Quốc thực hiện trong năm qua”.

Khi được hỏi về hoạt động của ông Carter, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh phản đối việc Mỹ “kích động và đe dọa” an ninh khu vực.

image025

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trên máy bay Osprey V-22 sau thăm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở Biển Đông, ngày 5/11/2015.

Bà Hoa nói rằng Trung Quốc “luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do hàng hải và bay của mọi nước theo luật pháp quốc tế”.

Nữ phát ngôn viên này nói thêm rằng “điều chúng tôi phản đối là việc giơ cao biểu ngữ tự do hàng hải để quân sự hóa biển Nam Trung Hoa, thậm chí là kích động và đe dọa tới chủ quyền và quyền lợi an ninh của nước khác”.

Chuyến đi chớp nhoáng của hai ông Carter và Hussein diễn ra vài ngày sau khi một chiến hạm có phi đạn hướng dẫn của Hoa Kỳ đến khu vực nằm trong phạm vi 22 kilomet gần bãi đá Subi trong quần đảo Trường Sa.

Bắc Kinh đã khởi động dự án xây dựng hồi năm ngoái để biến những bãi đá chìm thành những hòn đảo có thể xây phi đạo và các cơ sở khác, làm lơ trước các khẳng định chủ quyền đối nghịch nhau của Philippines, Việt Nam, Đài Loan và các quốc gia Á châu trong khu vực. Chính phủ Obama tuyên bố việc điều động chiến hạm này là một cuộc diễn tập thường kỳ nhắm bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển.

Vụ tranh chấp này làm lu mờ cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng ASEAN ngày hôm qua tại Kuala Lumpur, với sự tham dự của ông Carter và các đối tác của Trung Quốc, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản.

Các vị bộ trưởng đã không đưa ra được một thông cáo chung như thường lệ vào cuối diễn đàn, sau khi Trung Quốc vận động chận mọi sự đề cập đến vấn đề Biển Đông gây tranh cãi.

VOA Cập nhật: 06.11.2015  Theo Reuters, AP

23 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11056)
Hải đồ mặt trận quần đảo Trường Sa trước đây. Bắc Kinh nay mở lời kêu gọi Philippines họp song phương gác bỏ dị biệt cùng khai thác. Du lịch có lẽ là hướng khai thác đầu tiên mở ra con đường hòa bình cho biển Đông Nam Á. (VĂN HÓA).
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11089)
Về Biển Đông, ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc xây một pháo đài ở khu vực này. Tháng 3 vừa qua, ông đã tuyên bố rằng : “Họ làm điều đó tùy thích vì họ không tôn trọng tổng thống của chúng ta và họ không tôn trọng đất nước chúng ta.”
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11274)
Gió đã đổi chiều
02 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11551)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu?
30 Tháng Mười 2016(Xem: 13131)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu? (Kỳ 1)
25 Tháng Chín 2016(Xem: 10712)
"Dân biểu Forbes đã tỏ ý rất quan ngại trước nguy cơ Trung Quốc lợi dụng thời cơ mấy tháng cuối trong nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Barack Obama để « thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, mở rộng việc bồi đắp bãi Scarborough, tăng tốc quân sự hóa các đảo nhân tạo (tại Trường Sa)… nhằm thách thức quyết tâm của Hoa Kỳ ».
22 Tháng Chín 2016(Xem: 11955)
Luật pháp quốc tế: UNCLOS 1982 hay Phán quyết PCA?