USS Lassen "áp sát" viền 12 hải lý Su Bi, Vành Khăn; Lan Châu 170, Đài Châu 533 "bám sát" Lassen

28 Tháng Mười 201512:42 SA(Xem: 13851)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 28 OCT 2015

Mê hồn trận Biển Đông: Hoa-Mỹ tranh hùng biểu diễn

USS Lassen "áp sát" 24km Su Bi và Vành Khăn; Lan Châu 170 và Đài Châu 533 "bám sát" Lassen
image011

Mỹ điều tàu chiến tới Trường Sa, Trung Quốc nổi giận

image015

Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen trong khu vực Thái Bình Dương (ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp).

VOA 27.10.2015

Trung Quốc đã giận dữ phản đối Hoa Kỳ đưa tàu khu trục USS Lassen tới áp sát các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông.

Chính quyền Bắc Kinh cho biết đã cảnh cáo và theo đuôi chiến hạm có trang bị tên lửa dẫn đường của Hoa Kỳ hôm nay, 27/10.

Theo các quan chức Mỹ, trong chuyến đi kéo dài vài tiếng đồng hồ, tàu USS Lassen đã tiến vào khu vực biển 12 hải lý tại bãi đá Vành Khăn và Subi ở Trường Sa.

Đây là bước đi đầu tiên của Mỹ nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải ở biển Đông, trực tiếp thách thức Trung Quốc, và theo các nhà quan sát, nhiều khả năng sẽ làm leo thang căng thẳng.

Việt Nam là nước có đường biên giới núi liền núi, sông liền sông thì phải có phát ngôn một cách thận trọng. Việc này, Mỹ đã thông báo vài tuần rồi. Trung Quốc lên tiếng phản đối, còn Việt Nam về chính thức là im lặng. Im lặng tức là đồng ý còn gì.

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế tại Hà Nội nói.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đã theo dõi, theo đuôi và cảnh cáo chiến hạm USS Lassen khi tàu này tiến vào vùng lãnh hải gần các hòn đảo và bãi đá ở Trường Sa một cách “trái phép” và không được sự cho phép của Trung Quốc.

“Trung Quốc kiên quyết phản đối các hành động khiêu khích có chủ ý của bất kỳ nước nào,” thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

Sau đó, trong cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ này nói rằng nếu Hoa Kỳ tiếp tục “gây căng thẳng trong khu vực”, Trung Quốc có thể sẽ đi tới kết luận rằng nước này cần phải “gia tăng và tăng cường khả năng phù hợp”.  

Ông Lục không nói rõ việc tăng cường đó là gì, nhưng cho biết ông hy vọng là Bắc Kinh sẽ không phải làm điều đó. Tuy nhiên, bình luận của ông cũng ám chỉ rằng Trung Quốc có thể tăng cường thêm nữa sự hiện diện quân sự trên biển Đông. Ông này nói thêm:

“Trung Quốc hy vọng sẽ sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình để giải quyết mọi tranh chấp, nhưng nếu Trung Quốc phải đáp trả thì thời điểm, biện pháp và nhịp độ của sự đáp trả này sẽ được quyết định dựa trên mong muốn và nhu cầu của Trung Quốc”.

Một quan chức quốc phòng của Mỹ được các hãng thông tấn phương Tây trích lời nói rằng các chuyến đi trinh sát của tàu chiến Hoa Kỳ sẽ được thực hiện thường xuyên và sẽ diễn ra trong vòng vài tuần nữa, và có thể được tiến hành gần những nơi mà Việt Nam và Philippines đã xây dựng trên Trường Sa.

Nhận định về hành động mới nhất của Mỹ, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, chủ tịch một cơ quan nghiên cứu tư nhân mới thành lập có tên gọi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói rằng đây là “một chuyến đi mang tính biểu tượng để mà bảo vệ lợi ích của Mỹ về tự do hàng hải, và phục vụ cho việc ổn định cũng như giữ nguyên trạng biển Đông”.

Trung Quốc kiên quyết phản đối các hành động khiêu khích có chủ ý của bất kỳ nước nào.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Việt Nam chưa lên tiếng phản ứng sau khi Hoa Kỳ điều tàu vào Trường Sa. Về sự dè dặt này, ông Trường nói thêm:

“Im lặng là đồng ý còn gì. Mỹ có ở cạnh sát Trung Quốc mấy nghìn cây số đâu. Việt Nam là nước có đường biên giới núi liền núi, sông liền sông thì phải có phát ngôn một cách thận trọng.

Việc này, Mỹ đã thông báo vài tuần rồi. Trung Quốc lên tiếng phản đối, còn Việt Nam về chính thức là im lặng. Im lặng tức là đồng ý còn gì.

Mỹ là cường quốc, có sức mạnh, nên làm những chuyện đấy là làm được. Chứ ta, Việt Nam, chả lẽ lại gây thêm những cái phức tạp cho Trung Quốc?

Muốn ổn định là phải đi với Trung Quốc, và muốn phát triển là phải đi với các nước lớn để dùng làm đòn bẩy trong quan hệ với Trung Quốc.

Và để phát triển kinh tế nữa thì phải đi với Mỹ, Nhật Bản, EU và với Trung Quốc. Mình phải tính, phải dựa vào lý trý chứ không thể dựa vào tình cảm được.

Theo tôi, quan điểm chính thức của Việt Nam là rõ rồi. Việt Nam ủng hộ tự do hàng hải, và bất cứ hành động nào duy trì hòa bình, ổn định và nguyên trạng biển Đông. Và Mỹ cũng nhiều lần tuyên bố là Mỹ sẽ hành động theo luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng chấp nhận là phải hành động theo luật pháp quốc tế.

Về cơ bản thì quan điểm của Mỹ và Việt Nam là nhất trí với nhau. Chính quyền Mỹ người ta hiểu lập trường của Việt Nam, cái vị trí địa chiến lược của Việt Nam là vô cùng khó, vô cùng tinh tế, chịu sức ép rất lớn, hàng ngày, hàng giờ của Trung Quốc, thì mình phải tính cho kỹ là ở chỗ đó.

Việt Nam tính toán một cách có trách nhiệm, chứ không phải là sợ Trung Quốc hay là không sợ Trung Quốc”.

Trong khi đó, Philippines, một trong các quốc gia mạnh mẽ phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông, hoan nghênh hành động của Mỹ. Tổng thống Philippines tuyên bố:

“Việc Mỹ đi qua các vùng biển tranh chấp này là để chứng tỏ là các nguyên tắc về tự do hàng hải là như thế nào, và họ hành động như vậy để không có việc thay đổi nguyên trạng trên thực địa.”

Việc Mỹ đi qua các vùng biển tranh chấp này là để chứng tỏ là các nguyên tắc về tự do hàng hải là như thế nào, và họ hành động như vậy để không có việc thay đổi nguyên trạng trên thực địa.

Tổng thống philippines Benigno Aquino tuyên bố.

Nhật Bản, quốc gia cũng có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc nhưng là trên biển Hoa Đông, một lần nữa lặp lại quan ngại về hành động của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp.

Khi được các hãng thông tấn hỏi về phản ứng đối với hoạt động của tàu khu trục USS Lassen, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để nhận các thông tin tình báo.

Trong khi đó, một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Australia nói rằng chính quyền Canberra mạnh mẽ ủng hộ quyền của mọi nước “về tự do hàng hải, tự do bay bên trên biển Đông, theo luật pháp quốc tế”, nhưng nói thêm rằng “Australia không liên quan tới hoạt động hiện thời của Hoa Kỳ ở biển Đông”.

Tàu khu trục USS Lassen từng do Hạm trưởng người Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng chỉ huy từ năm 2009 tới năm 2010. Tàu này từng tới thăm Đà Nẵng vào tháng 11/2009.

Lần cuối cùng tàu hải quân Mỹ tiến vào khu vực phạm vi 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông là năm 2012./

Trung Quốc điều hai khu trục hạm bám tàu Mỹ ở Biển Đông

28/10/2015 |

Hải quân Trung Quốc tuyên bố sẽ sẽ thực hiện mọi biện pháp để "duy trì an ninh quốc gia".

 

image017

Tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ. Ảnh: Naval Today.


Hải quân Trung Quốc sẽ điều hai tàu khu trục tên lửa "Lan Châu 170" và "Đài Châu 533" áp sát tàu tuần tra của Mỹ để theo dõi mọi động thái, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết, đồng thời cảnh báo quân đội nước này sẽ thực hiện mọi biện pháp để "duy trì an ninh quốc gia".

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại khu vực.

Ông Dương gọi hành động của Mỹ "đe dọa an ninh và chủ quyền Trung Quốc, đe dọa các nhân viên và trang thiết bị trên đảo nhân tạo, đe dọa an toàn của ngư dân" hoạt động tại khu vực Trường Sa, "tổn hại tới hòa bình ổn định khu vực".

Một tàu khu trục tên lửa dẫn dường và một tàu tuần tra hải quân Trung Quốc đã theo sau và cảnh báo tàu chiến Mỹ "đúng luật", Reuters dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng chiến dịch tuần tra của Mỹ là "hành động cưỡng ép nhằm quân sự hóa" khu vực Biển Đông và là "sự lạm dụng" tự do đi lại theo luật pháp quốc tế.

Trong khi đó, một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên nói USS Lassen bị một tàu Trung Quốc theo sau ở khoảng cách an toàn khi nó đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo nhưng không xảy ra sự cố nào.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại cùng ngày đã triệu tập Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus, gọi việc Mỹ tuần tra là "cực kỳ thiếu trách nhiệm", theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Cơ quan này trước đó cảnh báo Bắc Kinh sẽ kiên quyết đáp trả các "hành động khiêu khích đơn phương của bất cứ quốc gia nào".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố nếu Washington tiếp tục "tạo căng thẳng trong khu vực", Bắc Kinh có thể sẽ "tăng cường và củng cố các năng lực liên quan". Ông Lục không nêu chi tiết nhưng bình luận này cho thấy Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông, theo Reuters.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông nhưng không đưa ra được bất cứ bằng chứng pháp lý nào để chứng minh. Bắc Kinh còn ngang nhiên chiếm các bãi đá ngầm ở Trường Sa của Việt Nam và bồi đắp thành các đảo nhân tạo phi pháp.

Việt Nam nhiều lần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.

Như Tâm

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Hải quân Trung Quốc bố trí thêm tàu đổ bộ cỡ lớn mới ở biển Hoa Đông

Đông Bình

27/10/15

 (GDVN) - Trung Quốc tiếp tục tăng cường năng lực tác chiến đổ bộ, phục vụ cho mưu đồ và hành động bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự ở các vùng biển xung quanh.

Theo các tờ báo điện tử Trung Quốc ngày 26 tháng 10, tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn Thái Hành Sơn đã được biên chế cho một chi đội tàu đổ bộ thuộc Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc. Buổi lễ biên chế được tổ chức ở một quân cảng vào ngày 21 tháng 10 năm 2015.

image018

Ngày 21 tháng 10 năm 2015, Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu đổ bộ xe tăng Thái Hành Sơn Type 072A cho Hạm đội Đông Hải


Theo bài báo, tàu đổ bộ Thái Hành Sơn là tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, chủ yếu đảm đương các nhiệm vụ quân sự đa dạng hóa như tiến hành vận chuyển lực lượng đánh bộ vượt biển để tác chiến đổ bộ, vận chuyển sẵn sàng chiến đấu, cứu hộ trên biển, giáo dục quốc phòng.

Việc thực hiện các nhiệm vụ như vậy có ý nghĩa quan trọng đối với “bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển quốc gia”. Nhưng báo Trung Quốc không nói rõ cụ thể về “chủ quyền và quyền lợi biển” ở đây là gì.

Có nguồn tin cho biết, tàu đổ bộ Thái Hành Sơn là tàu đổ bộ xe tăng Type 072A, được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Vũ Xương, hạ thủy ngày 28 tháng 12 năm 2014, có số hiệu là 982, lượng giãn nước đầy là trên 5.000 tấn, dài 119,5 m, rộng 16,4 m, mớn nước 3,2 m, tốc độ 18 hải lý/giờ.

Ngoài ra, còn có 2 tàu đổ bộ Type 072A đã được chế tạo ở nhà máy đóng tàu Bạch Mã, đã lần lượt hạ thủy vào tháng 2 và tháng 6 năm 2015, 1 chiếc trong số đó dự kiến biên chế cho Hạm đội Đông Hải.

image019

Ngày 21 tháng 10 năm 2015, Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu đổ bộ xe tăng Thái Hành Sơn Type 072A cho Hạm đội Đông Hải


Trước đó, theo báo chí Trung Quốc vào ngày 21 tháng 9, gần đây xuất hiện hình ảnh tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 thứ tư chạy thử trên biển. Đây là chiếc đầu tiên của lô thứ hai Type 071, sẽ được đặt tên là Nghi Mông Sơn, có kế hoạch biên chế cho Hạm đội Đông Hải vào tháng 12 năm 2015.

3 chiếc Type 071 thuộc lô thứ nhất gồm Côn Luân Sơn 998, Tỉnh Cương Sơn 999, Trường Bạch Sơn 989 đều đã biên chế cho Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông. Tàu đổ bộ Type 071 có lượng giãn nước khoảng 20.000 tấn.

Các tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 sẽ tăng cường năng lực tác chiến đổ bộ biển xa cho Hải quân Trung Quốc. Chúng cũng thường được Trung Quốc cho tham gia các cuộc tập trận đánh chiếm đảo đá hay các cuộc khủng hoảng như năm 2014 (giàn khoan 981) ở Biển Đông, trực tiếp đe dọa vũ lực đối với Việt Nam - PV.

image020

Tàu đổ bộ cỡ lớn Nghi Mông Sơn Type 071 Trung Quốc chạy thử trên biển


Hiện nay, Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự ở các vùng biển xung quanh như Biển Đông, biển Hoa Đông, gây lo ngại cho các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế - PV.

Trung Quốc tăng cường năng lực tác chiến đổ bộ thực chất là phục vụ cho các yêu sách chủ quyền vô lý ở các vùng biển xung quanh, trong đó có yêu sách “đường lưỡi bò” – yêu sách này mang đậm tính chất bành trướng và thực dân, rất “đặc sắc Trung Quốc” – PV.

Đối với vấn đề này, các nước láng giềng của Trung Quốc và cộng đồng không thể không cảnh giác, đề phòng và chuẩn bị mọi phương án để ứng phó có hiệu quả, thậm chí cần tăng cường hợp tác chặt chẽ với nhau để chặn đứng các cuộc tấn công đổ bộ xâm lược đảo đá, bờ biển trong tương lai, ngăn chặn có hiệu quả các cuộc xung đột vũ trang và chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, bảo vệ luật pháp quốc tế - PV. 

image021

Tàu đổ bộ cỡ lớn Côn Luân Sơn Type 071 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, bố trí ở Biển Đông.

 

image022

Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc triển khai ở Biển Đông

 

image020

Tàu đổ bộ cỡ lớn Nghi Mông Sơn Type 071 đang chạy thử trên biển, chuẩn bị biên chế cho Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc

 

image023

3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, triển khai ở Biển Đông. Loại tàu này có thể chở 4 máy bay trực thăng Z-8F và 2 tàu đổ bộ đệm khí Type 726

 

image024

Tháng 3 năm 2013, biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đi đầu là tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071 tiến hành diễn tập ở Biển Đông (ảnh tư liệu)

 

image025

Tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn thả tàu đệm khí Type 726 trong cuộc diễn tập đổ bộ ở Biển Đông ngày 20 tháng 3 năm 2013

 

image026

Tháng 8 năm 2014, tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 Hạm đội Nam Hải tham gia một cuộc tập trận đổ bộ cỡ lớn ở Biển Đông

 

image027

 

image028

Trung Quốc đã sở hữu vài tàu đổ bộ đệm khí Zubr - loại tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới, đồng thời đã lần đầu tiên cho nó tham gia diễn tập tác chiến đổ bộ lập thể nhiều binh chủng ở Biển Đông vào tháng 7 năm 2015


Đông Bình

26 Tháng Hai 2015(Xem: 16030)
Mạnh ai nấy chiếm! Hồn ai nấy giữ!: "Song song với tầm ảnh hưởng chuỗi đảo bờ tây Thái Bình Dương,Trung Quốc gia tốc chiếm đóng, cải tạo các bãi đá Trường Sa thành căn cứ hậu cần, hỏa điểm"
23 Tháng Hai 2015(Xem: 16078)
Biển Đông sẽ không nổ ra chiến tranh do không nước nào muốn chiến tranh kể cả Mỹ trong lúc này. Lý do: con đường hải lưu quốc tế vẫn đang êm đềm, tài nguyên vẫn còn tiềm ẩn, vị trí chiến lược Đông Nam Á chưa ngã ngũ, chính sách "xoay trục về Châu Á"của Mỹ mới bắt đầu và quan trọng nhất, Trung Quốc, cường quốc số 1 ở Châu Á đang trong giai đoạn hiện đại hóa hải không quân, ít ra phải vài năm nữa để họ có đủ sức mạnh xác quyết đường chín vạch bao trùm biển nam Trung Hoa và biển Đông; nhưng trước mắt, vì "Biển Đông và Lợi ích địa An ninh - Chính trị - Kinh tế của Trung Quốc", họ phải ra tay ... cướp, chớp thời cơ.
18 Tháng Hai 2015(Xem: 31113)
Mây, nước, trời, bình minh trên đảo Trường Sa Lớn nhìn từ ngoài khơi biển Đông - Từ HQ-571 Trường Sa cập bến đảo Trường Sa Lớn nhìn thấy ngay "Ủy ban Hành chánh" Trường Sa Lớn. - Dân chúng sống trên đảo trường Sa Lớn ra đón chào khách đến thăm - Trẻ em sanh đẻ trên đảo Trường Sa Lớn thật ngoan. - Chỉ có trên quần đảo Trường Sa mới có loài cây Phong ba Bão táp.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 16059)
Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, một trong những nội dung công việc mà cơ quan này sẽ thực hiện trong năm 2015 là đề án tổng thể về đầu tư kết cấu hạ tầng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc mở đường bay hàng không dân sự ra quần đảo Trường Sa.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 17521)
Chuyên gia về dầu khí hồi tháng 8 phát hiện một trữ lượng khí lớn ở giếng Lăng Thủy 17 - 2. Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hôm qua cho biết trên trang web, giàn khoan Hải dương 981 mới đây phát hiện một mỏ khí nước sâu lớn cách đảo Hải Nam khoảng 150 km về phía nam.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 14283)
Philippines lên tiếng phản đối Trung Quốc sau khi một tàu tuần duyên của Bắc Kinh đâm húc gây hư hại 3 tàu cá và đe dọa tính mạng ngư dân Philippines trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông.Vụ va đụng hôm 29/1 tại bãi cạn Scarborough là sự cố mới nhất liên quan đến các tranh chấp chủ quyền giữa đôi bên. XEM THÊM: Mục Hoàng Sa - Từ kênh đào Suez tới kênh đào Kra.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 14151)
“Tranh chấp ở Biển Đông không phải là một cuộc tranh giành năng lượng”, Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh và là cố vấn cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết. "Đây là một cuộc tranh chấp vùng biển và không có thỏa hiệp giữa các nước tuyên bố chủ quyền chồng lấn".
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 15707)
Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á tề tựu về Malaysia trong hai ngày tới dự kiến sẽ trao đổi quan điểm về bối cảnh thực thi Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông.Thông tấn xã Bernama của Malaysia hôm nay dẫn lời Ngoại trưởng Datuk Seri Anifah Aman cho hay bên cạnh đó các nhà ngoại giao hàng đầu của ASEAN dự kiến cũng sẽ tham vấn về việc thành lập Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông DOC.
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 14894)
Ngoại trưởng Phiilippines Albert del Rosario hôm thứ Năm (22/1) cho biết nước này đang tìm kiếm mối quan hệ "đối tác chiến lược"với Việt Nam, ngoài Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc đang gia tăng.
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17539)
Đảo đá Chữ Thập cách Sàigon 630km, Gạc Ma cách Sàigon 800km, cách Manila 890 km, miền tây Malaysia 490 km, Kuala Lumpur 1.500 km, đó là những hải cứ có vị trí chiến lược tối quan trọng ở vùng biển phía nam Việt Nam.
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 19689)
Giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc xuất phát từ Hải Nam đang di chuyển về hướng nam, men theo thềm lục địa VN đi tới cửa khấu Singapore, tiến vào eo biển Malacca, tới Ấn Độ dương. Trên dường đi, HD-981 sẽ băng ngang qua các nhà giàn khu vực biển DKI hiện do Hải quân VN đóng chốt.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 15900)
Về tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược đối với Việt Nam một cách tích cực hơn chủ yếu là vì sợ gặp phải sự kháng cự của Việt Nam. Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý rằng, Trung Quốc không có khả năng từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ, và Trung Quốc có thể sử dụng chính sách mới này như một cách hoãn binh cho đến khi họ đủ mạnh để giải quyết vấn đề Biển Đông theo cách riêng của họ.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 21205)
Tháng Tư, 2014, HQ-571 Trường Sa đang thực hiện cuộc hải trình thăm viếng những hòn đảo quê hương thuộc vùng biển Trường Sa, bỗng nhiên có con chim lạ màu đen tuyền không biết từ hướng nào bay đến đậu khá lâu trên đỉnh cột hải đăng con tàu. Vị trí nơi con tàu đang di chuyển là vùng biển mênh mông không có đảo nào cận kề. Ảnh VH
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 17874)
Có đến 50.000 tàu cá Trung Quốc đang sẵn sàng cho “điệp vụ” này. Ngay trước mắt, Hải Nam- tỉnh có diện tích rộng nhất giáp biển Đông - đã có tới 9.000 tàu đánh bắt xa bờ chuẩn bị ồ ạt ra khơi . Từ năm 1999, hàng năm Trung Quốc đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của mình - nuốt trọn 80% diện tích biển Đông, bất chấp phản ứng của Việt Nam và các nước xung quanh khu vực.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 16357)
Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc CNOOC loan báo vừa phát hiện thêm một mỏ dầu khí nước sâu nữa ở Biển Đông. Thông cáo tối ngày 6/1 cho hay tập đoàn dầu khí quốc doanh này tìm thấy trữ lượng dầu khí cỡ trung bình tại giếng Lăng Thủy 25-1.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 16748)
Đài truyền hình TW Trung Quốc (CCTV) ngày 5-1 cho biết gần đây có báo đưa tin Trung Quốc thử nghiệm thành công robot tự động “Hải Yến” tại một khu vực biển nước sâu 1.500m ở biển Đông. Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng “Hải Yến” có thể hoạt động dưới độ sâu 1.500m và khả năng di chuyển lên đến 1.000km, liên tục trong 30 ngày. TIN LIÊN QUAN - Căn cứ Trung Quốc ở đảo Chữ Thập
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 16765)
Chiến sĩ Hải quân đồn trú trên đảo Len Đao chào tiễn phái đoàn HQ-571 đến thăm đảo. Len Đao là một trong 3 đảo nửa nửa chìm: Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao có vị trí chiến lược trọng yếu trung tâm quần đảo Trường Sa. Trung cộng đã chiếm Gạc Ma năm 1988 sau khi bắn cháy 2 tàu vận tải HQVN và tàn sát 64 thủy thủ. TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17422)
Càng ngày nhận thức chung của khu vực và thế giới đều thấy rằng, vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông không phải là câu chuyện riêng của Trung Quốc, của quan hệ song phương giữa Trung Quốc với VN hay các nước ASEAN, mà là câu chuyện có ý nghĩa chiến lược toàn cầu, nơi lợi ích quốc gia của họ ngày càng gắn chặt với hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23975)
Một trong nhiều cách bảo vệ biển Đông, cuộc chiến thầm lặng của "đặc công biển" là một cuộc chiến không khoan nhượng dưới lòng biển cả. Trong cuộc đối đầu nửa kín nửa hở gữa Việt Nam và Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 xâm nhập bất hợp pháp thềm lục địa VN, đặc công biển được cho là đơn vị có công lớn trong việc đẩy lùi HD-981. Tờ “Chính sách ngoại giao” Mỹ cho rằng, nếu Trung-Việt xảy ra xung đột ở Biển Đông, lực lượng đặc công nhái sẽ là “đối thủ khó chơi” của Trung Quốc.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18282)
Thời báo Hoàn Cầu: "Việt Nam đã tập trung năng lực phòng thủ vào 9 đảo lớn, 20 điểm đảo trong quần đảo Trường Sa, các đảo Trường Sa và Nam Yết là đồn lũy phòng thủ cốt lõi của quân đội Việt Nam ở Biển Đông nhưng thiếu tên lửa đất đối hạm”