Cứ điểm Lăng Cô: Tuyến đầu ngăn chặn, bao vây Đà Nẵng?

13 Tháng Mười 20159:43 CH(Xem: 20436)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 14 OCT 2015

Cứ điểm Lăng Cô: Tuyến đầu ngăn chặn, bao vây Đà Nẵng?

image035

Vòng tròn đỏ: Vùng lãnh hải gần như bất khả xâm phạm của Trung Quốc. Vùng biển này nông, có độ sâu khoảng 30 - 60 mét, rất nguy hiểm đối với việc khám phá đường di chuyển của tầu ngầm. Lăng Cô chính là trạm tiền phương canh gác cho căn cứ Hải Nam, đồng thời kiểm soát luôn sự ra vào của chiến hạm, máy bay lên xuống mỗi khi ghé cảng Tiên Sa. Đồ họa Văn Hóa

 

image037image039image041

Vòng tròn đỏ nhỏ: Căn cứ Lăng Cô; Vòng tròn đỏ lớn: Hòn Sơn Trà quan sát toàn bộ vịnh Đà Nẵng.

Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Lăng Cô - Thừa Thiên Huế?

image042

Khu vực dự án nằm dưới chân núi Phú Gia, chỉ cách đèo Phú Gia hơn 1km, và ngay sát Biển Đông.

 

image044

Lập ra Resort Angsana 5 sao  ở Lăng Cô Huế có nhiều khách du lịch đến nghỉ không?

image046

Vịnh Lăng Cô

 image048image050

Vịnh Lăng Cô

 

image051

Vịnh Lăng Cô nhìn thẳng ra biển Hoàng Sa tây.

 

 image053

image037
Vịnh Lăng Cô án ngữ mạn Bắc căn cứ hải quân Đà Nẵng.

 

 image054

Lê Anh Hùng

Công ty TNHH MTV Bãi Chuối là chủ đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối, thuộc khu vực đèo Hải Vân. Đây là một vị trí rất nhạy cảm về an ninh - quốc phòng, chính vì vậy mà dư luận đã lên tiếng phản đối gay gắt.

Tuy nhiên, mới đây chúng tôi còn phát hiện ra rằng Cty này không dừng ở dự án trên mà còn đang nhắm đến một vị trí nhạy cảm khác ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đó là dự án khu nghỉ dưỡng nằm ở thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô và thôn Phú Hải 2, xã Lộc Vĩnh.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết diện tích đất được giao cho dự án lên tới xấp xỉ 200ha. Khu vực dự án nằm ngay cạnh bờ biển, cách đường quốc phòng chạy quanh núi Hòn Dòn (nơi có kho vũ khí của Bộ Quốc phòng) khoảng 1km, cách Cảng Chân Mây chừng 4km, cách đèo Phú Gia trên QL 1A hơn 1 km, cách đèo Hải Vân khoảng 7km, và cách đèo Phước Tượng trên QL 1A khoảng 17km.

Vùng biển dưới chân Hòn Dòn, đặc biệt là cảng Chân Mây, có mực nước rất sâu; sát chân núi đã có những chỗ sâu mười mấy mét; cách chân núi một quãng ngắn mực nước đã sâu xấp xỉ hai chục mét, cho phép tàu tải trọng từ hàng chục đến hàng trăm ngàn tấn cập vào.

Với địa thế trước mặt là biển, sau lưng là núi và nằm ở vị trí như trên, khu vực dự án của Cty TNHH MTV Bãi Chuối rõ ràng là một địa điểm hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng.

Nếu một quốc gia bên ngoài thiết lập được căn cứ quân sự ở đây thì khi có biến, đội quân nằm vùng sẽ khống chế đường quốc phòng ven biển, tạo điều kiện cho lực lượng đổ bộ từ biển vào, kiểm soát và khai thác kho vũ khí của Bộ Quốc phòng, chiếm lĩnh các cao điểm trên núi Hòn Dòn, khống chế cảng Chân Mây cùng toàn bộ khu vực xung quanh, đồng thời chia cắt QL 1A tại 2 vị trí xung yếu là đèo Hải Vân và đèo Phú Gia, chưa kể đèo Phước Tượng và cầu Nước Ngọt (bắc qua sông Bu Lu, nằm giữa đèo Phú Gia và đèo Phước Tượng) cũng cách đấy không xa. Việt Nam dễ dàng bị chia cắt thành hai phần ở dải đất hẹp với nhiều chỗ hiểm trở này.

image055

Khu vực dự án nằm dưới chân núi Phú Gia, chỉ cách đèo Phú Gia hơn 1km, và ngay sát Biển Đông.

 

image056

Đường quốc phòng ven biển, chạy quanh Hòn Dòn. Khu vực này không chỉ có kho vũ khí bí mật của Bộ Quốc phòng, mà mực nước biển dưới chân núi còn rất sâu, cho phép tàu chiến tải trọng hàng chục ngàn tấn trở lên đổ bộ.

​Câu hỏi không thể không đặt ra ở đây là: Một công ty nước ngoài nhắm đến những vị trí nhạy cảm về an ninh - quốc phòng như vậy thì phải chăng có điều gì khuất tất, mờ ám?

Xin thưa, tổng giám đốc Cty TNHH MTV Bãi Chuối là ông Lim Kam Lo, một người Hoa quốc tịch Canada. Trước đây, khi được giao 100ha đất để đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối vào tháng 3.2008, người ta công bố công ty mẹ của dự án là Cty Cattigara One Ltd. của Singapore. Tuy nhiên, khi chúng tôi tìm kiếm trong danh sách công ty ở Singapore thì cái tên Cattigara One lại không tồn tại. Điều đáng ngạc nhiên là kết quả tìm kiếm lại cho ra một doanh nghiệp khác liên quan đến cái tên Cattigara vẫn còn đang hoạt động – đó là công ty Cattigara Two Private Limited.

image057

Kết quả tìm kiếm trên trang Singapore Company Name Check chỉ cho ra Cty Cattigara Two Limited, Cty Cattigara One Limited hiện đã biến mất.

Chưa hết, mặc dù là chủ của những dự án hàng trăm triệu USD ở Việt Nam, nhưng Cattigara (cả Cattigara One Ltd. lẫn Cattigara Two Private Ltd.) lại không nằm trong danh sách những công ty nổi bật ở Singapore và thậm chí còn không để lại bất cứ thông tin gì trên các trang thông tin doanh nghiệp nói riêng hay trên Internet nói chung, ngoại trừ… dòng địa chỉ của Cattigara Two Private Ltd.

Singapore hoàn toàn không phải là địa bàn xa lạ gì với người Trung Quốc, và dư luận thì vẫn đang xôn xao về vụ lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi dự định mời tập đoàn CPG, một công ty Singapore nhưng đã bán cho một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, lập quy hoạch huyện đảo Lý Sơn.

Không còn nghi ngờ gì, giống như Cty Silver Shores Ltd., chủ đầu tư của những dự án nằm ở những vị trí nhạy cảm về an ninh - quốc phòng ở Đà Nẵng, công ty Cattigara One Ltd, công ty mẹ của Cty TNHH MTV Bãi Chuối, cũng là một công ty ma. Và, tương tự Silver Shores Ltd., Cattigara One Ltd. cũng biến mất sau khi đã hoàn thành “sứ mạng” đóng cho các ông chủ đầu tư “made in Trung Nam Hải” cái mác công ty Mỹ hay công ty Singapore – một mánh khoé chẳng có gì là quá cao siêu song vẫn đủ giúp cho đám quan chức “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” tự tin vung tay quả quyết: Dự án đã được cấp phép “đúng quy trình”.

Những người có ruộng đất thuộc diện bị thu hồi để thực hiện dự án cho chúng tôi biết, chính quyền và nhà đầu tư đã đến đo đạc trên khu đất vài lần; lần mới nhất chỉ cách đây chừng 1 tháng.

Sau những Formosa ở Hà Tĩnh, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình Thuận, hay Silver Shores ở Đà Nẵng, phải chăng người ta đã sẵn sàng chào đón một căn cứ quân sự trá hình khác của Trung Hoa Đại Hán ở Thừa Thiên - Huế?

VOA 08.10.2015

*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng & Nguyễn Đức Quốc

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ

05 Tháng Giêng 2016(Xem: 12170)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14510)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13299)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13022)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15768)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12352)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn