Bắc Kinh: "Nước thứ ba không được dò dầu khí Biển Đông" / Chiến hạm Ấn đến Đà Nẵng

04 Tháng Mười 201511:38 CH(Xem: 13389)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 05 OCT 2015

 

Canh bạc Quốc tế Biển Đông

image016

TQ: Nước thứ ba không được quyền thăm dò dầu khí ở Biển Đông

 

image019

Nơi khai thác dầu thô của Ấn Độ ở vịnh Bengal. Mặc dù không nêu đích danh Ấn Độ, nhưng Bắc kinh lâu nay phản đối hợp đồng khai thác dầu khí của New Delhi với Hà Nội.

Trung Quốc tuyên bố không một nước thứ ba nào có quyền thăm dò dầu khí trên Biển Đông trong những vùng thuộc quyền tài phán của Bắc Kinh mà không được Bắc Kinh cho phép.

Tờ Hindustan Times dẫn phản hồi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 1/10 đáp các câu hỏi của báo này khẳng định Bắc Kinh có ‘chủ quyền không thể tranh cãi tại Trường Sa và các vùng biển lân cận cũng như chủ quyền và quyền tài phán đối với phần đáy biển và tầng đất liên quan. Trung Quốc phản đối bất kỳ hoạt động thăm dò dầu khí của quốc gia hay tập đoàn nào trong các vùng biển thuộc quyền tài phán Trung Quốc mà không được phép của Trung Quốc”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nêu đích danh Ấn Độ trong bình luận này nhưng Bắc Kinh trước nay nhiều lần phản đối hợp đồng khai thác dầu khí của New Dehli với Hà Nội tại các lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Bắc Kinh nói các cơ chế hiện hành đang vận hành tốt để kiềm chế những tranh chấp và Trung Quốc sẽ không cho phép các nước bên ngoài khu vực can thiệp vào chuyện Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định Bắc Kinh theo đuổi nguyên tắc ‘5 kiên trì’ bao gồm kiên trì duy trì hòa bình ổn định Biển Đông, kiên trì giải quyết tranh chấp với các nước liên quan dựa trên luật quốc tế và tôn trọng chứng cứ lịch sử qua các cuộc thương lượng song phương, kiên trì dựa trên hệ thống luật lệ để kiểm soát tranh chấp, kiên trì gìn giữ tự do hàng không-hàng hải ở Biển Đông và kiên trì thực hiện chính sách cùng thắng lợi thông qua hợp tác.

Phản hồi của Trung Quốc được đưa ra sau khi Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ hôm 30/9 nhấn mạnh cần giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế và tuyên bố tăng cường hợp tác để bảo đảm an ninh hàng hải trong khu vực.

Tàu Hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam

image021

Tàu hải quân Ấn Độ INS Sahyadri. Con tàu lớp Shvalik đang thực hiện nhiệm vụ ‘bố trí vận hành’ ở Biển Đông và Tây Bắc Thái Bình Dương.

Tàu hải quân Ấn Độ INS Sahyadri cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày khởi sự từ hôm nay 2/10.

Hải quân Ấn cho hay con tàu lớp Shvalik đang thực hiện nhiệm vụ ‘bố trí vận hành’ ở Biển Đông và Tây Bắc Thái Bình Dương, một phần trong chính sách ‘Hướng Đông’ và ‘Hành động hướng Đông’ của Ấn giữa các động thái bành trướng của Trung Quốc tại khu vực.

Các giới chức Ấn cho hay trong thời gian ghé thăm Việt Nam, thủy thủ đoàn trên tàu sẽ tiến hành các hoạt động nhằm tăng cường hợp tác giữa hải quân hai nước.

Báo nhà nước nói  đây là năm thứ 3 liên tiếp tàu hải quân Ấn Độ thăm hữu nghị Đà Nẵng.

Hai nước Việt - Ấn ký Tuyên bố chung về ‘Thiết lập Đối tác Chiến lược’ năm 2007 và Bản ghi nhớ Hợp tác Quốc phòng năm 2009.

VOA 02.10.2015  Nguồn: One India.com, newkerala.com

 image023

23 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11075)
Hải đồ mặt trận quần đảo Trường Sa trước đây. Bắc Kinh nay mở lời kêu gọi Philippines họp song phương gác bỏ dị biệt cùng khai thác. Du lịch có lẽ là hướng khai thác đầu tiên mở ra con đường hòa bình cho biển Đông Nam Á. (VĂN HÓA).
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11110)
Về Biển Đông, ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc xây một pháo đài ở khu vực này. Tháng 3 vừa qua, ông đã tuyên bố rằng : “Họ làm điều đó tùy thích vì họ không tôn trọng tổng thống của chúng ta và họ không tôn trọng đất nước chúng ta.”
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11302)
Gió đã đổi chiều
02 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11579)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu?
30 Tháng Mười 2016(Xem: 13154)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu? (Kỳ 1)
25 Tháng Chín 2016(Xem: 10738)
"Dân biểu Forbes đã tỏ ý rất quan ngại trước nguy cơ Trung Quốc lợi dụng thời cơ mấy tháng cuối trong nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Barack Obama để « thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, mở rộng việc bồi đắp bãi Scarborough, tăng tốc quân sự hóa các đảo nhân tạo (tại Trường Sa)… nhằm thách thức quyết tâm của Hoa Kỳ ».
22 Tháng Chín 2016(Xem: 11977)
Luật pháp quốc tế: UNCLOS 1982 hay Phán quyết PCA?