Chuyện gì đây: "tàu lạ" bắn giết tàn bạo tàu cá Việt ở vùng biển Kiên Giang DK1/10

15 Tháng Chín 201511:27 CH(Xem: 17924)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 14 SEP 2015

 

image018

Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN - Thái Lan - Malaysia. Đồ họa của VĂN HÓA map

Tàu vũ trang lạ nã đạn tàn bạo vào tàu cá Việt 

14/09/2015

 

Ghi nhận vài chi tiết về vụ tàu cá bị bắn giết:

image020

Tài công Ngô Văn Sinh qua đời bỏ lại vợ và 2 con đang đi học chưa biết nương tựa vào đâu - Ảnh K.Nam

 

image022

Ngư dân bị thương Nguyễn Hùng Cường trong bệnh viện tỉnh Kiên Giang. (Ảnh chụp từ trang web của báo Thanh Niên online).

Kết quả điều tra sơ bộ: khoảng 15g ngày 11-9, xuất hiện một tàu cao tốc trang bị súng máy trước mũi, trên tàu chở theo 6 người mặc đồ rằn ri ...

Tàu vũ trang phát lệnh bằng tiếng Việt qua bộ đàm nội dung: “Yêu cầu tàu Việt Nam dừng lại, không dừng sẽ bắn chết…”. Vừa phát lệnh qua bộ đàm, tàu vũ trang vừa nã đạn bắn liên tục khoảng 15 phút vào tàu số hiệu KG-94811 TS.

Tàu vũ trang tiếp tục đuổi bắn các tàu cá khác  liên tục chừng 15 phút ... “Các con tàu đều bị găm đầy những viên đạn”, thuyền trưởng của cặp tàu này là anh Ngô Văn Sinh bị bắn gục chết trên vôlăng,

Thuyền trưởng tàu cá Cường cho biết con tàu của các tay súng treo cờ Thái Lan ... 2 chiếc tàu khác cũng bị bắn nhưng cũng kịp chạy về hướng nhà giàn DK1/10 Cà Mau.

Theo báo Tuổi Trẻ, cũng tại vùng biển này 2 tháng trước, một tàu cá bị bắt và đòi một khoản tiền chuộc 150.000 đôla.

(Theo BBC, VOA, Tuổi Trẻ, Thanh Nên)

Qua việc các Tàu cá ngư dân Việt bị bắn giết, có nên trang bị tàu vũ trang cao tốc cho các cụm nhà giàn DK1?

 

Vài nét về DK1/10 Cà Mau:

 

image023
Nhà giàn DK1/10 Cà Mau nhìn từ trên không
. Wikipedia

 

image025

Cận cảnh nhà giàn DK1/10 Cà Mau. Google images

Nhà giàn (DK1/10) ở bãi cạn Cà Mau thuộc vùng biển Kiên Giang. DK1/10 tính từ mũi Cà Mau ra khơi rất xa  giáp ranh vịnh Thái Lan. Năm 1988, sau khi xẩy ra biến cố Gạc Ma, Việt Nam quyết định thành lập một loạt các cứ điểm Khoa học Kỹ thuật gọi là Cụm nhà Giàn cắm dọc theo miền duyên hải và bãi cạn xa bờ. Năm 1994, cụm nhà giàn Cà Mau được hoàn thành  nhưng hiện chỉ có 1 nhà giàn đang sử dụng đó là nhà giàn DK1/10 cách mũi Cà Mau khoảng từ 250 - 350 hải lý.

Trong sự cố tổ hợp 6 tàu cá ngư dân Việt các người bịt mặt trên tàu vũ trang cao tốc bắn giết tàn bạo vào khoảng 15g ngày 11-9-2015, có một vài tàu cá cố vượt thoát chạy về hướng nhà giàn DK1/10.

Khoảng cách từ nhà giàn DK1/10 đến hiện trường bị bắn giết chưa biết là xa bao nhiêu và về hướng nào, nhưng với trang bị thông tin liên lạc hiện nay với các tàu cá, ban chỉ huy nhà giàn lộ ra khuyết điểm trong việc bảo vệ an ninh, an toàn cho ngư dân đi đánh cá, đó là chưa kể đến trường hợp bão tố bất ngờ kéo đến, nhà giàn có đủ sức che chở cho tàu cá tắp vào trú ngụ hay không?

Qua sự xuất hiện bất ngờ và nhanh chóng cùa "tàu lạ vũ trang", một vấn đề đặt ra cho nhà nước là có kế hoặch nào trang bị tàu vũ trang cao tốc cho các cụm nhà giàn dọc theo miền duyên hải và ở các bãi cạn xa bờ, nhằm đối phó với sự xâm nhập của "hải tặc" hoặc "tàu lạ".

Súng đã nổ bắn giết ngư dân ở vùng biển Kiên Giang phía Tây Nam nước Việt, không thể không nghĩ tới việc ngày giờ nào súng sẽ nổ ở quần đảo Trường Sa. Hậu quả, diễn biến của nó khó lường như lời Ct Trương Tấn Sang phát biểu hôm tháng 9/2015. (lkt)
image027

Cao xạ trên đỉnh nhà giàn DK1/18 bãi Phúc Tần. Ảnh LKT
image029

Cận cảnh nhà giàn DK1/18 bãi Phúc Tần. Ảnh LKT

++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:
Xử lý đứng đắn biển Đông là xử lý ra sao?

image030

Ảnh minh họa. Google images

Ông Trương Tấn Sang và ông Tập Cận Bình trong cuộc gặp hôm 3/9 đều nói cần "xử lý đúng đắn" các bất đồng về biển Đông

Trong một diễn biển riêng rẽ, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam hôm thứ Năm 3/9 đã đồng ý sẽ "xử lý đúng đắn" các bất đồng liên quan tới tranh chấp ở biển Đông, Tân Hoa Xã đưa tin.

"Chúng tôi ủng hộ việc xử lý đúng đắn các tranh chấp giữa hai bên thông qua đối thoại, và mở rộng hợp tác và các lợi ích chung," Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình nói với ông Trương Tấn Sang trong chuyến đi của Chủ tịch Việt Nam tới Trung Quốc dự lễ duyệt binh đánh dấu 70 năm kết thúc Thế chiến II tại Á châu.

Về phần mình, Chủ tịch Sang nói: "Việt Nam hy vọng tăng cường sự tin cậy chính trị... xử lý đúng đắn những khác biệt và tăng cường hợp tác hai bên cùng có lợi," Tân Hoa Xã trích thuật./

(theo BBC)

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:

- Nghị định 71/2015.

Nghị định 71-2015 "đuổi tàu lạ" hay chống "tàu lạ đuổi"có cho bắn đạn thật không?

10 Tháng Chín 2015

"BÁO VĂN  HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 11 SEP 2015

VN cho dùng vũ khí đuổi tàu nước ngoài


image031

Image copyright Xinhua Image caption Tàu cá Trung Quốc tại Biển Đông

Hôm 9/9, Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị định 71/2015 cho phép lực lượng tuần tra dùng vũ khí truy đuổi tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải.

Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10, Nghị định này về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Việt Nam.

Theo đó, “trong trường hợp phát hiện vi phạm, nghị định cho phép các lực lượng tuần tra, kiểm soát trong khu vực biên giới biển có quyền truy đuổi phương tiện đường thủy nước ngoài trong nội thủy và lãnh hải Việt Nam.

Việc truy đuổi có thể tiến hành liên tục, không ngắt quãng ra đến ngoài ranh giới lãnh hải hoặc vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam, và chấm dứt khi phương tiện bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ khác”.

“Khi các lực lượng chức năng đã sử dụng tín hiệu yêu cầu đối tượng vi phạm dừng lại để kiểm tra nhưng đối tượng không chấp hành, người chỉ huy lực lượng truy đuổi có quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật”, Nghị định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 3/9 nêu rõ.

Nghị định không nêu rõ loại vũ khí nào đúng 'quy định của pháp luật'.

‘Hành động cương quyết’

Trao đổi với BBC Tiếng Việt qua điện thoại hôm 9/9, ông Nguyễn Đức Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Biển và Hải đảo (SEA Institute) bình luận:

“Tôi cho rằng nghị định mang tính chất quan trọng này được ban hành đúng thời điểm và cũng là đòn răn đe các tàu nước ngoài có hành vi xâm phạm vùng biển Việt Nam. Đây là động thái cho thấy chính phủ cương quyết bảo vệ ngư dân và lãnh hải Việt Nam”.

Tôi cho rằng nghị định mang tính chất quan trọng này được ban hành đúng thời điểm và cũng là đòn răn đe các tàu nước ngoài có hành vi xâm phạm vùng biển Việt Nam. Đây là động thái cho thấy chính phủ cương quyết bảo vệ ngư dân và lãnh hải Việt Nam.Nguyễn Đức Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Biển và Hải đảo

Khi được hỏi liệu hành động sử dụng vũ khí có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường trên biển trong thời gian tới, ông Thắng đáp:

“Nghị định 71/2015 vẫn đảm bảo đường lối giữ hòa khí và đấu tranh bằng phương pháp hòa bình để bảo vệ lãnh hải. Do vậy, không có cơ sở quan ngại về hệ lụy của nó”.

Tiếc là hôm 9/9, BBC Tiếng Việt đã liên hệ nhiều lần nhưng không nghe được ý kiến của luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, thành viên Ban nghiên cứu pháp lý biển Đông và hải đảo.

Ông Nghĩa từng được báo Tuổi Trẻ dẫn lời cách đây một năm:

"Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Đại biểu Quốc hội chắc chắc sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri".

"Còn phía dư luận thế giới chắc sẽ bình luận rằng: Một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng chính thức gì thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng. Và đây có thể là một cái cớ để phía Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa", ông Nghĩa được dẫn lời trên Tuổi Trẻ./

BBC 9 tháng 9 2015

05 Tháng Giêng 2016(Xem: 12143)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14481)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13281)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12998)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15749)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12343)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn