Canh bạc Biển Đông sẽ ngã giá trong thượng đỉnh Mỹ-Hoa?

06 Tháng Chín 20159:26 CH(Xem: 16183)

"BÁO VĂN HOÁ - CALIFORNIA" THỨ HAI 07 SEP 2015

Canh bạc Biển Đông sẽ ngã giá trong thượng đỉnh Mỹ-Hoa?

 image009

Vàng: Subic - Cam Ranh nối liền hàng hải hàng không? Đường bay này tương đối cách xa đảo Chữ Thập.

Đỏ: Căn cứ Phú Lâm (Tam Sa) trực tiếp chỉ huy và yểm trợ đảo Chữ Thập.

Đen: Những mũi chỉ huy và tấn công phát xuất từ Chữ Thập.

Xanh: Tuyến hàng hải quốc tế từ eo Malacca qua mũi Singapore qua Luzon-CaoHùng và ngược lại. Tuyến này đi ngang qua đảo Chữ Thập. ĐỒ HỌC VĂN HÓA map 

 

 image011

Chấm đỏ: 7 đảo Trung Quốc bồi đắp thành căn cứ quân sự khống chế an ninh quần đảo Trường Sa gồm có: Chữ Thập, Ga Ven, Châu Viên, Gạc Ma, Vành Khăn, Xu Bi, Tư Nghĩa.

Chấm đen: Mục tiêu nhắm tới: Trường Sa Đông, bãi Cỏ Mây, bãi Trăng Khuyết, bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough. ĐỒ HỌC VĂN HÓA map 

 

 image013

Vòng tròn đỏ trên: TQ sẽ vẽ Vùng nhận diện phòng không quần đảo Hoàng Sa và Vùng nhận diện phòng không quần đảo Trường Sa(vòng tròn đỏ to).

Chấm đỏ: Căn cứ Chữ Thập.

Mũi tên xanh lá cây: Tam giác chiến lược Manila-Cam Ranh-Singapore có đủ sức làm giảm áp lực quân sự của 7 đảo tân tạo?

Mũi tên xanh đậm: Tuyến hàng hải quốc tế qua lại. ĐỒ HỌC VĂN HÓA map 

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++

Xử lý đứng đắn biển Đông là xử lý ra sao?

image014

Ảnh minh họa. Google images

Ông Trương Tấn Sang và ông Tập Cận Bình trong cuộc gặp hôm 3/9 đều nói cần "xử lý đúng đắn" các bất đồng về biển Đông

Trong một diễn biển riêng rẽ, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam hôm thứ Năm 3/9 đã đồng ý sẽ "xử lý đúng đắn" các bất đồng liên quan tới tranh chấp ở biển Đông, Tân Hoa Xã đưa tin.

"Chúng tôi ủng hộ việc xử lý đúng đắn các tranh chấp giữa hai bên thông qua đối thoại, và mở rộng hợp tác và các lợi ích chung," Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình nói với ông Trương Tấn Sang trong chuyến đi của Chủ tịch Việt Nam tới Trung Quốc dự lễ duyệt binh đánh dấu 70 năm kết thúc Thế chiến II tại Á châu.

Về phần mình, Chủ tịch Sang nói: "Việt Nam hy vọng tăng cường sự tin cậy chính trị... xử lý đúng đắn những khác biệt và tăng cường hợp tác hai bên cùng có lợi," Tân Hoa Xã trích thuật.

theo BBC

++++++++++++++++++++++++++++

Việt Nam sẽ ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Philippines

 image016

Người Việt và người Philippines cùng tham gia biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc tại khu tài chính của thành phố Makati.

Việt Nam và Philippines sẽ ký hiệp định ‘đối tác chiến lược’ vào cuối năm nay. Tờ Inquirer cho rằng thỏa thuận này sẽ biến hai nước trở thành một ‘liên minh vững chắc’ khiến cho Trung Quốc phải lo lắng

Trong bài phát biểu nhân ngày quốc khánh Việt Nam 2/9, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ví mối quan hệ đối tác này như một ‘cơ chế mang lại lợi ích nhiều hơn’ cho sự hợp tác giữa hai nước.

“Là đối tác chiến lược, chúng tôi nhắm đến việc có được các kết quả... một sự hợp tác ở tầm mức cao nhất có thể”, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói với các nhà báo hôm thứ Tư.

Trong khi đó, Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương cho biết: “Chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến Biển Đông một cách ôn hòa nhất, phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Hiệp định ‘đối tác chiến lược’ sẽ biến Việt Nam trở thành đối tác thứ ba của Philippines, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản, quốc gia mà Philippines cũng đang tăng cường các mối quan hệ quốc phòng.

Philippines vốn được xem là có sự bảo hộ của Hoa Kỳ nhờ hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ, đồng thời cũng là đồng minh lâu đời và quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực.

Đàm phán về hiệp định đối tác chiến lược giữa hai nước bắt đầu từ chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đến Manila vào năm ngoái.

Inquirer trích lời Đại sứ Việt Nam Trương Triều Dương cho biết việc đàm phán hiệp định đã hoàn tất và cả hai bên đang tiến hành đúc kết dự thảo hiệp định.

“Bản dự thảo đã gần hoàn tất. Sẽ toàn diện hơn, [quan hệ đối tác] sẽ mang lại nhiều kết quả hơn trong mọi mặt của mối quan hệ giữa hai nước. Đây sẽ là một tin mới trong hội nghị APEC”.

Việt Nam, Philippines và một số nước láng giềng đều có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông, một khu vực được cho là giàu tài nguyên và có nguồn lợi thương mại lớn. Nhưng cả Việt Nam và Philippines đều phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với đường lưỡi bò 9 đoạn chiếm gần trọn Biển Đông.

Tờ Jakarta Post trích nguồn tin của AFP cho biết cả hai chính phủ đều nói hiệp định sẽ củng cố các mối quan hệ quốc phòng, chính trị và kinh tế giữa hai quốc gia vốn được xem là quan trọng nhất trong vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.

++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

TQ duyệt binh lớn hàm ý chuẩn bị chuyến đi Mỹ sắp tới của ông Tập?
image018

TQ duyệt binh kỷ niệm kết thúc Thế chiến Hai

Image copyright EPA Image caption Duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn sáng 3/9

Trung Quốc tổ chức duyệt binh đánh dấu 'chiến thắng Đế quốc Nhật' trong Đệ nhị Thế chiến, đồng thời phô diễn sức mạnh quân sự ở quy mô lớn chưa từng thấy.

Trong bài phát biểu khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã vinh danh ‘người Trung Quốc chiến đấu kiên cường để đánh bại quân Nhật xâm lăng’.

Trong diễn văn, ông Tập Cận Bình tuyên bố sẽ cắt giảm 300.000 quân.

Ông nói Trung Quốc “sẽ kiên trì đi con đường phát triển hòa bình”.

Khoảng 12.000 binh lính và 200 máy bay, cũng như xe tăng và tên lửa, đã tham gia diễu hành tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

Hơn 80% thiết bị quân sự được giới thiệu đến công chúng lần đầu tiên, báo nhà nước cho biết.

Ông Tập Cận Bình, người đứng đầu Quân ủy trung ương, chỉ huy lực lượng vũ trang, hiện diện giữa lễ đài cùng với hơn 30 nguyên thủ nước ngoài.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye là những nguyên thủ nổi bật nhất tham dự sự kiện này. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng có mặt trong lễ diễu binh.

Nhiều lãnh đạo các nước lớn, gồm Hoa Kỳ, Anh, Úc và Nhật Bản, đã từ chối tham gia.

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cũng tham dự lễ duyệt binh.

"Trong giai đoạn quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, cũng như leo thang quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một số nhà lãnh đạo không muốn dính líu vào một cuộc diễu binh thể hiện chủ nghĩa dân tộc chống Nhật", ông Alexander Neill, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ở Singapore nhận định.

Bà Carrie Gracie, Biên tập viên của BBC Trung Quốc, đang có mặt ở Thiên An Môn, cho biết bầu trời đã có lại màu xanh sau khi chính quyền đóng cửa các nhà máy, cấm tổ chức tiệc nướng và cấm xe du lịch đỗ lại trong thành phố.

Không có bong bóng hay chim bồ câu xung quanh quảng trường để phòng ngừa chúng làm gián đoạn cuộc trình diễn máy bay quân sự, bà nói.

 

image020

Image copyright Reuters Image caption Người dân tụ tập quanh một chiếc xe tăng tham gia duyệt binh

Chào bán tàu ngầm, máy bay chiến đấu và do thám

Bà Celia Hatton, phóng viên BBC News tại Bắc Kinh cho biết thêm:

“Trung Quốc tổ chức duyệt binh hoành tráng để phô trương sức mạnh quân sự, đồng thời cũng là cơ hội hữu ích cho quân đội nước này chào bán vũ khí”.

Vài tháng trước, Trung Quốc đã vượt Đức để trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ ba thế giới, theo Viện nghiên cứu Hòa bình Stockholm.

"Trung Quốc muốn cho thấy ngành công nghiệp vũ khí của họ có những tiến bộ", ông Mathieu Duchâtel, từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, giải thích. "Trung Quốc đang chuyển từ một nước nhập khẩu vũ khí lớn sang một nước xuất khẩu lớn".

Hoạt động bán vũ khí của Trung Quốc đã tăng 150% trong 5 năm qua. Lần đầu tiên, tất cả các vũ khí xuất hiện trong cuộc diễu binh đều được Trung Quốc sản xuất, không có vũ khí do Nga chế tạo.

Tháng 4/2015, Trung Quốc đã ký thỏa thuận để cung cấp tám tàu ngầm cho Pakistan. Ngoài ra còn có một thỏa thuận bán tàu ngầm Trung Quốc cho Thái Lan.

Tuy cuộc diễu binh không giống như một hội chợ vũ khí, nhưng đại diện của các đồng minh quân sự thân cận nhất của Trung Quốc có mặt để tận mắt chứng kiến những dòng vũ khí mới nhất.

image022

Image copyright AFP Image caption ̣̣̣Đài Loan cũng duyệt binh kỷ niệm Thế Chiến 2 kết thúc

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là lực lượng quân sự lớn nhất thế giới, với 2,3 triệu binh lính, và có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai sau Mỹ.

Liên quan đến cuộc duyệt binh, truyền thông nhà nước đã đăng bài xã luận gọi đây là sự kiện củng cố lòng yêu nước và quan điểm về các sự kiện lịch sử.

Nhật Bản đã tiến hành cuộc xâm lược Trung Quốc năm 1937.

Cuộc chiến kéo dài tám năm đã khiến 14 triệu người Trung Quốc thiệt mạng, theo số liệu của Bắc Kinh.

Trung Quốc cũng tuyên bố rằng họ là ‘đồng minh bị lãng quên’ và rằng vai trò của họ trong việc đánh bại Nhật Bản đã bị xem nhẹ trong bài tường thuật sau chiến tranh.

Quốc dân Đảng lãnh đạo cuộc chiến chống Nhật ở Trung Quốc sau đó đã bị đánh bại bởi Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông, người tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949./

BBC 3 tháng 9 2015

+++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Chuyên gia Mỹ : Chiến lược Biển Đông của Hoa Kỳ còn quá rụt rè
image024

Máy bay trinh sát Northrop Grumman E-2 Hawkeye của hải quân Mỹ hạ cánh xuống tàu sân bay USS George Washington trong lần ghé qua Biển Đông ngày 7/11/2013.REUTERS/Tyrone Siu/Files

Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 21/08/2015 đã xác định quyết tâm chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa vùng Biển Đông, đe dọa quyền tự do hàng không và hàng hải trong khu vực. Tài liệu gọi là « Chiến lược an ninh hàng hải ở Châu Á Thái Bình Dương » nhìn chung đã được đánh giá tích cực vì làm rõ thêm lập trường của Mỹ chống các hành vi ỷ mạnh hiếp yếu, coi thường luật pháp quốc tế trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Washington còn quá rụt rè trước Trung Quốc.

Trong bài viết mang tựa đề « Chiến lược an ninh mới của Mỹ không đi đủ xa về Biển Đông », được đăng trên trang blog của nhật báo Mỹ Wall Street Journal vào hôm qua 24/08/2015, Giáo sư Andrew Erickson, thuộc Trường Hải chiến Mỹ (US Naval War College) đã phân tích kỹ tài liệu mới của Lầu Năm góc và cho rằng đó là một bước tích cực, nhưng không đủ sức ngăn chận dã tâm của Trung Quốc.

Đối với Giáo sư Erikson, Lầu Năm Góc đã liệt kê được rõ ràng ba mục tiêu mà cho đến nay chỉ được nói phớt qua và rải rác. Đó là « bảo vệ quyền tự do hàng hải ; ngăn ngừa xung đột và cưỡng chế ; và thúc đẩy việc tuân thủ luật lệ và chuẩn mực quốc tế ». Theo ông, mọi người đã chờ đợi một chiến lược mạch lạc như vậy từ lâu, do đó tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ là một đóng góp tích cực.

Đối với chuyên gia theo sát vấn đề Biển Đông này, chiến lược mới của Mỹ hàm chứa nhiều điểm có thể gọi là tích cực. Trước hết là nêu bật được tầm quan trọng của các tuyến hàng hải quốc tế đối với các lợi ích của Mỹ. Kế đến là vạch trần được bằng tài liệu cụ thể tính chất áp đảo của lực lượng trên biển của Trung Quốc so với tất cả những nước khác trong khu vực gộp lại, từ Nhật Bản, Indonesia, cho đến Việt Nam, Malaysia và Philippines, cũng như vạch trần được các hoạt động quá đáng của Trung Quốc đặc biệt là tại Biển Đông, với việc bồi đắp đảo nhân tạo.

Ứu điểm thứ ba là xác định rõ thêm quyết tâm dấn thân của Mỹ vào khu vực Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng, đặc biệt trong lãnh vực quân sự và Quốc phòng.

Cho dù vậy, Giáo sư Erikson vẫn phê phán rằng chiến lược mới đó còn quá rụt rè và thể hiện một thái độ nhút nhát nào đó trước một Trung Quốc ngoan cố.

Yêu tố đầu tiên mà chuyên gia này nêu bật là dù Trung Quốc đã có rất nhiều hành vi bị cho là quá đáng, nhưng Hoa Kỳ vẫn có những lời lẽ thiếu dứt khoát, gần như là đánh đồng các hành động bồi đắp đảo của Trung Quốc với hành động của nước khác chẳng hạn. Đối với giáo sư Erikson, Hoa Kỳ phải « đi xa hơn và nói rõ là đường 9 đoạn của Bắc Kinh không có cơ sở về luật pháp quốc tế ».

Ngoài ra, Giáo sư Erikson cũng cho rằng chủ trương không gây căng thẳng quá mức của Washington đối với Bắc Kinh đã tạo ra cảm tưởng là Mỹ nhút nhát và khiếp sợ. Nhà phân tích này nêu bật sự kiện là chương về vấn đề « giảm thiểu rủi ro » trong bản chiến lược đã nói dông dài rằng Mỹ luôn luôn bày tỏ « quan ngại » với Trung Quốc, trong lúc không thấy bất kỳ dấu hiệu nao núng nào từ phía đối phương. Đối với Giáo sư Erikson, lẽ ra chiến lược của Mỹ là phải bắn đi tín hiệu cho Trung Quốc hiểu là Mỹ sẽ sẵn sàng va chạm để đối phó với một loạt hành vi tiêu cực của Trung Quốc như đã từng có trong những năm gần đây.

Theo ông Erikson, Trung Quốc đã gây sức ép lên các láng giềng, sách nhiễu cả tàu thăm dò Mỹ lẫn tàu của các nước khác trong khu vực (cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam) và nuốt phăng lời cam kết trở về hiện trạng trước năm 2012 sau vụ đối đầu với Philippines về bãi Scarborough. Trung Quốc cũng đã áp sát một cách nguy hiểm tàu chiến Mỹ Cowpens vào năm 2013, sách nhiễu máy bay trinh sát P 8 của Mỹ vào năm 2014, cắm giàn khoan trong vùng biển mà Việt Nam đòi chủ quyền và sử dụng vũ lực đánh đuổi tàu Việt Nam. Đó là chưa kể đến việc rầm rộ bồi đắp đảo trên quy mô lớn.

Nhìn chung, Giáo sư Erikson cho rằng Hoa Kỳ cần quyết liệt hơn với Trung Quốc, có chính sách cụ thể hơn nữa để buộc Bắc Kinh phải trả giá cao cho hành động sai trái của họ./

Trọng Nghĩa  RFI 25-08-2015

 

03 Tháng Năm 2015(Xem: 13156)
"Đô đốc Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli ), tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã đưa ra đề nghị sẵn sàng cho Mỹ và các nước khác sử dụng các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông cho các hoạt động cứu nạn khi nói chuyện với Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ.." Ảnh trên: toàn cảnh bãi đá Scarborough TQ chiếm năm 2012. Ảnh dưới: bờ biển đảo Sơn Ca của VN. XEM THÊM: Đã tới lúc phải đổi tên Biển Hoa Nam
26 Tháng Tư 2015(Xem: 14766)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18538)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
19 Tháng Tư 2015(Xem: 17991)
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 15027)
Kỳ 1: "Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối.""Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 17049)
Địa đạo phòng thủ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam đóng giữ. Ảnh LKT
09 Tháng Tư 2015(Xem: 15665)
Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 18087)
Mỗi lần ngồi lại viết về Biển Đông là một lần trầm lự trước Biển Đông, vì tôi vẫn mãi thao thức với câu hỏi: Tại sao sở hữu Biển Đông là giấc mộng của Hán Tộc, là thiên chức của các nhà lãnh đạo Trung Hoa bất kể Quân Chủ, Phong Kiến, Quốc Gia hay Cộng sản?
29 Tháng Ba 2015(Xem: 14813)
"Nhà lãnh đạo của Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Tư phát biểu rằng những nước có ảnh hưởng trực tiếp nên giải quyết vấn đề này với nhau".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 14430)
"Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền"."Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện..." "Hồng Lỗi yêu cầu Hoa Kỳ “sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ”.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 14842)
Theo tác giả Harry J. Kazianis thì nhân vật có thể khiến cho biển Đông sôi sùng sục không ai khác ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc lên vị thế thống trị ở vùng biển này nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine... Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là A2/AD (Vùng không được tiếp cận - "Anti-Access, Area Denial"), Trung Quốc đang dần tạo ra những điều kiện khiến cho các lực lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các đồng minh khác bị tổn thất nặng một khi xảy ra xung đột ở các chuỗi đảo... một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở khu vực biển Đông... "
17 Tháng Ba 2015(Xem: 21692)
Chiến lược "3 bước lấn tới" của Trung Quốc là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16408)
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”, rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác” trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”, mới đây Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc”.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16583)
Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó.