Mạnh ai nấy chiếm! Hồn ai nấy giữ!: Gấp rút kiên cố các hải điểm quân sự biển Đông

09 Tháng Tư 20157:04 CH(Xem: 15616)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 10 APRIL 2015
Mạnh ai nấy chiếm! Hồn ai nấy giữ!: Gấp rút kiên cố các hải điểm quân sự biển Đông

Ai làm chủ được Biển Đông sẽ làm chủ được Đông Nam Á!

Lý Kiến Trúc
blank
Ảnh trên: Bằng các phương tiện hải quân công binh tiên tiến, Trung Quốc gấp rút gia công cải tạo, bồi đắp, xây dựng kiên cố các bãi, đá nửa chìm nửa nổi không hẳn là để thay đổi "nguyên trạng" hay "hiện trạng" mà  biến thành các hải đảo hậu cần, phòng thủ hoặc tấn công. Biển Đông phải trở thành mặt trận lớn nhất Đông Nam Á. "Ai làm chủ được Biển Đông sẽ làm chủ được Đông Nam Á".

Ảnh dưới: Công Binh Hải quân Việt Nam bằng sức người, bằng lòng yêu nước vô hạn, có làm chủ vĩnh viễn được các cứ điểm đảo, mà từ 5 hòn đảo VNCH chiếm giữ từ năm 1956 cho đến nay, VN đã đóng giữ thêm được 22 đảo, trên 30 cứ điểm quân sự và mạng lưới nhà giàn DK 1.   
     
Trở ngại lớn nhất là trở ngại gì?

Dù hai nước đã ký kết trong bản thỏa ước 27/8/2014 tại Bắc Kinh về Nguyên Tắc 3 điểm đối với biển Đông, nhưng một trong các trở ngại lớn nhất hiện nay ở biển Đông, (khu vực quần đảo trường Sa) là sự cạnh tranh quyết liệt về an ninh phòng thủ lẫn tấn công của các cứ điểm đảo đang âm thầm diễn ra giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc đang cật lực gia tăng các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng kiên cố các bãi, đảo nửa nổi nửa chìm hầu biến các hải điểm này thành đảo quân sự. Sáu hải điểm mà Trung Quốc gấp rút cải tạo trong vòng hơn một năm qua nằm chồng lấn các hải điểm đảo quân sự của Việt Nam. Mặt trận hải đảo Trường Sa giữa VN và TQ không khác gì mặt trận vùng xôi đậu trên bộ giữa bộ đội CS và quân đội VNCH. Tuy nhiên, các cứ điểm hỏa lực trên bộ dễ che dấu, dễ di chuyển, còn các hải điểm hỏa lực trên biển lúc nào cũng là mục tiêu cố định rõ nồn nột. Vũ khí tối tân trở nên một phương tiện chiến tranh tối cần thiết trên mặt trận Biển Đông. Một khi chiến tranh xẩy ra, các bên lâm chiến không thể không tránh khỏi sự tiêu diệt lẫn nhau.  

So về khoảng cách địa quân sự, bãi đá Chữ Thập và Su Bi gần bờ biển VN khoảng 600 miles. Chữ Thập và Su Bi nhìn về hướng Bắc được yểm trợ bởi căn cứ hải không quân Phú Lâm và căn cứ tàu ngầm Tam Á khoảng 700, 800 miies; nó lại án ngữ giữa hải lộ nối Song Tử Tây với Trường Sa Đông - Trường Sa Lớn của Việt Nam. Trường Sa Lớn là căn cứ không quân chiến lược của Việt Nam bảo vệ khu vực quần đảo Trường Sa. Chiếm lĩnh, xây dựng Chữ Thập - Su Bi, Trung Quốc biến hai vị trí tiền phương giữa Biển Đông, vừa chế ngự Song Tử Tây lẫn Trường Sa Lớn, vừa là cái đích nhắm thẳng vào căn cứ tàu ngầm Cam Ranh, vừa kiểm soát con đường hàng hải quốc tế đi từ eo biển Malacca - Singapore qua Luzon-Cao Hùng và ngược lại.

Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.  
blank
 Đồ bản các hải điểm hỏa lực của Trung Quốc.
blank
  Google Map

"Con đường hàng hải quốc tế"

Con đường này sẽ trở thành con đường Tơ Lụa của Trung Quốc, nó sẽ lưu thông từ Hải Nam, trung chuyển qua Hải Phòng (?) đi qua eo biển Malacca, qua Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Phi. Các thương thuyền chở dầu từ biển Ả Rập đi qua Ấn Độ Dương, qua eo biển Malacca, qua Trường Sa, qua eo biển lớn Luzon-Cao Hùng Đài Loan tiếp vận cho Băc Kinh, Nhật Bản, Đại Hàn; đồng thời, hải quân Trung Quốc từ Hải Nam - Biển Đông cũng từ con đường này tiến ra Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.

Vấn đề an ninh con đường hàng hải xuyên Biển Đông là một trong các trở ngại lớn nhất hiện nay. Một khi Trung Quốc khống chế được con đường này, trước mắt là sau khi khống chế toàn bộ Trường Sa, Trung Quốc sẽ "dòm ngó" tới con đường hàng hải. Tiếp liệu luôn luôn là huyết mạch của chiến tranh. Những hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm của Trung Quốc là nguồn tiếp liệu săng dầu vũ khí, lực lượng hải không quân, Thủy quân Lục chiến của Trung Quốc có khả năng rung động chiến lược "Xoay trục về Châu Á và Đông Nam Á" của Mỹ.

Trước sau gì Trung Quốc cũng phải thực hiện tham vọng làm ông chủ lớn ở Trường Sa. Mỹ có khả năng ngăn chận tham vọng của Trung Quốc hay không? Mỹ không muốn như vậy, Mỹ chỉ muốn con đường lưu thông hàng hải mang lại "lợi ích quốc gia" cho Mỹ được an toàn. Mỹ không can dự hay đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Trường Sa.

Nỗi bất đồng lớn về Biển Đông không phải từ Trung Quốc - Việt Nam về vấn đề "nguyên trạng" hay thay đổi "hiện trạng" các bãi, đảo, mà từ tham vọng "Biển Xanh" của đế quốc Trung Quốc bước đầu ở Trường Sa vươn ra Thái Bình Dương. Viễn ảnh của một nửa Thái Bình Dương phía Tây, nay mai sẽ phải thuộc về Trung Quốc.

Thế kỷ 21 là thế kỷ của các Thuyền trưởng, Hạm trưởng, Đô Đốc, Tư lệnh biển cả. Không gian sinh tồn, thậm chí sinh tử của Việt Nam không thể không tính tới Biển Đông. Ca dao Việt có câu" Thuận Vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn", nay có thể đổi lại chăng: "Thuận Tầu thuận Ta, khai thác bể Đông cũng được"? Chứng cớ là Tầu đã muối mặt rút âm thầm giàn khoan HD-981 về Hải Nam vì không muốn đụng tới thềm lục địa của Ta. Kể ra Tầu cũng biết tôn trọng UNCLOS đấy chứ! (VH)
blank
 Bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây cách Google Map Puerto Princesa 120 miles ở Palawan là căn cứ hải quân phía Tây thuộc biển Tây Philippines. Google Map
blank
Google Map
blankblankblank
Thủ đô Manila nhìn từ tầng 24 City Garden Hotel. Xa xa là căn cứ hải quân Subic. Ảnh LKT.

++++++++++++++++++++++++++++

Trung Quốc gấp rút xây đảo Vành Khăn
blank
 Các ảnh vệ tinh mới ra cho thấy Trung Quốc bơm cát xây dựng đáng kể đá Vành Khăn (Mischief Reef) mà cả ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền.

Hình ảnh do công ty DigitalGlobe cung cấp và được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Hoa Kỳ phân tích cho thấy các tàu Trung Quốc hối hả bơm cát lên các rạn san hô nửa chìm nửa nổi, cải tạo nơi đây thành một hòn đảo thực sự.

Chỉ trong vòng vài tuần, đá Vành Khăn đã thay đổi đáng kể, các lán trại được thay bằng nhà xây khá kiên cố.

Vệ tinh cũng chụp được hình một tàu chiến Trung Quốc, có thể là một tàu lưỡng cư có khả năng chở tới 800 lính, đang tuần tra ở phía Nam đảo Vành Khăn.

Mischief Reef được Việt Nam gọi là đá Vành Khăn do hình thù giống vành khăn đội đầu.

Tuy gần đảo Palawan của Philippines, đá Vành Khăn bị Trung Quốc xây dựng cải tạo từ những năm 1994-1995 cho dù gặp chỉ trích từ Manila.

Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng phản đối việc làm của Trung Quốc.

Gấp rút xây dựng

Các bức hình mà CSIS công bố cho thấy từ tháng 1/2015, Trung Quốc đã hút một lượng khổng lồ cát từ xung quanh rạn san hô để bơm lên phía trên, tạo hình đảo.

Tuần trước, Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã cáo buộc Trung Quốc đang thực hiện một chiến dịch xây đảo nhân tạo chưa từng có tiền lệ.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter, hiện đang công du châu Á lần đầu tiên từ khi lên nắm quyền, cũng đưa ra thông điệp quan ngại.

Trong một phỏng vấn dành cho báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản hôm 8/4, ông Carter nói hành động của Trung Quốc “tăng nghiêm trọng căng thẳng và giảm cơ hội giải pháp ngoại giao".

Ông bộ trưởng cũng kêu gọi Bắc Kinh hạn chế hoạt động và "hết sức kiểm chế để cải thiện lòng tin" trong khu vực.

Trong khi các nước khác ở Đông Nam Á, như Malaysia và Việt Nam, cũng sử dụng kỹ thuật tương tự để củng cố lãnh thổ, không có nước nào có công nghệ và nguồn lực mạnh như Trung Quốc.

Ngoài đảo Vành Khăn, Trung Quốc còn đang cải tạo xây dựng sáu đảo khác trong lòng Biển Đông.

Giới phân tích cho rằng sở dĩ Bắc Kinh tiến hành công việc gấp rút như vậy là vì muốn tạo sự đã rồi để thay đổi hiện trạng.
blank
Hai hình đảo Vành Khăn chụp ngày 24/1/2012 và 16/3/2015 cho thấy đảo này được cải tạo rất nhiều. /
BBC 09/4/2015
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30492)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16771)
Theo AFP, hôm qua 25/07/2013, trong cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), có trụ sở tại Washington, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố bác bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc trên Biển Đông, còn gọi là « đường lưỡi bò ».
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16731)
Ông Sang nói Trung Quốc không có nền tảng pháp lý nào cho yêu sách chủ quyền ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 23481)
Ngày 21/06/2013, Tòa án Quốc tế về Luật Biển – ITCLOS thông báo cho chính quyền Manila biết là đã hoàn tất việc chọn đủ 5 thẩm phán cho tòa án trọng tài, xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines.
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22426)
Phải chăng sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đi cùng với thái độ hung hăng, hăm dọa các nước trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo đã tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á, thúc đẩy Nhật Bản và Philippines tăng cường hợp tác với nhau ?
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22678)
Hải quân Philippines và Mỹ vừa bắt đầu cuộc tập trận chung tại Biển Đông trong hôm nay với buổi lễ bắt đầu ở căn cứ hải quân cũ của Mỹ tại Subic.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16273)
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ngày 19/6 cho hay Manila đã điều một toán thủy quân lục chiến mới và đồ tiếp liệu tới một bãi cạn trong vùng Biển Đông đang có tranh chấp, nơi một tàu chiến và các tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước châm ngòi cho một vụ giằng co mới trong biển mang tính chiến lược này.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 18147)
Đô Đốc Robert Willard, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương Quân đội Hoa Kỳ chống đối việc sử dụng vũ lực trong vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16440)
Hoa Kỳ hoan nghênh các cuộc thảo luận cấp cao về phòng thủ với Việt nam như là một dấu hiệu của một “quan hệ quốc phòng ngày càng lớn mạnh.”
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16728)
Máy bay chiến đấu Mỹ chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS John S. McCain trong vùng Biển Đông
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16182)
Nhiều bạn đọc của Báo Quân đội nhân dân đã viết thư hoặc gọi điện về Tòa soạn bày tỏ sự quan tâm và đề nghị thông tin cụ thể hơn về đoàn liên ngành của Việt Nam thăm tàu sân bay Hoa Kỳ USS George Washington vừa qua, cũng như chuyến thăm của tàu hộ tống USS John S. McCain tới Đà Nẵng sau đó.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 17763)
Sáng thứ hai, tàu ngầm Giao Long đã thực hiện công tác lặn cho hải trình thực nghiệm ứng dụng đầu tiên trong vùng Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 19005)
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung ở tỉnh Ternate, 70km về phía tây nam Manila.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 16185)
Philippines vừa điều thêm thủy quân lục chiến và hàng tiếp liệu ra bãi cạn Ayungin (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây) ở Trường Sa, nơi tàu chiến và tàu thăm dò của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước gây căng thẳng giữa đôi bên.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 16602)
Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông lần thứ 3 với chủ đề “Điều hòa căng thẳng tại biển Đông” vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 15422)
Một nhật báo lớn ở Mỹ mới đây cho biết cơ quan ấn loát bản đồ Trung Quốc đã in một bản đồ mới, trong đó 80% diện tích Biển Đông được vẽ là lãnh thổ của Trung Quốc. Các nhà quan sát cho rằng đây là bước đi mới trong kế hoạch thôn tính Biển Đông của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh mà họ gọi là “mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lơn nhất kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt.”
28 Tháng Năm 2013(Xem: 16172)
Ngày hôm qua, 24/08/2011, trước kết thúc chuyến công du Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Jim Webb, thuộc đảng Dân Chủ, chủ tịch Tiểu ban Đông Á -Thái Bình Dương của Thượng viện, nhận định rằng những sự cố liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông sẽ còn tiếp tục xẩy ra, trừ phi tất cả các bên liên quan có thể đàm phán với nhau.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17078)
Cần phải tổ chức thêm nhiều chuyến thăm Trường Sa, tuyên truyền mạnh mẽ cho người dân biết tình hình ở vùng biển đầu sóng ngọn gió, đang bị sức ép dữ dội từ âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Đó là cảm nhận của, ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 18821)
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ).
15 Tháng Năm 2013(Xem: 17471)
Khi muốn xác định những vấn đề được coi là cực kỳ quan trọng, đến mức sẵn sàng tiến hành chiến tranh để giải quyết, Trung Quốc dùng khái niệm « lợi ích cốt lõi ». Trước đây, cụm từ này được áp dụng trong vấn đề Đài Loan mà Bắc Kinh vẫn coi là một tỉnh của Trung Hoa lục địa và đe dọa là khi cần thì sẽ sử dụng vũ lực để đánh chiếm.