Dương Danh Huy:Đôi gót chân Achilles của chủ quyền

31 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 17904)

Đôi gót chân Achilles của chủ quyền

Dương Danh Huy

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

BBC - thứ ba, 29 tháng 7, 2014

image023

Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm

Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.

Một gót là công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng (CHPVĐ).

Gót kia là việc từ 1954 đến 1975 VNDCCH không có tuyên bố hay hành động chủ quyền gì với Hoàng Sa, Trường Sa.

Hai gót chân Achilles này có tính chất pháp lý khác nhau.

Chúng có cùng hệ quả là khả năng là cho đến năm 1975 cơ sở pháp lý của VNDCCH yếu hơn của Trung Quốc, nhưng chúng có thể có hệ quả khác nhau cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).

Công hàm Phạm Văn Đồng

Trong luật quốc tế, CHPVĐ là một tuyên bố đơn phương, với nghĩa nó không phải là một hiệp ước song phương hay đa phương.

Theo luật quốc tế, không phải tuyên bố đơn phương nào cũng có tính ràng buộc, nhưng nếu trong tuyên bố có thể hiện ý định bị ràng buộc thì tuyên bố đó có thể ràng buộc.

"Về nội dung, tuy CHPVĐ không nói gì về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng cũng không bảo lưu gì, trong khi công hàm viết “ghi nhận và tán thành” bản tuyên bố trong đó Trung Quốc mặc nhiên cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của họ."

Dựa theo luật tập quán quốc tế và phiên tòa xử tranh chấp Đông Greenland, ông Phạm Văn Đồng, là thủ tướng đứng đầu chính phủ của một quốc gia, sẽ bị cho là đã có thẩm quyền trên bình diện quốc tế để làm cho VNDCCH bị ràng buộc, kể cả về lãnh thổ, không cần có sự phê chuẩn của Quốc hội VNDCCH.

Cũng theo luật quốc tế, tính ràng buộc, có hay không, của tuyên bố đơn phương không dựa vào hình thức của tuyên bố.

Trong phán quyết Đông Greenland, lời nói miệng của người có thẩm quyền còn có thể gây ra sự ràng buộc.

Khác với nguyên tắc estoppel, tuyên bố đơn phương có thể ràng buộc dù bên kia đã không dựa vào nó và bị thiệt hại (tức là yếu tố detrimental reliance).

Như vậy, CHPVĐ, như một tuyên bố đơn phương, có thể nguy hiểm cho VNDCCH hơn cả lập luận estoppel, vì nó có thể ràng buộc ngay cả khi không có điều kiện detrimental reliance mà estoppel đòi hỏi.

Do đó, phản biện bằng lập luận Trung Quốc đã không dựa trên CHPVĐ và bị thiệt hại là cần thiết nhưng không đủ.

Về nội dung, tuy CHPVĐ không nói gì về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng cũng không bảo lưu gì, trong khi công hàm viết “ghi nhận và tán thành” bản tuyên bố trong đó Trung Quốc mặc nhiên cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của họ.

CHPVĐ có thể hiện ý định bị ràng buộc không?

Trong CHPVĐ, câu “Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc” còn có thể (nhưng vẫn khó) được cho là không thể hiện ý định bị ràng buộc.

Nhưng câu “Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.” thì khó có thể nói là không thể hiện ý định bị ràng buộc.

Sự ràng buộc đó là về việc gì?
image024 

Trung Quốc khẳng định chủ quyền bằng việc hạ đặt giàn khoan mới đây

Sẽ khó phản biện rằng CHPVĐ nói về “hải phận của Trung Quốc”, nhưng ngoại trừ lãnh hải 12 hải lý chung quanh Hoàng Sa, Trường Sa.

Như vậy, ít thì VNDCCH có thể bị ràng buộc phải tôn trọng lãnh hải 12 hải lý chung quanh Hoàng Sa, Trường Sa như của Trung Quốc, dù vấn đề chủ quyền đối với các đảo vẫn còn bỏ ngỏ.

Nếu tệ hơn, VNDCCH có thể bị ràng buộc không được tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Quốc. Lưu ý sự ràng buộc này, nếu có, không nhất thiết là Tòa cho rằng CHPVĐ là một sự công nhận chủ quyền Trung Quốc (một điều mà VNDCCH không có thẩm quyền để làm), mà là liên quan đến VNDCCH tự giới hạn sự tự do của mình (một điều mà VNDCCH có thẩm quyền để làm), và điều quan trọng là nó cũng đủ làm cho VNDCCH không thể thắng Trung Quốc trước Tòa.

Như vậy, CHPVĐ có hai hệ quả:

Tòa có thể cho rằng VNDCCH bị ràng buộc bởi một trong hai nghĩa vụ trên.Tòa có thể cho rằng quốc gia nào thừa kế từ VNDCCH sẽ phải kế thừa nghĩa vụ đó.

Không khẳng định chủ quyền

Từ 1954 đến 1975 VNDCCH không khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa.

Trong luật quốc tế, đi đôi với chủ quyền là trách nhiệm thực thi chủ quyền và không cho nước khác làm điều mà họ cho là thực thi chủ quyền trên lãnh thổ của mình.

Sự không khẳng định chủ quyền không phải là công nhận chủ quyền của nước khác, nhưng nếu trong khi nước khác đòi và có hành động chủ quyền mà mình không khẳng định trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến việc mất chủ quyền.

Đây là khái niệm acquiescence. Acquiescence nguy hiểm ở chỗ dù không làm gì có giá trị pháp lý, vẫn có thể mất chủ quyền.

"Sự không khẳng định chủ quyền không phải là công nhận chủ quyền của nước khác, nhưng nếu trong khi nước khác đòi và có hành động chủ quyền mà mình không khẳng định trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến việc mất chủ quyền. "

Ở đây chúng ta cần hỏi: acquiescence có tính ràng buộc hay không? Tức là nếu đã im lặng và bất động một hay nhiều lần thì sau đó được lên tiếng đòi chủ quyền hay không?

Sự im lặng và bất động không phải là hiệp ước, do đó không có tính ràng buộc của một hiệp ước.

Nó cũng không phải là thể hiện ý muốn bị ràng buộc, do đó không có tính ràng buộc của một tuyên bố đơn phương.

Nhưng nó có gây ra estoppel, cụ thể là estoppel by acquiescence, hay không?

Để có estoppel, một bên phải có một sự bày tỏ quan điểm (representation) bất lợi cho mình, và bên kia phải vì tin vào sự bày tỏ đó nên có hành động gây tổn hại cho họ (detrimental reliance).

Sự im lặng và bất động của một bên có thể bị cho là một sự bày tỏ quan điểm, do đó có thể gây ra estoppel, nếu bên kia có detrimental reliance.

Như vậy, nếu Trung Quốc đã không dựa trên acquiescence của VNDCCH mà có hành động có thiệt hại cho họ thì VNDCCH có thể đổi ý và đòi chủ quyền. (Trên thực tế, về phía Trung Quốc thì họ cũng đã im lặng và bất động khi Nhà Nguyễn thực thi chủ quyền với Hoàng Sa, và khi Pháp tuyên bố chủ quyền với Trường Sa, nhưng sau đó họ đã đổi ý và đòi chủ quyền).

Nhưng dù VNDCCH có được đổi ý, khả năng là tới năm 1975 sự acquiescence đã làm cho vị trí pháp lý của VNDCCH quá yếu để có thể đánh bại được vị trí của Trung Quốc.

Như vậy, việc VNDCCH không khẳng định chủ quyền có hai hệ quả:

VNDCCH khó có thể thắng Trung Quốc.

Nhưng khả năng là sự im lặng và bất động đã không gây ra nghiã vụ có tính ràng buộc mà quốc gia hậu duệ của VNDCCH phải thừa kế.

Làm sao có thể thắng?

Nếu so sánh thêm với các phiên tòa xử tranh chấp ngôi đền Preah Vihear giữa Campuchia, và Thái Lan và phiên tòa xử tranh chấp cụm đảo Pedra Branca, Middle Rocks và South Ledge giữa Singapore và Malaysia dự đoán có xác suất cao nhất là Tòa sẽ xét tổng thể hai gót chân Achilles, và có thể cả những động thái bất lợi khác, của VNDCCH và đi đến kết luận rằng cho đến 1975 VNDCCH đã không cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của mình.

Nếu vậy thì VNDCCH sẽ không còn danh nghĩa chủ quyền gì đối với Hoàng Sa, Trường Sa để cho bất cư quốc gia hậu duệ nào đó thừa kế. Không những thế, CHPVĐ còn có thể đã để lại một nghĩa vụ bất lợi.

Điều này có nghĩa nếu Việt Nam, dưới bất cứ chế độ hay ý thức hệ nào, ở bất cứ thời điểm nào trong tương lai, ra tòa với Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam sẽ chỉ thắng nếu có hai điều kiện sau.

Thứ nhất, khi Việt Nam thống nhất năm 1976 thành CHXHCNVN, quốc gia đó đã thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ một quốc gia nào đó khác với VNDCCH.

Thứ nhì, trong trường hợp Tòa cho rằng VNDCCH đã gây ra nghĩa vụ có tính ràng buộc với Trung Quốc (thí dụ như nghĩa vụ không được tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc), Tòa cho rằng bồi thường công bằng của CHXHCNVN cho Trung Quốc không phải là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một thành viên sáng lập của nhóm Nghiên cứu Biển Đông./

28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30499)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16777)
Theo AFP, hôm qua 25/07/2013, trong cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), có trụ sở tại Washington, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố bác bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc trên Biển Đông, còn gọi là « đường lưỡi bò ».
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16735)
Ông Sang nói Trung Quốc không có nền tảng pháp lý nào cho yêu sách chủ quyền ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 23483)
Ngày 21/06/2013, Tòa án Quốc tế về Luật Biển – ITCLOS thông báo cho chính quyền Manila biết là đã hoàn tất việc chọn đủ 5 thẩm phán cho tòa án trọng tài, xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines.
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22430)
Phải chăng sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đi cùng với thái độ hung hăng, hăm dọa các nước trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo đã tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á, thúc đẩy Nhật Bản và Philippines tăng cường hợp tác với nhau ?
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22681)
Hải quân Philippines và Mỹ vừa bắt đầu cuộc tập trận chung tại Biển Đông trong hôm nay với buổi lễ bắt đầu ở căn cứ hải quân cũ của Mỹ tại Subic.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16274)
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ngày 19/6 cho hay Manila đã điều một toán thủy quân lục chiến mới và đồ tiếp liệu tới một bãi cạn trong vùng Biển Đông đang có tranh chấp, nơi một tàu chiến và các tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước châm ngòi cho một vụ giằng co mới trong biển mang tính chiến lược này.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 18148)
Đô Đốc Robert Willard, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương Quân đội Hoa Kỳ chống đối việc sử dụng vũ lực trong vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16440)
Hoa Kỳ hoan nghênh các cuộc thảo luận cấp cao về phòng thủ với Việt nam như là một dấu hiệu của một “quan hệ quốc phòng ngày càng lớn mạnh.”
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16728)
Máy bay chiến đấu Mỹ chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS John S. McCain trong vùng Biển Đông
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16182)
Nhiều bạn đọc của Báo Quân đội nhân dân đã viết thư hoặc gọi điện về Tòa soạn bày tỏ sự quan tâm và đề nghị thông tin cụ thể hơn về đoàn liên ngành của Việt Nam thăm tàu sân bay Hoa Kỳ USS George Washington vừa qua, cũng như chuyến thăm của tàu hộ tống USS John S. McCain tới Đà Nẵng sau đó.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 17764)
Sáng thứ hai, tàu ngầm Giao Long đã thực hiện công tác lặn cho hải trình thực nghiệm ứng dụng đầu tiên trong vùng Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 19008)
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung ở tỉnh Ternate, 70km về phía tây nam Manila.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 16190)
Philippines vừa điều thêm thủy quân lục chiến và hàng tiếp liệu ra bãi cạn Ayungin (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây) ở Trường Sa, nơi tàu chiến và tàu thăm dò của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước gây căng thẳng giữa đôi bên.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 16604)
Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông lần thứ 3 với chủ đề “Điều hòa căng thẳng tại biển Đông” vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 15425)
Một nhật báo lớn ở Mỹ mới đây cho biết cơ quan ấn loát bản đồ Trung Quốc đã in một bản đồ mới, trong đó 80% diện tích Biển Đông được vẽ là lãnh thổ của Trung Quốc. Các nhà quan sát cho rằng đây là bước đi mới trong kế hoạch thôn tính Biển Đông của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh mà họ gọi là “mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lơn nhất kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt.”
28 Tháng Năm 2013(Xem: 16174)
Ngày hôm qua, 24/08/2011, trước kết thúc chuyến công du Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Jim Webb, thuộc đảng Dân Chủ, chủ tịch Tiểu ban Đông Á -Thái Bình Dương của Thượng viện, nhận định rằng những sự cố liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông sẽ còn tiếp tục xẩy ra, trừ phi tất cả các bên liên quan có thể đàm phán với nhau.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17079)
Cần phải tổ chức thêm nhiều chuyến thăm Trường Sa, tuyên truyền mạnh mẽ cho người dân biết tình hình ở vùng biển đầu sóng ngọn gió, đang bị sức ép dữ dội từ âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Đó là cảm nhận của, ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 18824)
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ).
15 Tháng Năm 2013(Xem: 17475)
Khi muốn xác định những vấn đề được coi là cực kỳ quan trọng, đến mức sẵn sàng tiến hành chiến tranh để giải quyết, Trung Quốc dùng khái niệm « lợi ích cốt lõi ». Trước đây, cụm từ này được áp dụng trong vấn đề Đài Loan mà Bắc Kinh vẫn coi là một tỉnh của Trung Hoa lục địa và đe dọa là khi cần thì sẽ sử dụng vũ lực để đánh chiếm.