Giàn khoan HD-981 rút về đảo Hải Nam hoạt động

24 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 16348)

Trung Quốc công bố vị trí hoạt động mới của Hải Dương-981

Nguyễn Thiện NhânThứ năm, 24/07/2014, 16:00 (GMT+7)

(Thời sự) - Cục Hải sự Trung Quốc hôm nay 24/7 đã thông báo vị trí hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 tại khu vực đảo Hải Nam từ 23/7-30/9.

bien-dong-25-7-2014-1

Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc.

Trang web của Cục hải sự Trung Quốc (msa.gov.cn) cho biết Hải Dương-981 sẽ “tác nghiệp với thời gian gần 2 tháng tại “dự án Lăng Thủy””.

“Từ ngày 23/07/14-30/09/2014 giàn khoan Hải Dương- 981sẽ tác nghiệp tại khu vực cách đông nam Lăng Thủy, Hải Nam, 68 hải lý”- thông báo cho biết.

Tọa độ hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 là 17°25′46″,9N/ 110°41′22″,3E, và với phạm vi 2.000m

Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan. Các tàu này còn ngang ngược đâm, va tàu của lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam cũng như tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Tới tối ngày 15/7, Tân Hoa xã dẫn nguồn công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu Trung Hải (COSL) của Trung Quốc cho biết, giàn khoan Hải Dương-981 đã “hoàn thành tác nghiệp” ở khu vực gần đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và dự kiến đưa giàn khoan về giếng dầu Lăng Thủy ở đảo Hải Nam.

Trung Quốc công bố kế hoạch đưa giàn khoan về Hải Nam trong bối cảnh bão Rammasun, trận bão được dự báo là rất mạnh, đang hướng vào Biển Đông.

Giới chuyên gia cho rằng lý do Trung Quốc đưa giàn khoan về Hải Nam một phần là do yếu tố thời tiết./

+++++++++++++++++++ 

Thứ hai 21 Tháng Bẩy 2014

HD-981 : Việt Nam không nên sập bẫy ‘song phương’ và ‘không kiện’ Trung Quốc

bien-dong-25-7-2014-2

Dàn khoan Hải Dương HD-981 (DR)

Trọng Nghĩa

Sau hơn hai tháng cho giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài Biển Đông, khuấy động quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội, ngày 15/07/2014 vừa qua, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan về hướng đảo Hải Nam. Quyết định - được Bắc Kinh loan báo một hôm sau đó - đã làm cho tình hình bớt căng thẳng – nhưng cũng làm dấy lên nhiều câu hỏi về dụng tâm thực sự của Trung Quốc.

Giới chuyên gia đều ghi nhận là việc Bắc Kinh « cho rút » giàn khoan diễn ra ít lâu sau khi Thượng viện Mỹ, trong một cử chỉ hiếm thấy, đã bỏ phiếu nhất trí thông qua một Nghị quyết lên án hành vi khiêu khích của Trung Quốc, và yêu cầu Bắc Kinh trả lại hiện trạng cho khu vực, và sau một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Quyết định rút sớm hơn thời hạn dự trù ban đầu cũng được đưa ra một tháng trước Hội nghị Ngoại trưởng thường niên của Khối ASEAN và các đối tác tại Miến Điện, đặc biệt là hội nghị thường niên của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF), trong bối cảnh có tin là Mỹ sẽ nêu bật các hành động của Trung Quốc.

Còn đối với Việt Nam, việc Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng cũng diễn ra vào lúc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị hội nghị bàn về Biển Đông và cân nhắc khả năng kiện Trung Quốc ra trước quốc tế.

Trong những ngày qua, đã có rất nhiều chuyên gia phân tích về động thái hạ nhiệt của Trung Quốc ngoài Biển Đông. Hôm nay, RFI xin giới thiệu nhận định của Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một nhà nghiên cứu kỳ cựu về Biển Đông tại trường Đại Học Maine, Hoa Kỳ.

Đối với Giáo sư Long, tham vọng khống chế toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc không thay đổi, và Việt Nam vẫn là đối tượng cần tấn công để thực hiện ý đồ đó. Theo Giáo sư Long, quyết định rút giàn khoan còn nằm trong một âm mưu lôi kéo Việt Nam vào con đường đàm phán song phương để giải quyết căng thẳng do chính Bắc Kinh tạo ra, đồng thời thúc giục Việt Nam từ bỏ ý định kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế về vấn đề Biển Đông.

Đó là những cái bẫy mà Việt Nam không nên rơi vào nếu muốn bảo vệ lợi ích dân tộc.

Mời quý vị nghe toàn văn bài phỏng vấn Giáo sư Ngô Vĩnh Long.

 

Giáo sư Ngô Vĩnh Long - Đại học Maine (Hoa Kỳ)

 21/07/2014
by Trọng Nghĩa

 

Giàn khoan đến và đi đều nhằm mục tiêu chính trị : Uy hiếp Việt Nam

Ngay từ đầu khi Trung Quốc cắm giàn khoan cách đảo Tri Tôn khoảng 18 dặm, và nói rằng nó hoạt động trong vùng biển "không có tranh chấp" của quần đảo Hoàng Sa "của Trung Quốc", lý do chính là lý do chính trị : Uy hiếp Việt Nam, đặc biệt là chính quyền Việt Nam, cũng như để dò xét phản ứng của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Động thái dịch chuyển giàn khoan hiện nay của Trung Quốc cũng là để thử xem phản ứng của Việt Nam và của các nước khác trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, để Trung Quốc quyết định các bước tiếp theo.

Nếu Trung Quốc thực sự rút giàn khoan về đảo Hải Nam, đó cũng là để chứng minh rằng Trung Quốc đã hoặc đang hạ nhiệt, do đó Việt Nam không nên kiện Trung Quốc nữa mà nên đàm phán tay đôi với Trung Quốc.

Hạ nhiệt để "dụ dỗ" Việt Nam đàm phán tay đôi và không kiện Trung Quốc

Tôi nghĩ rằng đây là việc dẫn dụ, dụ dỗ Việt Nam, và tôi cũng hơi lo là vì ngày 16/07, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết là Việt Nam mong muốn thông qua đàm phán hữu nghị để giải quyết các vấn đề tranh chấp, bất đồng ở Biển Đông với Trung Quốc - lẽ dĩ nhiên là trên cơ sở luật pháp quốc tế - và cũng yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan HD-981 quay trở lại.

Nhưng nếu Trung Quốc không đưa HD-981 mà đưa bốn, năm cái giàn khoan nhỏ trở lại thì lúc đó Việt Nam làm gì ? Cho nên tôi nghĩ đây là vấn đề Trung Quốc muốn thử xem Việt Nam phản ứng như thế nào.

Nếu Việt Nam đàm phán song phương với Trung Quốc, việc này sẽ giúp cho Trung Quốc biện hộ rằng tranh chấp ở Biển Đông chỉ liên quan đến hai nước Việt Nam và Trung Quốc mà thôi, và không một nước nào khác được can dự vào.

Trung Quốc đã nhiều lần nói công khai với Mỹ là không được xía vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực. Cho nên, nếu Việt Nam cho thế giới biết, hay là thế giới nghĩ lầm Việt Nam muốn thông qua đàm phán song phương để giải quyết vấn đề, thì việc đó sẽ làm hỏng cẳng Mỹ và đồng minh, đặc biệt trong vấn đề họ muốn đưa căng thẳng ở Biển Đông ra Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF), vào tháng tới ở Miến Điện.

Mưu đồ của Trung Quốc : Làm Mỹ hụt chân

Ngoài việc muốn làm hụt cẳng Mỹ tại Diễn đàn ARF vào tháng tới, Trung Quốc cũng muốn làm cho Việt Nam mất đi sự ủng hộ của các nước khác ở trong khu vực nếu đi đàm phán song phương với Trung Quốc, đặc biệt là chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam và Philippines.

Ngoài ra, vừa qua, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu hoàn toàn nhất trí nói rằng Trung Quốc không nên tiếp tục gây hấn và hy vọng rằng Trung Quốc đưa mọi việc trở về vị trí cũ, tức là trước ngày 02/05. Thì Trung Quốc di chuyển giàn khoan như để nói với Thượng viện Mỹ rằng « tôi đã hạ nhiệt rồi, thì các anh không nên tiếp tục làm áp lực trên tôi »....

Nếu Thượng viện Mỹ thấy rằng không cần phải làm áp lực trên Trung Quốc nữa, có thể là chính quyền Obama cũng không làm áp lực trên Trung Quốc nữa. Mà áp lực của Mỹ là quan trọng nhất, Mỹ mà nới tay thì Trung Quốc thấy rằng họ có cớ lấn tới thêm, không những đối với Việt Nam, mà cả đối với Mỹ.

Bài học cho Việt Nam : Trung Quốc mềm nắm rắn buông

Bài học đầu tiên là Trung Quốc thường "mềm nắn rắn buông". Trung Quốc hiện tỏ thái độ « buông » trước hết là vì phản ứng của người dân Việt Nam. Tôi nghĩ là Trung Quốc biết phản ứng của các lãnh đạo Việt Nam như thế nào, nhưng họ không ngờ rằng phản ứng của người dân Việt Nam mạnh như thế.

Thành ra lúc này Trung Quốc hạ nhiệt chút xíu để cho giới lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là thành phần thiên về Trung Quốc – đang trong thế yếu - có tiếng nói mạnh hơn.

Ngoài ra, Việt Nam sắp có Hội nghị Trung ương để bàn riêng về tình hình Biển Đông và về việc có nên kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế hay không. Trung Quốc hạ nhiệt để chính quyền Việt Nam và Hội nghị Trung ương thôi không bàn đến chuyện kiện Trung Quốc nữa, và như vậy, Trung Quốc có thể tiếp tục ép Việt Nam.

Bài học là Việt Nam mà yên lặng hơn, thì Trung Quốc sẽ đẩy tới hơn. Và nếu chính phủ Mỹ, Quốc hội Mỹ và các nước khác Nhật, Úc cũng thấy là vấn đề đã tạm yên rồi thì họ có thể cứ để cho yên và Trung Quốc trước sau gì cũng sẽ quay trở lại, và lần sau sẽ làm mạnh hơn một chút.

Xu hướng thân Bắc Kinh trong giới lãnh đạo Việt Nam

Việc cắm giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam là một chính sách uy hiếp giới lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam.

Bộ Chính trị chia thành ba nhóm, số đông thân Trung Quốc, số « trung lập » không biết nghiêng về ai, và số ít hơn thì muốn kiện Trung Quốc. Cho nên khi cắm giàn khoan, Trung Quốc muốn thử xem phản ứng của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào…

Phản ứng của Việt Nam cho thấy là Bộ Chính trị chưa có một chính sách đàng hoàng để kiện Trung Quốc.

Đó là trong lúc tình hình đang căng thẳng. Còn bây giờ Trung Quốc hạ nhiệt và làm giảm sự căng thẳng đi, thì có thể là Việt Nam sẽ không quyết định kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài theo phụ lục 7 của UNCLOS, chung với Philippines hay là riêng rẽ.

Nguy cơ mất đi hậu thuẫn của người dân Việt Nam và của quốc tế

Nếu như vậy, Chính quyền Việt Nam không những mất đi sự ủng hộ của dân chúng trong nước, mà cũng sẽ mất sự ủng hộ của các nước trong khu vực và của nhân dân trên thế giới. Việc đó sẽ làm suy yếu các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, và Nhà nước Việt Nam nói chung.

Và nếu như vậy thì Trung Quốc đã kéo thêm được Việt Nam sâu thêm vào quỹ đạo của Trung Quốc, và nếu mọi người đều nghĩ rằng Việt Nam đã bị kéo sâu thêm vào trong quỹ đạo của Trung Quốc, thì có thể là họ sẽ từ bỏ Việt Nam và đi đêm với Trung Quốc...

Vấn đề kiện Trung Quốc không phải là vấn đề thắng hay là thua, mà là vấn đề vận động chính trị. Nếu Việt Nam không kiện Trung Quốc, tức là Việt Nam đã chứng minh cho thế giới là Việt Nam chịu thua Trung Quốc, và nếu như vậy thì những nước khác sẽ suy nghĩ lại và có chính sách riêng của họ.../

28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30503)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16780)
Theo AFP, hôm qua 25/07/2013, trong cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), có trụ sở tại Washington, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố bác bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc trên Biển Đông, còn gọi là « đường lưỡi bò ».
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16740)
Ông Sang nói Trung Quốc không có nền tảng pháp lý nào cho yêu sách chủ quyền ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 23483)
Ngày 21/06/2013, Tòa án Quốc tế về Luật Biển – ITCLOS thông báo cho chính quyền Manila biết là đã hoàn tất việc chọn đủ 5 thẩm phán cho tòa án trọng tài, xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines.
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22430)
Phải chăng sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đi cùng với thái độ hung hăng, hăm dọa các nước trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo đã tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á, thúc đẩy Nhật Bản và Philippines tăng cường hợp tác với nhau ?
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22685)
Hải quân Philippines và Mỹ vừa bắt đầu cuộc tập trận chung tại Biển Đông trong hôm nay với buổi lễ bắt đầu ở căn cứ hải quân cũ của Mỹ tại Subic.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16276)
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ngày 19/6 cho hay Manila đã điều một toán thủy quân lục chiến mới và đồ tiếp liệu tới một bãi cạn trong vùng Biển Đông đang có tranh chấp, nơi một tàu chiến và các tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước châm ngòi cho một vụ giằng co mới trong biển mang tính chiến lược này.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 18151)
Đô Đốc Robert Willard, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương Quân đội Hoa Kỳ chống đối việc sử dụng vũ lực trong vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16442)
Hoa Kỳ hoan nghênh các cuộc thảo luận cấp cao về phòng thủ với Việt nam như là một dấu hiệu của một “quan hệ quốc phòng ngày càng lớn mạnh.”
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16728)
Máy bay chiến đấu Mỹ chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS John S. McCain trong vùng Biển Đông
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16186)
Nhiều bạn đọc của Báo Quân đội nhân dân đã viết thư hoặc gọi điện về Tòa soạn bày tỏ sự quan tâm và đề nghị thông tin cụ thể hơn về đoàn liên ngành của Việt Nam thăm tàu sân bay Hoa Kỳ USS George Washington vừa qua, cũng như chuyến thăm của tàu hộ tống USS John S. McCain tới Đà Nẵng sau đó.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 17766)
Sáng thứ hai, tàu ngầm Giao Long đã thực hiện công tác lặn cho hải trình thực nghiệm ứng dụng đầu tiên trong vùng Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 19010)
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung ở tỉnh Ternate, 70km về phía tây nam Manila.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 16191)
Philippines vừa điều thêm thủy quân lục chiến và hàng tiếp liệu ra bãi cạn Ayungin (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây) ở Trường Sa, nơi tàu chiến và tàu thăm dò của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước gây căng thẳng giữa đôi bên.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 16608)
Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông lần thứ 3 với chủ đề “Điều hòa căng thẳng tại biển Đông” vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 15427)
Một nhật báo lớn ở Mỹ mới đây cho biết cơ quan ấn loát bản đồ Trung Quốc đã in một bản đồ mới, trong đó 80% diện tích Biển Đông được vẽ là lãnh thổ của Trung Quốc. Các nhà quan sát cho rằng đây là bước đi mới trong kế hoạch thôn tính Biển Đông của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh mà họ gọi là “mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lơn nhất kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt.”
28 Tháng Năm 2013(Xem: 16175)
Ngày hôm qua, 24/08/2011, trước kết thúc chuyến công du Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Jim Webb, thuộc đảng Dân Chủ, chủ tịch Tiểu ban Đông Á -Thái Bình Dương của Thượng viện, nhận định rằng những sự cố liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông sẽ còn tiếp tục xẩy ra, trừ phi tất cả các bên liên quan có thể đàm phán với nhau.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17081)
Cần phải tổ chức thêm nhiều chuyến thăm Trường Sa, tuyên truyền mạnh mẽ cho người dân biết tình hình ở vùng biển đầu sóng ngọn gió, đang bị sức ép dữ dội từ âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Đó là cảm nhận của, ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 18824)
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ).
15 Tháng Năm 2013(Xem: 17479)
Khi muốn xác định những vấn đề được coi là cực kỳ quan trọng, đến mức sẵn sàng tiến hành chiến tranh để giải quyết, Trung Quốc dùng khái niệm « lợi ích cốt lõi ». Trước đây, cụm từ này được áp dụng trong vấn đề Đài Loan mà Bắc Kinh vẫn coi là một tỉnh của Trung Hoa lục địa và đe dọa là khi cần thì sẽ sử dụng vũ lực để đánh chiếm.