Trung Quốc đang thay đổi chiến thuật ở Hoàng Sa

26 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 16350)

Trung Quốc đang thay đổi chiến thuật ở Hoàng Sa

Trong mười ngày qua, Trung Quốc chuyển sang dùng các tàu kéo để đâm va tàu Việt Nam, đồng thời duy trì 6 tàu chiến gần giàn khoan Hải Dương 981, ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam cho biết.

 image002

 

Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien

Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.

Trung Quốc còn huy động từ 33 đến 43 chiếc tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần và số lượng lớn tàu kéo phục vụ bảo vệ giàn khoan. Có từ 30 đến 40 tàu cá hoạt động vòng ngoài, cách giàn khoan 35 đến 40 hải lý, tạo vành đai bảo vệ 981.

Trung Quốc vẫn hình thành các tuyến bảo vệ, tuyến trong gồm tàu kéo và các tàu dịch vụ, vòng ngoài cách giàn khoan 10 đến 12 hải lý, gồm các tàu hải cảnh, hải giám và vừa qua có thêm tàu kéo.

Đáng chú ý, theo ông Thu, Trung Quốc đang thay đổi thủ đoạn của các tàu. Hiện nay Trung Quốc tích cực sử dụng tàu kéo để đâm các tàu Việt Nam, kèm chặt hai bên mạn các tàu Việt Nam để các tàu khác đâm vào. Trước đây Trung Quốc sử dụng tàu hải cảnh với tốc độ cao để đâm tàu Việt Nam, khiến mũi tàu bị hỏng, nên hiện giờ họ dùng tàu kéo có công suất lớn, được bảo vệ bằng hệ thống đệm va rất tốt nên không bị hư hại. Đây là thủ đoạn mới và tàu kiểm ngư KN951 mới đây bị tàu kéo Trung Quốc đâm theo phương thức này.

Cùng các tàu công vụ, Trung Quốc tiếp tục sử dụng các loại máy bay, trong đó có các máy bay trinh sát, tiêm kích, trực thăng hoạt động trên hiện trường, bay ở độ cao thấp, khoảng 300 đến 500m, bay trên các tàu của cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam nhằm uy hiếp tàu Việt Nam và nắm tình hình trên biển.

Ngoài ra, ông Thu nói, các các tàu cá Trung Quốc cũng tiếp tục ngăn cản hoạt động đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng ngư trường truyền thống của Việt Nam, cách giàn khoan 30 đến 35 hải lý. Các tàu này sẵn sàng đâm va, sử dung các biện pháp khác chèn ép, buộc ngư dân Việt Nam phải rời khỏi ngư trường.

“Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Trung Quốc không sử dụng tàu quân sự tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, nhưng tôi xin khẳng định các tàu quân sự thường xuyên có mặt tại hiện trường. Tôi hoàn toàn bác bỏ, lời nói của họ không đi đôi với việc làm”, ông Thu nhấn mạnh. Có 6 loại như trên, đó là tàu khu trục, hộ vệ tên lửa, tên lửa tấn công nhanh, tàu tuần tiễu, quét mìn và tàu vận tải đổ bộ.

Trước câu hỏi về việc ông từng nói sự kiềm chế nào cũng có giới hạn, ông Thu cho hay, chủ trương của Việt Nam là mong muốn giải quyết các vấn đề chủ quyền và các quyền, lợi ích bằng biện pháp hòa bình. Đây là ưu tiên số một của Việt Nam.

“Do đó lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư đang hoạt động trên biển mặc dù bị các tàu Trung Quốc đâm va và dùng các biện pháp khác gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động nhưng vẫn kiên trì và kiềm chế để giữ môi trường hòa bình, ổn định, nhằm thực hiện chủ trương của Việt Nam là ưu tiên xử lý các vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế", ông Thu nhấn mạnh./

Việt Anh

26 Tháng Chín 2017(Xem: 10975)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12294)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10759)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12303)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11025)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11058)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?