REAM - Hải quân Trung Quốc sẽ phong tỏa vịnh Thái Lan?

10 Tháng Sáu 20222:48 CH(Xem: 3753)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG- HOA ĐÔNG - THỨ SÁU 10 JUNE 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


REAM - Hải quân Trung Quốc sẽ phong tỏa vịnh Thái Lan?


Ream sẽ là Cam Ranh thứ hai?

Kênh đào Kra được nhắc tới.

Hải quân Trung Quốc sẽ bám trụ thường xuyên tại Ream.


VĂN HÓA ONLINE

(tổng hợp)

10/6/2022


Hôm Chủ nhật 5/6/2022, Wall Street Journal đưa tin Campuchia và Trung Quốc gần đây đã ký một thỏa thuận bí mật trao quyền độc quyền một phần của cơ sở hải quân Ream nhìn ra Vịnh Thái Lan.


Báo cáo dẫn lời các quan chức Mỹ và đồng minh giấu tên cho biết thỏa thuận này sẽ cho phép Trung Quốc sử dụng Căn cứ Hải quân Ream trong 30 năm, với việc gia hạn tự động sau đó 10 năm.


Sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở Campuchia là hậu quả của chính sách sai lầm lâu nay của Mỹ đã không tạo được niềm tin đối với Phnom Penh.


Kể từ đầu những năm 1990, Mỹ đã tập trung rất nhiều vào mục tiêu thúc đẩy nền dân chủ kiểu phương Tây ở Cam Bốt, một nền ngoại giao cổ vũ khái niệm dân chủ không đạt được nhiều kết quả đối với một quốc gia chậm tiến; đồng thời, “khái niệm dân chủ mơ hồ” đã đẩy Thủ tướng Hun Sen cầm quyền lâu năm đi vào con đường dẫn đến gần gũi với Bắc Kinh”.


Một yếu tố quan trọng khác – Bắc Kinh đã chi tiền đúng chỗ đúng lúc.


image004Tập Cận Bình và Hun Sen gặp nhau ngày 24/7/2019 tại Nam Vang. Hầu như Cam Bốt đã thành khẩn phục tùng mệnh lệnh của Bắc Kinh qua việc TQ đã tài trợ cho hàng tỷ đô la. Ảnh tài liệu.


image006Vị trí an ninh chiến lược của căn cứ Ream thuộc tỉnh Preah Sihanouk tây nam Cam Bốt cách đảo Phú Quốc Việt Nam gần 30km nhìn bao quát vịnh Thái Lan rộng khoảng 320,000km2. Nếu Kênh đào Kra (tin hành lang dự án Kra sẽ do Trung Quốc tài trợ) cắt ngang lãnh thổ rất hẹp của Thái Lan (khoảng 50km giáp ranh Malaysia) thì tuyến hàng hải lưu thông từ Ấn Độ Dương băng qua Biển Đông sẽ không cần phải đi qua eo biển Malacca. Singapore sẽ trở nên một quốc đảo “cô đơn”, căn cứ hải quân Changi sẽ không còn hữu ích nhiều – tình hình an ninh chiến lược ở toàn khu vực này gần như bị đảo lộn trong lúc Trung Quốc gần như đã làm chủ tình thế ở Biển Đông. (VHO minh họa)


image007image009Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc Phòng VN Phan Văn Giang ngày 10/06/2022 bên lề Đối Thoại Shangri-La tại Singapore. REUTERS - CAROLINE CHIA.

Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa sẽ họp với Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin trong ngày khai mạc Hội nghị An ninh Châu Á Đối Thoại Shangri-La tại Singapore hôm 10/06/2022.


Bắc Kinh-Nam Vang động thổ khởi công xây dựng căn cứ hải quân Ream


RFI 08/06/2022


image011Một trạm gác của lính Cam Bốt canh phòng căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Preah Sihanouk tay nam Cam Bốt. AFP


image013Các quan chức sứ quán Trung Quốc và Cam Bốt tại lễ khởi công xây dựng căn cứ hải quân Ream, Sihanoukville, tây nam Cam Bốt, ngày 08/06/2022. AP


Hôm 08/06/2022, bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt cùng đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh đã làm lễ khởi công xây dựng căn cứ hải quân Ream thuộc tỉnh Sihanoukville, nhìn ra Vịnh Thái Lan.


Ngày 02/10/2020, theo CSIS, các hình ảnh của Căn Cứ Hải Quân Ream mới chụp được cho thấy là chính quyền Cam Bốt đã cho phá hủy cơ sở hải quân do Mỹ xây dựng vào tháng 9/2020.


Báo chí Mỹ tiết lộ là Cam Bốt sẽ cho Hải Quân Trung Quốc sẽ sử dụng căn cứ có tính chiến lược này đối với vịnh Thái Lan và đ dọa cửa ngõ căn cứ Changi ở Singapore.


Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, phát biểu trước hàng trăm quan khách tại buổi lễ, trong đó có cả các nhà ngoại giao nước ngoài, sau khi nhắc lại rằng “đã có những cáo buộc theo đó căn cứ Ream sau khi được hiện đại hóa sẽ do quân đội Trung Quốc độc quyền sử dụng”, bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt Tea Banh khẳng định: “Không, hoàn toàn không phải như vậy”.


Đối với ông Tea Banh, căn cứ Ream “rất nhỏ” nên “sẽ không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ ai, ở bất cứ đâu”.


Cùng một lập luận với bộ trưởng Cam Bốt, đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh Vương Văn Thiên (Wang Wentian) cho rằng: “Dự án (cải tạo căn cứ Ream) không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào”.


Sở dĩ đại diện hai chính quyền Phnom Penh và Bắc Kinh đã phải ra sức cải chính đó là vì hôm 06/06/2022 vừa qua, nhật báo Mỹ The Washington Post, trích dẫn một số quan chức phương Tây và Trung Quốc xin giấu tên, đã tiết lộ rằng chính quyền Cam Bốt dự trù cho Quân Đội Trung Quốc sử dụng một phần của căn cứ hải quân Ream sau khi nâng cấp xong.


Một quan chức phương Tây đã cho tờ báo Mỹ biết là các kế hoạch mở rộng căn cứ được đúc kết vào năm 2020 đã cho quân đội Trung Quốc "độc quyền sử dụng phần phía bắc của căn cứ, và sự hiện diện của lực lượng này sẽ được che giấu”.


Cũng theo tờ Washington Post, một quan chức Trung Quốc đã xác nhận việc quân đội Trung Quốc sẽ dùng “một phần” căn cứ Ream, nhưng phủ nhận việc Bắc Kinh được độc quyền sử dụng. Quan chức này cho biết thêm là Trung Quốc sẽ không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào trên phần Cam Bốt của căn cứ.


Theo giới phân tích, lời xác nhận của quan chức Trung Quốc đã mặc nhiên bác bỏ tất cả những lời phủ nhận mà cả Phnom Penh lẫn Bắc Kinh liên tục đưa ra về ý đồ của Trung Quốc, lợi dụng việc Cam Bốt rơi hẳn vào quỹ đạo của mình để thiết lập một căn cứ hải quân nhìn ra Vịnh Thái Lan, giúp Bắc Kinh tăng cường năng lực khống chế khu vực phía Nam Biển Đông.


Theo nhật báo Anh The Guardian ngày 07/06, chuyên gia Sam Roggeveen, giám đốc chương trình an ninh quốc tế của Viện nghiên cứu Lowy của Úc, đã cho rằng lời xác nhận rõ ràng của một quan chức Trung Quốc là bằng chứng cho thấy là Bắc Kinh quả thực đang xúc tiến việc lập căn cứ hải quân tại Cam Bốt.


Theo chuyên gia này, căn cứ đặt tại Ream “sẽ cho phép Trung Quốc triển khai chiến hạm và tàu tuần duyên xung quanh khu vực một cách dễ dàng hơn, vì hiện diện ngay tại chỗ thay vì cần phải đi một quãng đường rất xa như trước đây".


Đối với chuyên gia Úc, diễn biến liên quan đến căn cứ Ream là “một dạng mô hình thu nhỏ của một xu hướng rộng lớn hơn trong khu vực, với sức mạnh chiến lược và quân sự đang chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc. Trung Quốc sẽ muốn trở thành cường quốc chiến lược hàng đầu ở châu Á, thậm chí có thể muốn trở thành cường quốc thống trị ở châu Á”. Theo ông Roggeveen, Bắc Kinh sẽ không thể làm được điều đó “nếu không đẩy Mỹ ra ngoài và có các căn cứ ở hải ngoại xung quanh khu vực”. (theo RFI)


Cam Bốt phá hủy một cơ sở do Mỹ xây dựng ở Ream


03/10/2020


      image015Một đoàn tường rào tại căn cứ Hải Quân Ream của Cambodge. Ảnh minh họa © wikipedia

      

Trọng Nghĩa


Theo hình ảnh vệ tinh được Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS) trụ sở tại Washington DC công bố hôm 02/10/2020, chính quyền Phnom Penh đã cho phá hủy một cơ sở mà Mỹ xây dựng tại căn cứ hải quân lớn nhất nước này. Sự kiện xảy ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đang ngày càng lo ngại trước khả năng Cam Bốt cho Trung Quốc sử dụng các hải cảng của mình.


Theo CSIS, các hình ảnh của Căn Cứ Hải Quân Ream mới chụp được cho thấy là chính quyền Cam Bốt đã cho phá hủy cơ sở do Mỹ xây dựng vào tháng 9/2020.


Vào hôm qua, bộ Quốc Phòng Mỹ đã lên tiếng tỏ ý quan ngại trước thông tin theo đó cơ sở dùng làm trụ sở bộ phận chiến thuật của Hải Quân Cam Bốt mà Mỹ tài trợ đã bị phá hủy, đồng thời yêu cầu chính quyền Cam Bốt giải thích.


Trong một thông cáo, Ngũ giác Đài nói rõ: “Chúng tôi quan ngại trước khả năng hành động phá cơ sở đó liên quan đến kế hoạch của chính quyền Cam Bốt đón nhận phương tiện và nhân sự của quân đội của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”.


Ngay từ năm 2019, Ngũ giác Đài đã yêu cầu Cam Bốt giải thích tại sao đã không chấp nhận đề nghị (của Mỹ), muốn sửa lại cơ sở này. Nhiều người đã nghi ngờ rằng sở dĩ Cam Bốt từ chối Mỹ, đó là vì đã có kế hoạch để cho Trung Quốc sử dụng căn cứ quân sự này.


Cam Bốt đã bác bỏ nguồn tin theo đó Bắc Kinh đã có thỏa thuận ngầm với Phnom Penh để đưa lính Trung Quốc đến sử dụng cảng, giải thích rằng việc cho lực lượng nước ngoài đóng quân đi ngược lại với Hiến Pháp Cam Bốt.


Căn cứ Ream nằm ở phía đông nam thành phố cảng Sihanoukville, nơi tập trung rất nhiều sòng bạc lớn của người Trung Quốc và là trung tâm của một đặc khu kinh tế do Trung Quốc vận hành. Cam Bốt là một trong những đồng minh thân cận nhất của Bắc Kinh tại Đông Nam Á, đã nhận hàng tỉ đô la tài trợ từ Trung Quốc, và nhiều lần bênh vực quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông.


Tầu nạo vét hoạt động gần căn cứ quân sự ở Cam Bốt được Trung Quốc tài trợ


23/01/2022


      image017Lính Cam Bốt canh gác ở căn cứ hải quân Ream, Sihanoukville, 2607/2019. © PRING SAMRANG/REUTERS


Thu Hằng


Trong một báo cáo ngày 21/01/2022, Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết nhiều tầu nạo vét được phát hiện ngoài khơi căn cứ hải quân Ream của Cam Bốt. Trung Quốc là nhà tài trợ cho hoạt động xây dựng và lắp đặt cảng biển nước sâu để các chiến hạm lớn có thể neo đậu.


Theo CSIS, được Reuters trích dẫn, những tầu nạo vét này có thể được thấy trong nhiều hình ảnh chụp từ vệ tinh và từ một bức ảnh được phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt Tea Banh đăng trên trang Facebook của ông sau chuyến thăm Ream ngày 18/01 với bình luận công việc này « có thể sẽ đánh dấu sự nâng cấp đáng kể cho năng lực của căn cứ ».


Trước đó, hình ảnh chụp từ vệ tinh, được tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) thuộc CSIS công bố ngày 16/01, cũng cho thấy hai tầu nạo vét và nhiều xa lan để chở cát được nạo trong khu vực từ ngày 13-15/01. Từ mùa thu 2021, hoạt động xây dựng cũng đã diễn ra trên đất liền tại nhiều nơi ở đông nam căn cứ. Qua đó có thể thấy « căn cứ đang được chuẩn bị cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng quan trọng ».


AMTI nhận định « việc nạo vét các cơ sở cảng nước sâu là việc cần thiết để các tầu quân sự lớn hơn có thể neo đậu ở Ream và đây là một phần thỏa thuận bí mật giữa Trung Quốc và Cam Bốt » từ năm 2019. Một bài viết năm 2019 của Wall Street Journal cho biết chính quyền Phnom Penh đồng ý để tầu chiến Trung Quốc được cập cảng này và đổi lại Bắc Kinh tài trợ nâng cấp căn cứ.


Hoa Kỳ vẫn bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về hoạt động cải tạo và sự hiện diện của Trung Quốc ở căn cứ Ream tại Cam Bốt. Một người phát ngôn bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên bố « những hoạt động đó đe dọa lợi ích của Mỹ và các đối tác, cũng như cho an ninh trong vùng và chủ quyền của Cam Bốt ». Washington cũng đề nghị Cam Bốt « thể hiện minh bạch về mục đích, bản chất và quy mô của dự án ở Ream ». Tương tự, « vai trò quân sự của Trung Quốc trong việc xây dựng cảng cũng gây quan ngại về dự kiến sử dụng hải cảng này ».


Nam Vang mở rộng căn cứ hải quân Ream


Mỹ tố Cam Bốt thiếu minh bạch về hoạt động của Bắc Kinh


14/10/2021


image019Ảnh minh họa : các tàu chở xăng dầu tại căn cứ hải quân Ream của Cam Bốt, gần Sihanoukville, ngày 26/07/2019. REUTERS / Samrang Pring


Thụy My


Hoa Kỳ hôm 13/10/2021 tố cáo Cam Bốt thiếu minh bạch về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại Ream, căn cứ hải quân lớn nhất của nước này, đồng thời thúc giục chính phủ Phnompenh thông báo cho dân chúng toàn bộ những can dự về quân sự của Bắc Kinh tại nơi đây.


Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) hôm qua công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy, trong tháng Tám và tháng Chín đã có ba tòa nhà mới được xây lên, và đang bắt đầu làm một con đường mới. 


Reuters dẫn lời phát ngôn viên đại sứ quán Hoa Kỳ Chad Roedemeier, nói rằng bất kỳ sự hiện diện quân sự nước ngoài nào tại căn cứ Ream đều vi phạm Hiến Pháp Cam Bốt, và gây phương hại cho an ninh khu vực.


Ông Roedemeier tuyên bố: « Chính quyền Cam Bốt không hoàn toàn minh bạch về ý đồ, bản chất và tầm mức của dự án này, hoặc về vai trò của quân đội Trung Quốc, gây lo ngại về mục đích sử dụng căn cứ hải quân. Người dân Cam Bốt có quyền được biết rõ hơn về dự án ở Ream, và có được tiếng nói về loại thỏa thuận quân sự can dự lâu dài vào đất nước của họ ».


Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cam Bốt đã rạn nứt trong những năm gần đây, do Washington tố cáo đảng cầm quyền đàn áp đối lập, đồng thời bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Cách đây một năm, Cam Bốt thông báo san bằng một tòa nhà vốn là trung tâm chỉ huy chiến thuật hải quân do Mỹ tài trợ để mở rộng thêm, từ chối đề nghị của Mỹ nhằm tôn tạo căn cứ Ream.


Cam Bốt nhiều lần bác bỏ thông tin về dự định để quân đội Trung Quốc đóng tại căn cứ này. Một quyết định như vậy sẽ rất quan trọng cho Trung Quốc, tại khu vực mà Hoa Kỳ đã duy trì sự hiện diện trong nhiều thập niên, thông qua các căn cứ quân sự hoặc tập trận chung với các nước như Philippines, Thái Lan.


Phát ngôn viên chính phủ Cam Bốt Phay Siphan nói rằng các công trình xây dựng của Trung Quốc tại Ream là một phần của viện trợ phát triển, và hải cảng sẽ mở rộng cho các nước một khi việc xây dựng hoàn tất.


Cam Bốt mở rộng căn cứ Ream cho Hải Quân Trung Quốc sử dụng?


06/10/2020


image021Ảnh tư liệu chụp ngày 26/07/2019: Chiến hạm Cam Bốt neo đậu tại Căn Cứ Hải Quân Ream, gần Sihanoukville, miền tây nam Cam Bốt. AP - Heng Sinith


Trọng Nghĩa


Phải chăng nỗi lo ngại của Mỹ về khả năng Cam Bốt cho quân đội Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân Ream nhìn ra Vịnh Thái Lan đang biến thành hiện thực. Trước mắt chính quyền Phnom Penh tiếp tục phủ nhận việc sẽ cho Bắc Kinh dùng cơ sở đó, nhưng theo điều tra của tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review, thì Cam Bốt đang chuẩn bị mở rộng căn cứ Ream, đặc biệt với sự trợ lực của Trung Quốc.


Trong một bài viết ngày 03/10/2020, tạp chí Nhật Bản đã trích lời một sĩ quan hàng đầu của Hải Quân Cam Bốt hôm thứ Bảy 03/10 vừa qua xác nhận rằng chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ một dự án mở rộng cảng và phát triển một cơ sở sửa chữa tàu tại căn cứ Ream bên Vịnh Thái Lan.


Bắc Kinh sẽ xây dựng một cảng nước sâu tại căn cứ Ream


Theo phó đô đốc Vann Bunlieng, phó tư lệnh kiêm tổng tham mưu trưởng lực lượng Hải Quân Cam Bốt, trong dự án, có kế hoạch nạo vét để làm sâu thêm vùng biển xung quanh căn cứ, nơi hiện chỉ có thể tiếp nhận các loại tàu nhỏ. Bắc Kinh sẽ giúp Phnom Penh xây dựng một hải cảng và một cơ sở sửa chữa các loại tàu của Cam Bốt.


Đối với ông Bunlieng, các cơ sở mới sẽ giúp Cam Bốt tiết kiệm chi phí sửa chữa tàu nếu nước này mua được các loại tàu lớn hơn. Nhân vật này cho biết các cơ sở mới cũng có thể được sử dụng để phục vụ tàu tư nhân nhằm tạo ra doanh thu.


Tổng tham mưu trưởng Hải Quân Cam Bốt một lần nữa đã lên tiếng bác bỏ các thông tin báo chí theo đó căn cứ Hải Quân Ream sẽ được quân đội Trung Quốc sử dụng. Trước đó, cả thủ tướng Cam Bốt Hun Sen lẫn các quan chức Trung Quốc đã phủ nhận thông tin này.


Dấu đầu lòi đuôi


Theo Nikkei Asian Review, kế hoạch nâng cấp căn cứ Ream với sự giúp đỡ của Trung Quốc đã từng được Tập đoàn Luyện Kim Trung Quốc, một doanh nghiệp Nhà nước trụ sở ở Bắc Kinh, công bố trên trang web của họ.


Bản kế hoạch này sau đó đã bị gỡ xuống nhưng dựa theo phiên bản được lưu trữ trong bộ nhớ cache, tập đoàn này cho biết là vào tháng 6 năm 2016 họ đã ký một "thỏa thuận khung về hợp tác" với các cơ quan quốc phòng Cam Bốt cho một "Dự án mở rộng cảng."


Đi sâu vào chi tiết, dự án mở rộng "căn cứ quân sự hải quân" này bao gồm việc bổ sung một ụ tàu khô 5.000 tấn và đường trượt cơ khí bên hông 1.500 tấn, cùng với việc xây dựng một cầu tàu, một xưởng sửa chữa và bồi đắp thêm 7,4 ha đất.


Tình trạng hiện thời của thỏa thuận này chưa được biết, và phó đô đốc Bunlieng đã từ chối cho biết công ty nào có liên quan đến dự án mà chuyển câu hỏi lên bộ Quốc Phòng. Cả bộ trưởng Quốc Phòng Tea Banh và phát ngôn viên của bộ này trước mắt chưa thấy trả lời.


Đuổi Mỹ để đón Trung Quốc?


Tin tức về việc Trung Quốc đứng ra “giúp đỡ” Cam Bốt mở rộng căn cứ Hải Quân Ream xuất hiện đúng vào lúc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington công bố một số ảnh vệ tinh mới cho thấy một tòa nhà trong căn cứ Ream do Mỹ tài trợ để xây dựng cho Hải Quân Cam Bốt đã bị phá hủy vào tháng 9.


Trong bài phân tích kèm theo các bức ảnh công bố hôm 02/10, cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc CSIS ghi nhận: “Tòa nhà là một trong số các cơ sở do Hoa Kỳ tài trợ nằm bên trong căn cứ được cho là sẽ bị dời đi nơi khác sau khi Cam Bốt ký một thỏa thuận bí mật với Bắc Kinh để cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ Ream. Việc phá hủy tòa nhà gần đây dường như xác nhận rằng các thay đổi đang được tiến hành tại căn cứ hải quân và một lần nữa làm dấy lên trở lại thông tin được đồn đại về quyền tiếp cận dành cho Trung Quốc”.


AMTI đã nhắc lại thông tin do nhật báo Mỹ The Wall Street Journal tiết lộ vào tháng 7 năm 2019 theo đó Cam Bốt đã ký với Trung Quốc một thỏa thuận bí mật cho phép Trung Quốc sử dụng Ream để đổi lại việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới tại căn cứ này. Bài báo trích dẫn các quan chức Mỹ xin giấu tên đã được đọc bản thảo đầu tiên của thỏa thuận cho phép Trung Quốc đưa quân đội, vũ khí và tàu vào căn cứ này trong vòng 30 năm, sau đó sẽ tự động triển hạn thêm, mỗi lần 10 năm.


Theo WSJ, thái độ nghi ngờ của Washington về ý đồ của Phnom Penh càng tăng cao sau khi Cam Bốt từ chối tài trợ của Hoa Kỳ để sửa chữa các cơ sở do Mỹ xây dựng tại Ream, đáp ứng yêu cầu của Cam Bốt.


Theo CSIS, tòa nhà bị phá hủy nguyên là Tổng Hành Dinh Chiến Thuật của Ủy Ban An Ninh Hàng Hải Quốc Gia Cam Bốt, vốn đã được dời hoàn toàn ra khỏi căn cứ, đến một nơi cách Ream khoảng 20km về phía bắc. Còn một cơ sở khác cũng do Mỹ tài trợ ở gần đó vẫn còn nguyên vì là nơi chứa các tàu tuần tra nhỏ mà Mỹ tặng cho Hải Quân Cam Bốt.


Tập đoàn Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt tham gia dự án Ream


Trong bài phân tích, AMTI cũng ghi nhận là nhiều khu đất rộng lớn xung quanh căn cứ đã được các công ty Trung Quốc thuê, trên danh nghĩa để làm các khu nghỉ dưỡng.


Đáng chú ý là Tập Đoàn Phát Triển khu Canopy Sands ở Vịnh Ream chỉ cách căn cứ hải quân khoảng 5 km về phía bắc. Ảnh vệ tinh cho thấy là tập đoàn đã bắt đầu công việc nạo vét và cải tạo đất trong khu vực kể từ tháng Hai vừa qua, và đến nay đã cải tạo được khoảng 100 mẫu.


Theo Nikkei Asian Review, công việc cải tạo đất của dự án tại Vịnh Ream do China Harbour, một công ty con của Tập Đoàn Xây Dựng Truyền Thông Trung Quốc CCCC, mới đây đã bị Mỹ trừng phạt vì đã tham gia việc bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông.


Chính quyền Cam Bốt tiếp tục phủ nhận việc cho Trung Quốc sử dụng căn cứ Ream. Trả lời hãng tin Pháp AFP ngày 04/10/5020, bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt Tea Banh cho rằng việc Trung Quốc tài trợ cho dự án mở rộng căn cứ hải quân của Cam Bốt không có nghĩa là Bắc Kinh có quyền tiếp cận căn cứ một cách rộng rãi hơn.


Cam Bốt tiếp tay cho Trung Quốc để bao vây Việt Nam ?


Giới phân tích vẫn hoài nghi về các lời phủ nhận này. Trong một tin nhắn Twitter ngày 04/10, chuyên gia Singapore Collin Koh cho rằng quy mô hạn chế của Hải Quân Cam Bốt hiện nay đâu có cần đến những công trình đồ sộ như ụ tàu khô 5000 tấn trong kế hoạch ban đầu vào năm 2016? Còn trong một bài viết ngày 05/10, báo mạng Hồng Kông Asia Times nói thẳng “Cam Bốt mở đường cho sự hiện diện của Hải Quân Trung Quốc” tại nước này.


Chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 17/09 đã nhận định : “Việc cho Trung Quốc quyền tiếp cận căn cứ trên bờ biển phía nam Cam Bốt sẽ kéo theo một thay đổi cơ bản về mặt địa chính trị”. Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc bao vây – trên bộ ở phía bắc và trên biển ở phía đông – sẽ thấy sườn phía nam của mình bị đe dọa.


Ngoài ra, căn cứ hải quân ở Cam Bốt bên bờ Vịnh Thái Lan cũng sẽ cho phép tàu Trung Quốc tiếp cận dễ dàng hơn các đảo đá đang tranh chấp với các láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông.


image024

10 Tháng Tám 2014(Xem: 18167)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20119)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 18072)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17909)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17390)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16356)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16500)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15330)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17900)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15201)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22647)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17358)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15599)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 15137)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16786)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16351)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17609)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16710)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19669)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 17493)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.