CSIS: VN tiếp tục bồi đắp, nâng cấp thêm các đảo Phan Vĩnh, Nam Yết, Sơn Ca

14 Tháng Tư 20229:11 SA(Xem: 4769)

VĂN HÓA ONLINE –BIỂN ĐÔNG-HS TS - THỨ SÁU 15 APRIL 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


CSIS: VN tiếp tục bồi đắp, nâng cấp thêm các đảo Phan Vĩnh, Nam Yết, Sơn Ca


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA DO NHÀ BÁO LÝ KIẾN TRÚC THỰC HIỆN


image009Vận tải hạm HQ-571 trong chuyến hành trình đi quan sát các đảo quan trọng thuộc quần đảo Trường Sa vào tháng Tư năm 2014. Ảnh LKT.


image010Nhà báo Lý Kiến Trúc đặt chân trên đảo Sơn Ca ngày 20/4/2014.


image025Các lô cốt phòng thủ và ngôi chùa lớn dựng trên bờ biển đảo Sơn Ca.


image027Chiến hào phòng thủ dọc theo bờ biển đảo Sơn Ca; xa xa một pháo đài nửa nổi nửa chìm ngoài thềm lòng biển đảo.


image029Một khẩu pháo lớn trên đảo Sơn Ca hướng ra Biển Đông.


image031Bia chủ quyền do Hải quân Việt Nam dựng trên đảo Song Tử Tây sau năm 1975.


image033 Một sĩ quan Hải quân Việt Nam sau năm 1975 đứng bên cạnh bia đá xác định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa do Hải quân VNCH xây dựng ngày 22/8/1956. Nguồn: http://ditichkhanhhoa.org.vn/vi-vn


image035Bia đá xác định chủ quyền quần đảo Trường Sa do Hải quân VNCH xây dựng ngày 22/8/1956. Nguồn: http://ditichkhanhhoa.org.vn/vi-vn


image037Bia chủ quyền dựng trên đảo Song Tử Tây do Hải quân VNCH dựng ngày 22/8/1956. Nhà báo Lý Kiến Trúc đứng giơ tay đo chiều cao bia đá chủ quyền.


image039Hải quân công binh Việt Nam đang xây dựng xây dựng các vị trí quân sự phòng thủ trên đảo Song Tử Tây.


image041Hải quân công binh Việt Nam chuyên chở sắt thép xi măng từ vận tải hạm ra đảo bồi đắp và xây dựng các vị trí quân sự phòng thủ trên đảo Song Tử Tây.


image042Các tòa nhà do hải quân Việt Nam xây dựng trên đảo Phan Vinh sau năm 1975.


image044Đảo Phan Vinh đang được xây dựng xác định chủ quyền Việt Nam thời kỳ đầu sau năm 1975.


TT Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ở Quốc hội VN: "4 vấn đề về Biển Đông"

Bạch Thư Saigon 1975 và một số vấn đề ở biển đảo Trường Sa

Ai cấm VN bồi đắp Đá Lát thành đảo nhân tạo?


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


13/04/2022


image046Ảnh vệ tinh của chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS (từ trái theo chiều kim đồng hồ) cho thấy các hoạt động nâng cấp tại Đảo Phan Vinh (chụp ngày 11/2), Đảo Nam Yết (22/1) và Đảo Sơn Ca (7/3).


Theo VOA hôm 13/4/2022, một khảo sát gần đây của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), thuộc một trung tâm nghiên cứu ở Hoa Kỳ, cho thấy Việt Nam trong thời gian qua tiếp tục thực hiện việc nâng cấp trên các thực thể mà họ chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.


Khảo sát mới nhất của AMTI, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở thủ đô Washington, nói rằng trong vòng sáu tháng, từ tháng 10/2021 đến 3/2022, Việt Nam đã tham gia vào hoạt động nạo vét và đắp nổi mới tại ba địa điểm mà họ chiếm đóng ở quần đảo này. Khảo sát được đưa ra cuối tháng trước còn cho biết Việt Nam đã tiếp tục các hoạt động nâng cấp nhẹ và xây dựng các tòa nhà mới trên một số tiền đồn tại các đảo nói trên.


Tuy nhiên việc nâng cấp và mở rộng các đảo của Việt Nam, theo CSIS, là nhỏ so với quy mô xây dựng rất lớn trên các đảo của Trung Quốc từ năm 2013 đến 2016. Mặc dù vậy, khảo sát của trung tâm này đánh giá rằng những hoạt động của Việt Nam gần đây đánh dấu một sự tăng tốc nhẹ về tốc độ cải thiện đối với các cơ sở của họ ở quần đảo Trường Sa.


Theo khảo sát của AMTI, Việt Nam bắt đầu công việc nạo vét và đắp nổi tại ba thực thể – gồm gồm đảo Phan Vinh, đảo Nam Yết, và đảo Sơn Ca – từ tháng 10 năm ngoái. Dựa theo các hình ảnh vệ tinh mà CSIS thu được, báo cáo này cho biết hai đảo Phan Vinh và Nam Yết đã được bồi thêm khoảng 50 mẫu Anh (hơn 202.000 m2) đất mỗi đão, trong khi Đảo Sơn Ca được đắp thêm chỉ 7 mẫu Anh (hơn 28.000 m2).


Việt Nam dường như nạo vét một bến cảng nhỏ tại mỗi cơ sở này với các kênh tiếp cận cắt qua các rạn san hô ở vùng nước sâu hơn, theo khảo sát của AMTI. CSIS cũng nhận định rằng đây là kiểu nâng cấp mà Việt Nam đã thực hiện ở tất cả các tiền đồn lớn hơn của mình trong những năm gần đây.


Các khảo sát trước đây của AMTI cho rằng việc nâng cấp của Việt Nam ở Trường Sa diễn ra “chậm mà chắc”.


AMTI là một chương trình nguồn kiến thức tương tác được cập nhật thường xuyên nhằm cung cấp thông tin hướng tới mục tiêu thúc đẩy tính minh bạch trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để ngăn chặn hành vi gây hấn và xung đột.


Việt Nam chưa bao giờ công khai cho biết các hoạt động nâng cấp hay mở rộng trên các quần đảo có tranh chấp ở Biển Đông, nhưng theo CSIS, Việt Nam đã tiến hành cải tạo tại 10 đá ngầm và đảo nhỏ mà Việt Nam giữ quyền kiểm soát trước chiến dịch xây dựng đảo của Trung Quốc.


Tổng cộng, Việt Nam đã cải tạo hơn 120 mẫu Anh (hơn 485.000 m2) đất mới tại những thực thể này. Trung tâm CSIS nhận định rằng, ngoài việc chỉ thực hiện chưa đến 4% so với quy mô hoạt động cải tạo của Bắc Kinh, các phương pháp mà Hà Nội sử dụng ít mang tính hủy hoại hơn nhiều. (theo VOA)

01 Tháng Ba 2015(Xem: 19350)
Bãi Cỏ Rong, một vùng được cho là có tiềm năng dầu khí khả quan, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ở phía tây đảo Palawan. Từ năm 2010, chính quyền Manila đã trao quyền thăm dò vùng Bãi Cỏ Rong cho Forum Energy PLC, một tập đoàn Anh-Philippines, và vào giữa năm ngoái đã gia hạn quyền này cho đến giữa tháng Tám 2016. Vấn đề được đặt ra trong thời gian gần đây, là chính Forum Energy đã mở thương thuyết với tập đoàn dầu khí Nhà nước Trung Quốc CNOOC về khả năng đồng khai thác khu vực.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 16077)
Mạnh ai nấy chiếm! Hồn ai nấy giữ!: "Song song với tầm ảnh hưởng chuỗi đảo bờ tây Thái Bình Dương,Trung Quốc gia tốc chiếm đóng, cải tạo các bãi đá Trường Sa thành căn cứ hậu cần, hỏa điểm"
23 Tháng Hai 2015(Xem: 16100)
Biển Đông sẽ không nổ ra chiến tranh do không nước nào muốn chiến tranh kể cả Mỹ trong lúc này. Lý do: con đường hải lưu quốc tế vẫn đang êm đềm, tài nguyên vẫn còn tiềm ẩn, vị trí chiến lược Đông Nam Á chưa ngã ngũ, chính sách "xoay trục về Châu Á"của Mỹ mới bắt đầu và quan trọng nhất, Trung Quốc, cường quốc số 1 ở Châu Á đang trong giai đoạn hiện đại hóa hải không quân, ít ra phải vài năm nữa để họ có đủ sức mạnh xác quyết đường chín vạch bao trùm biển nam Trung Hoa và biển Đông; nhưng trước mắt, vì "Biển Đông và Lợi ích địa An ninh - Chính trị - Kinh tế của Trung Quốc", họ phải ra tay ... cướp, chớp thời cơ.
18 Tháng Hai 2015(Xem: 31146)
Mây, nước, trời, bình minh trên đảo Trường Sa Lớn nhìn từ ngoài khơi biển Đông - Từ HQ-571 Trường Sa cập bến đảo Trường Sa Lớn nhìn thấy ngay "Ủy ban Hành chánh" Trường Sa Lớn. - Dân chúng sống trên đảo trường Sa Lớn ra đón chào khách đến thăm - Trẻ em sanh đẻ trên đảo Trường Sa Lớn thật ngoan. - Chỉ có trên quần đảo Trường Sa mới có loài cây Phong ba Bão táp.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 16091)
Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, một trong những nội dung công việc mà cơ quan này sẽ thực hiện trong năm 2015 là đề án tổng thể về đầu tư kết cấu hạ tầng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc mở đường bay hàng không dân sự ra quần đảo Trường Sa.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 17548)
Chuyên gia về dầu khí hồi tháng 8 phát hiện một trữ lượng khí lớn ở giếng Lăng Thủy 17 - 2. Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hôm qua cho biết trên trang web, giàn khoan Hải dương 981 mới đây phát hiện một mỏ khí nước sâu lớn cách đảo Hải Nam khoảng 150 km về phía nam.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 14318)
Philippines lên tiếng phản đối Trung Quốc sau khi một tàu tuần duyên của Bắc Kinh đâm húc gây hư hại 3 tàu cá và đe dọa tính mạng ngư dân Philippines trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông.Vụ va đụng hôm 29/1 tại bãi cạn Scarborough là sự cố mới nhất liên quan đến các tranh chấp chủ quyền giữa đôi bên. XEM THÊM: Mục Hoàng Sa - Từ kênh đào Suez tới kênh đào Kra.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 14179)
“Tranh chấp ở Biển Đông không phải là một cuộc tranh giành năng lượng”, Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh và là cố vấn cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết. "Đây là một cuộc tranh chấp vùng biển và không có thỏa hiệp giữa các nước tuyên bố chủ quyền chồng lấn".
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 15737)
Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á tề tựu về Malaysia trong hai ngày tới dự kiến sẽ trao đổi quan điểm về bối cảnh thực thi Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông.Thông tấn xã Bernama của Malaysia hôm nay dẫn lời Ngoại trưởng Datuk Seri Anifah Aman cho hay bên cạnh đó các nhà ngoại giao hàng đầu của ASEAN dự kiến cũng sẽ tham vấn về việc thành lập Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông DOC.
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 14917)
Ngoại trưởng Phiilippines Albert del Rosario hôm thứ Năm (22/1) cho biết nước này đang tìm kiếm mối quan hệ "đối tác chiến lược"với Việt Nam, ngoài Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc đang gia tăng.
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17573)
Đảo đá Chữ Thập cách Sàigon 630km, Gạc Ma cách Sàigon 800km, cách Manila 890 km, miền tây Malaysia 490 km, Kuala Lumpur 1.500 km, đó là những hải cứ có vị trí chiến lược tối quan trọng ở vùng biển phía nam Việt Nam.
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 19731)
Giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc xuất phát từ Hải Nam đang di chuyển về hướng nam, men theo thềm lục địa VN đi tới cửa khấu Singapore, tiến vào eo biển Malacca, tới Ấn Độ dương. Trên dường đi, HD-981 sẽ băng ngang qua các nhà giàn khu vực biển DKI hiện do Hải quân VN đóng chốt.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 15941)
Về tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược đối với Việt Nam một cách tích cực hơn chủ yếu là vì sợ gặp phải sự kháng cự của Việt Nam. Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý rằng, Trung Quốc không có khả năng từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ, và Trung Quốc có thể sử dụng chính sách mới này như một cách hoãn binh cho đến khi họ đủ mạnh để giải quyết vấn đề Biển Đông theo cách riêng của họ.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 21250)
Tháng Tư, 2014, HQ-571 Trường Sa đang thực hiện cuộc hải trình thăm viếng những hòn đảo quê hương thuộc vùng biển Trường Sa, bỗng nhiên có con chim lạ màu đen tuyền không biết từ hướng nào bay đến đậu khá lâu trên đỉnh cột hải đăng con tàu. Vị trí nơi con tàu đang di chuyển là vùng biển mênh mông không có đảo nào cận kề. Ảnh VH
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 17919)
Có đến 50.000 tàu cá Trung Quốc đang sẵn sàng cho “điệp vụ” này. Ngay trước mắt, Hải Nam- tỉnh có diện tích rộng nhất giáp biển Đông - đã có tới 9.000 tàu đánh bắt xa bờ chuẩn bị ồ ạt ra khơi . Từ năm 1999, hàng năm Trung Quốc đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của mình - nuốt trọn 80% diện tích biển Đông, bất chấp phản ứng của Việt Nam và các nước xung quanh khu vực.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 16403)
Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc CNOOC loan báo vừa phát hiện thêm một mỏ dầu khí nước sâu nữa ở Biển Đông. Thông cáo tối ngày 6/1 cho hay tập đoàn dầu khí quốc doanh này tìm thấy trữ lượng dầu khí cỡ trung bình tại giếng Lăng Thủy 25-1.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 16784)
Đài truyền hình TW Trung Quốc (CCTV) ngày 5-1 cho biết gần đây có báo đưa tin Trung Quốc thử nghiệm thành công robot tự động “Hải Yến” tại một khu vực biển nước sâu 1.500m ở biển Đông. Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng “Hải Yến” có thể hoạt động dưới độ sâu 1.500m và khả năng di chuyển lên đến 1.000km, liên tục trong 30 ngày. TIN LIÊN QUAN - Căn cứ Trung Quốc ở đảo Chữ Thập
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 16789)
Chiến sĩ Hải quân đồn trú trên đảo Len Đao chào tiễn phái đoàn HQ-571 đến thăm đảo. Len Đao là một trong 3 đảo nửa nửa chìm: Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao có vị trí chiến lược trọng yếu trung tâm quần đảo Trường Sa. Trung cộng đã chiếm Gạc Ma năm 1988 sau khi bắn cháy 2 tàu vận tải HQVN và tàn sát 64 thủy thủ. TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17456)
Càng ngày nhận thức chung của khu vực và thế giới đều thấy rằng, vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông không phải là câu chuyện riêng của Trung Quốc, của quan hệ song phương giữa Trung Quốc với VN hay các nước ASEAN, mà là câu chuyện có ý nghĩa chiến lược toàn cầu, nơi lợi ích quốc gia của họ ngày càng gắn chặt với hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 24011)
Một trong nhiều cách bảo vệ biển Đông, cuộc chiến thầm lặng của "đặc công biển" là một cuộc chiến không khoan nhượng dưới lòng biển cả. Trong cuộc đối đầu nửa kín nửa hở gữa Việt Nam và Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 xâm nhập bất hợp pháp thềm lục địa VN, đặc công biển được cho là đơn vị có công lớn trong việc đẩy lùi HD-981. Tờ “Chính sách ngoại giao” Mỹ cho rằng, nếu Trung-Việt xảy ra xung đột ở Biển Đông, lực lượng đặc công nhái sẽ là “đối thủ khó chơi” của Trung Quốc.