Chống khủng bố: Mỹ chôn hàng ngàn tỷ đô la tại Afghanistan và Irak

08 Tháng Chín 20219:56 SA(Xem: 5117)

VĂN HÓA ONLINE –BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ TƯ 08 SEP 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Chống khủng bố: Mỹ chôn hàng ngàn tỷ đô la tại Afghanistan và Irak


Afghanistan War: Mỹ chọn nhầm lãnh đạo bất tài, tham nhũng, hèn nhát, bỏ chạy; Kabul thua là phải

image009

07/09/2021


image010Lính thủy quân lục chiến Mỹ chuẩn bị tiếp nhận những người cần được di tản khỏi Afghanistan. Sân bay Kabul, Afghanistan, ngày 19/08/2021. via REUTERS - US MARINES


Thanh Hà


Mỹ đã huy động hàng ngàn tỷ đô la tại hơn 80 mặt trận trên thế giới trong suốt 20 năm với một mục đích : tiêu diệt khủng bố. Hai thập niên sau loạt tấn công 11 tháng 9, Al Qaeda vẫn tồn tại, mối đe dọa khủng bố vẫn nguyên vẹn. Ai đài thọ những số tiền hàng ngàn tỷ đó, chúng được sử dụng như thế nào, những phí tổn thực sự của cuộc chiến chống khủng bố là bao nhiêu ?


Một tháng sau khi bị tấn công ngay trên lãnh thổ quốc gia, Hoa Kỳ dẫn dầu liên quân quốc tế tấn công Afghanistan sào huyệt của Al Qaeda, tác giả loạt khủng bố tự sát 11/09/2001. Irak là mặt trận thứ nhì trong cuộc chiến “toàn diện” chống khủng bố. Trung Đông, châu Phi, dưới những hình thức khác nhau, tổng cộng Mỹ “hiện diện” tại 85 điểm nóng trên địa cầu.


Vào lúc nước Mỹ chuẩn bị tưởng niệm đúng 20 năm đợt tấn công khủng bố 11/09, đại học Brown, bang Rhode Island, công bố nghiên cứu Costs of warNhững phí tổn chiến tranh. Các tác giả tổng kết : “8.000 tỷ đô la phí tổn chiến tranh, hơn 900.000 người trên thế giới thiệt mạng, đó là cái giá đè nặng lên Hoa Kỳ trong 20 năm kể từ biến cố 11 tháng 9 (…) Đây là một cuộc chiến kéo dài, phức tạp, khủng khiếp và không đem lại thành công”.


8.000 tỷ đô la do ai đài thọ và được dùng vào những việc gì?


Theo các chuyên gia của đại học Brown, 8.000 tỷ đô la do cả bên bộ Quốc Phòng và Ngoại Giao Hoa Kỳ đảm nhiệm, vừa để đài thọ trực tiếp những chi phí chiến tranh trên các mặt trận từ Trung Đông tới Nam Á và châu Phi trong mục tiêu chống khủng bố, vừa để bảo đảm chăm sóc các cựu chiến binh trở về, vừa để tăng cường an ninh nội địa, vừa trang trải lãi suất ngân hàng khi chính quyền liên bang phải đi vay.


Nghiên cứu nói trên ghi nhận : phí tổn thuần túy về quân sự của Mỹ tại Irak và Syria đã lên tới 2.100 tỷ đô la trong hai thập niên qua. Châu Phi cũng được dành 355 tỷ đô la trong ngân sách 8.000 tỷ chống khủng bố đó.


Riêng trong trường hợp Afghanistan, tổng thống Joe Biden phát biểu hôm 31/08/2021 giải thích quyết định rút quân khỏi Afghanistan đã dẫn lại nghiên cứu của đại học Brown : 2.300 tỷ đô la trên tổng số 8.000 tỷ đã đổ vào Afghanistan và Pakistan. Từ 2001 “đã chi hơn 2.000 tỷ đô la trong cuộc chiến Afghanistan, (...) và liên tục từ 20 năm qua, mỗi ngày 300 triệu đô la” không cánh mà bay.


Tháng 2/2020, khi chính quyền Trump đạt được với Taliban một “thỏa thuận lịch sử” cho Afghanistan, Lầu Năm Góc cho biết vẫn còn khoảng 14.000 quân nhân Mỹ tại hiện trường. Ngày 31/08/2021, vào lúc phong trào Hồi giáo cực đoan này tiếp quản sân bay Kabul, các phương tiện truyền thông đồng loạt tổng kết cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cướp đi sinh mạng của 2.400 lính Mỹ, làm hơn 20.000 quân nhân bị thương.


Giải mã những hồ sơ địa chính trị của thế giới trên kênh Youtube cá nhân, Pascal Boniface, giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp lưu ý, Mỹ đã tốn kém rất nhiều trong cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan, nhưng hiệu quả mong đợi không bao nhiêu, ngoại trừ thành tích tiêu diệt được trùm khủng bố Oussama Ben Laden hồi năm 2011, sau một cuộc săn lùng kéo dài gần một chục năm :   


“Điều đáng chú ý ở đây là hồi 2001, cộng đồng quốc tế đã mạnh mẽ và đồng thanh ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến Afghanistan, bởi vì Afghanistan là nơi Al Qaeda ẩn náu và như vậy đủ tính chính đáng để can thiệp. Hơn nữa, Mỹ đã can thiệp một cách hợp pháp trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc. Nhưng rồi cuộc chiến từng được cộng đồng quốc tế hậu thuẫn đó đã kết thúc một cách thảm hại. Đây là một sự nhục nhã do sức mạnh quân sự bất tương xứng : Mỹ đã chi ra hơn 2.200 tỷ đô la trong 20 năm tham chiến ở Afghanistan, đã cung cấp 83 tỷ đô la trang thiết bị quân sự cho quốc gia Nam Á này, để rồi giờ đây, phần lớn những trang thiết bị đó rơi vào tay Taliban. Siêu cường số một thế giới lại bị các toán dân quân đánh bại. Chúng ta cần đặt câu hỏi là vì sao ?”  


Chống khủng bố : Chiến dịch quân sự “đắt đỏ” nhất trong lịch sử Hoa Kỳ


Vẫn theo nghiên cứu của đại học Brown, “2.260 tỷ đô la chi phí quân sự trong chiến tranh Afghanistan” đủ là một khoản tiền làm mọi người “chóng mặt”. Chính quyền liên bang trong hai thập niên qua đã bơm thêm 1.435 tỷ đô la cho ngân sách của bộ Quốc Phòng và Ngoại Giao. Gần 300 tỷ dành riêng cho các chi phí y tế chăm sóc các cựu chiến binh Mỹ từ Afghanistan trở về, thêm 530 tỷ đô la tiền lãi bộ Tài Chính trực tiếp rót cho các chủ nợ, để Washington có thể tài trợ cho những phí tổn chiến tranh Afghanistan.


Tiền của Mỹ rơi vào túi ai?


Mỹ đã sang trang 20 năm chiến tranh Afghanistan, nhưng quốc gia Nam Á này tiếp tục là “cái hòm không đáy” đeo đuổi Hoa Kỳ trong hàng chục năm nữa. Theo giới nghiên cứu đại học Brown, bên cạnh số tiền 2.260 tỷ đã vĩnh viễn bay vào hư không, thì “trong những thập niên sắp tới, các phí tổn dành cho  các quân nhân từng phục vụ ở Afghanistan và Irak sẽ tăng thêm từ 600 đến 1.000 tỷ đô la nữa. Nhưng con số khiến độc giả giật mình hơn cả chắc chắn là thẩm định của đại học Brown về 6.500 tỷ đô la tiền lãi mà chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phải thanh toán cho các chủ nợ từ nay đến năm 2050.


Trong số các chủ nợ của Hoa Kỳ, “có nhiều quốc gia không hẳn là những đồng minh của Mỹ”, như ghi nhận của bà Heidi Peltier, kinh tế gia đại học Boston, qua công trình nghiên cứu được công bố hồi tháng 10/2020. Tính đến mùa thu năm ngoái, Washington đã trả 530 tỷ đô la tiền lãi cho các chủ nợ.   


Trung Quốc đang nắm giữ 16 % nợ của Mỹ để đài thọ cho chiến tranh chống khủng bố, trong lúc Bắc Kinh là một đối thủ quân sự trực tiếp của Washington.


Theo tài liệu này, gần như “toàn bộ hai cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan và Irak đều được tài trợ bằng các khoản tín dụng”. Nhưng có “vay” thì có “trả”. Heidi Peltier đại học Boston lưu ý : Cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ là xung đột đầu tiên mà chung cuộc “số tiền lãi trả cho các chủ nợ sẽ cao hơn cả các phí tổn thuần túy quân sự”.


Ngoài các chủ nợ, thành phần hưởng lợi thứ nhì là các tập đoàn sản xuất vũ khí của Mỹ. Bộ Quốc Phòng ghi nhận trong 20 năm qua đã cấp gần 90 tỷ đô la trang thiết bị quân sự cho quân đội Afghanistan, đào tạo cho một đội quân hơn 300.000 lính.


Nhưng khi Taliban tràn vào Kabul thì đội quân hùng hậu đó đã chẳng mấy kháng cự. Báo Le Monde của Pháp trích dẫn nhiều nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho hay, các chính quyền Kabul liên tiếp đã “thổi phồng quân số” để nhận viện trợ của Mỹ. Có ít nhất 46 binh đoàn “ma” với tổng số 36.800 quân nhân chỉ có tên trên giấy tờ. Đó là chưa kể những người lính nhận tiền của chính phủ, nhưng chỉ trung thành với Taliban.


Thất bại trong công cuộc tái thiết Afghanistan


Báo Washington Post tháng 12/2019 nhắc lại ba đời tổng thống Mỹ liên tiếp là George Bush, Barack Obama và Donald Trump cùng cam kết sẽ không sa lầy trên hồ sơ tái thiết Afghanistan. Nhưng theo điều tra của tờ báo này, từ 2001 đến 2019 Washington đã giải ngân “133 tỷ” giúp các chính quyền liên tiếp tại Kabul “xây dựng lại” hệ thống hành chính, tái thiết kinh tế, tăng cường an ninh. Số tiền đó tính ra còn “cao hơn cả kế hoạch Marshall của Mỹ giúp châu Âu tái thiết sau Thế Chiến Thứ Hai”. Ngay cả trên mặt trận này, Mỹ cũng đã “thất bại”.


Hoa Kỳ theo Washington Post đã “dựng lên một chính quyền tham nhũng, bất tài, phải lệ thuộc vào sự hiện diện quân sự của Mỹ (…) Chính thất bại đó đã giải thích vì sao công luận Afghanistan lại căm thù các lực lượng nước ngoài (…) Afghanistan cùng với việc sa lầy tại Irak (…) đã tạo cơ hội cho tổ chức tự nhận là Nhà Nước Hồi Giáo phát triển. Về phía Mỹ, một lần nữa Washington lại chứng minh rằng sức mạnh quân sự và tài chính không đủ để tạo dựng những định chế vững vàng cho Afghanistan.


Nhà địa chính trị học Didier Billion Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp trong bài nghiên cứu hôm 21/08/2021 đưa ra hai con số cụ thể : tỷ lệ nghèo khó tại Afghanistan đang từ 34 % năm 2007-2008 nhảy vọt lên thành 54 % một chục năm sau đó ; 1/3 trẻ em không được cắp sách đến trường : cả hai chỉ số này là mầm mống đưa Taliban trở lại cầm quyền ở Afghanistan.


Đối đầu với sức mạnh và những phương tiện khổng lồ của Mỹ, Taliban có những lá chủ bài không thể chối cãi : “kỷ cương, là quyết tâm đánh đuổi ngoại xâm (…) và cả một chiến lược chính trị rõ ràng”. Chuyên gia người Pháp này kết luận : Đấy là một thực tế mà liên quân quốc tế dưới sự dẫn dắt của Hoa Kỳ đã mất 20 năm, mất hơn 2.200 tỷ đô la, mà vẫn không hiểu gì về Afghanistan”


Stephanie Savell, đồng giám đốc chương trình nghiên cứu Costs of War của đại học Brown, Hoa Kỳ, nhìn tổng quát hơn về “cuộc chiến chống khủng bố” của Mỹ. Theo bà, “20 năm nữa, một thời gian dài khi không còn những người lính Mỹ, chúng ta vẫn sẽ phải tính sổ những phí tổn nghiêm trọng về mặt xã hội từ những cuộc chiến ở Afghanistan và Irak”.

19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15286)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ Ba ngày 17/12 đã cảnh báo Trung Quốc không nên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông trong khi ông đang ở Manila, hãng tin Pháp AFP cho hay.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15157)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vắng mặt do phải tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14852)
Nam Triều Tiên tuyên bố một vùng phòng không được nới rộng chồng lấn với khu phòng không mà Trung Quốc mới loan báo. Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên hôm nay nói rằng khu phòng không mới của Nam Triều Tiên, sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12, bao gồm không phận trên Ieodo, một bãi đá ngầm trong các vùng biển ngoài khơi bờ biển miền Nam của Triều Tiên, mà Trung Quốc gọi là Suyan.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15354)
Một học giả Việt Nam chuyên theo dõi tình hình Biển Đông dự đoán Trung Quốc có khả năng áp đặt một vùng phòng không lên vùng biển mà họ hiện có tranh chấp với các quốc gia Đông Nam Á ‘nếu như họ thành công trên Biển Hoa Đông’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16263)
Biển Đông rộng khoảng 3,5 triệukm2 nằm trong khu vực 5 đoạn gạch đỏ. Hiện đang có dư luận tiên đoán Trung Quốc sẽ phỏng theo mô hình “Nhận dạng Phòng không Hoa Đông” lấn tới việc “Nhận dạng Phòng không biển Đông” (!) gây lo ngại cho các nước đang tranh chấp khu vực này trong đó bao gồm con đường hải lộ quốc tế là “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ từ eo Malacca tới eo biển Cao Hùng-Luzon. Minh họa và phụ chú của Văn Hóa Magazine dựa theo hải đồ của Vũ Hữu San.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15005)
Biển Đông và lưỡi bò từng đoạn của Trung Quốc tự vẽ ra từ năm 1949. Đừơng vạch đỏ là đường đi giả thuyết của Mẫu hạm Liêu Ninh từ quân cảng Đại Liên Thanh Đảo vượt qua eo biển Cao Hùng-Luzon tiến vào biển Đông. Chấm đỏ trên hải đồ là bãi cạn Scarborough vùng tranh chấp giữa VN+Phi+Tầu, nay đã bị Tầu chiếm giữ từ năm 2012. MINH HỌA PHỤ CHÚ CỦA VĂN HÓA MAGAZINE.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15390)
Ba chấm tròn đen trên hải chiến đồ cho thấy vị trí của các chiến hạm Mỹ, Nhật, Trung Quốc đã hiện diện ở Subic Manila, Oyster Palawan và Scarborough Trường Sa. Oyster là căn cứ hải quân của Mỹ và Phi ở mạn tây đảo Palawan quan sát trực tiếp quần đảo Trường Sa.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15848)
Nhật Bản muốn truyền đi 2 thông điệp: Đoạt vĩnh viễn đảo Senkaku nếu TQ đánh chiếm; có thể cắt đứt tuyến đường hàng hải ra vào Thái Bình Dương của TQ. Ngày 1 tháng 11, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho hay: "Căn cứ vào luật pháp quốc tế tiến hành cảnh giới, theo dõi thông thường không có bất cứ vấn đề gì, hoàn toàn không thể hiểu được sự phản đối của Trung Quốc".
31 Tháng Mười 2013(Xem: 16499)
Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu Công nghiệp quân sự tại Moscow, Trung Quốc sẽ phải hy sinh tới 40% hạm đội hải quân (PLAN) nếu muốn đánh chìm một siêu tàu sân bay kiểu như USS Gerald R Ford của Mỹ.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 16904)
Ngày 7 tháng 10, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc dẫn tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 5 tháng 10 đưa tin, trong bối cảnh Trung Quốc vươn ra đại dương, các nước châu Á đang tăng cường hải quân. Để chống lại nước có chi tiêu quốc phòng khổng lồ Trung Quốc, các nước xung quanh đang triển khai hợp tác quân sự với các "lực lượng bảo hộ" như Mỹ.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 17857)
Ngày 7 tháng 10, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc dẫn tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 5 tháng 10 đưa tin, trong bối cảnh Trung Quốc vươn ra đại dương, các nước châu Á đang tăng cường hải quân. Để chống lại nước có chi tiêu quốc phòng khổng lồ Trung Quốc, các nước xung quanh đang triển khai hợp tác quân sự với các "lực lượng bảo hộ" như Mỹ.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 15506)
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từ 13/10 khép lại vòng công du Đông Nam Á nhằm thúc đẩy quan hệ của Trung Quốc với các nước Asean. Trước khi sang Hà Nội vào đúng ngày chính quyền sớm chấm dứt lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Lý đã thăm Thái Lan và Brunei.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 16792)
Hôm nay là ngày Thứ Ba 23 tháng 9 năm 2008 tại Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi đại diện cho báo Văn Hóa Magazine xuất bản tại California qua sự dàn xếp của các thông tín viên báo chí thân hữu, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, ông Lê Công Phụng.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 16950)
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã vừa kết thúc một chuyến đi châu Âu đưa ông đến các nước Đức, Áo, Cộng hòa Séc và Pháp để tiếp tục công việc mà ông vẫn làm từ mấy năm gần đây, đó là trình bày những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho người Việt khắp nơi, cũng như cho người nước ngoài.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19440)
Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được ký năm 1999 Vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn thu hút sự quan tâm và tranh cãi trong dư luận người Việt trong và ngoài Việt Nam.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19590)
Là nước đóng vai trò điều phối quan hệ Asean-Trung Quốc trong giai đoạn 2012-15 và cũng là quốc gia không có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Thái Lan đang được xem là bên đóng vai trò môi giới cho nỗ lực hòa giải.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20067)
Giới hạn của bài này là nói về âm mưu bành trướng Bắc Kinh tại Á Châu. Biển Đông và một phần Thái Bình Dương là trọng điểm của âm mưu đó. Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp gì để duy trì hoà bình và ổn cố trong toàn thể khu vực và thế giới trước các thái độ hung hãn của Bắc Kinh để thực hiện các âm mưu này sẽ được đề cập ở phần sau.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17572)
Vừa qua, Philippines tố cáo Trung Quốc xây nhiều khối bê tông ở bãi đá Scarborough, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Manila và Bắc Kinh.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 17406)
Bức không ảnh cho thấy tàu hải giám của Trung Quốc chạy cạnh tàu tuần duyên của Nhật Bản gần khu vực đảo đang tranh chấp