Nhật cho phép nổ súng vào tàu nước ngoài xâm phạm đảo Senkaku (Hoa Đông)

26 Tháng Hai 20218:13 SA(Xem: 8193)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG – HOA ĐÔNG - THỨ SÁU 26 FEB 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Nhật cho phép nổ súng vào tàu nước ngoài xâm phạm đảo Senkaku (Hoa Đông)

image005

26/02/2021   


Các thành viên đảng LDP cầm quyền tại Nhật Bản hôm 25/2 đã khẳng định sau cuộc họp chính phủ rằng, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) có thể trực tiếp nổ súng vào các tàu nước ngoài có ý định xâm phạm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.


Theo trang tin Kyodo News, trong cuộc họp về chính sách quốc phòng của đảng Dân chủ Tự do (LDP), giới chức Nhật Bản đã xác minh về cách diễn giải mới này trong các luật hiện hành. Theo đó, JCG có thể nổ súng vào các tàu thuyền có ý định xâm phạm quần đảo Senkaku (phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), bằng việc xem các tàu thuyền này đang có các hành vi phạm tội bạo lực trong khuôn khổ của luật hiện hành


image006Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp quần đảo Senkaku, Trung quốc gọi là Điếu Ngư. Ảnh: Reuters


Trước đó, chính phủ Nhật Bản cho biết các tàu tuần duyên của nước này chỉ được phép nổ súng trực tiếp vào tàu thuyền nước ngoài trong trường hợp tự vệ và thoát hiểm khẩn cấp. Việc sử dụng vũ lực đối với các tàu thuyền của nước ngoài vốn bị xem là đi ngược lại các giao ước từ bỏ chiến tranh được quy định trong Hiến pháp Nhật Bản, cũng như các chính sách định hướng quốc phòng đặc biệt của nước này.


Đây là lần đầu tiên giới chức chính phủ đề cập đến khả năng nổ súng của JCG vào các tàu nước ngoài xâm phạm thổ Nhật Bản, theo ông Taku Otsuka, lãnh đạo Ủy ban Phòng vệ quốc gia của LDP và là người chủ trì cuộc họp hôm 25/2.


Kyodo News cũng cho biết, ngày càng có nhiều sự lo ngại ở Nhật Bản rằng nước này không thể đối phó với sự quyết đoán của Trung Quốc xung quanh các vấn đề về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước đang tranh chấp.


Năm ngoái, các tàu tuần duyên Trung Quốc đã di chuyển vào vùng lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 2 lần/tháng. Kể từ khi luật hải cảnh do Bắc Kinh ban hành chính thức có hiệu lực vào đầu tháng này, tần suất đã tăng lên 2 lần/tuần, theo thông tin từ JCG.


Hôm 25/2, trong một video được phát tại một hội nghị chuyên đề, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết môi trường an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang diễn biến phức tạp. Thủ tướng Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại rằng, "việc mở rộng tiềm lực quân sự một cách thiếu minh bạch cũng những nỗ lực đơn phương trong việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép" vẫn tiếp tục diễn ra trong khu vực.


"Tôi tin tưởng rằng một trật tự tự do và cởi mở dựa trên pháp quyền, không phải vũ lực hay cưỡng ép, mới có thể mang lại hòa bình và thịnh vượng cho khu vực và thế giới", ông Suga Yoshihide nhấn mạnh.  RFI/Việt Anh
26 Tháng Chín 2017(Xem: 10977)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12295)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10767)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12305)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11025)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11059)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?