Thông điệp Biden gởi Bắc Kinh: Đừng mong đợi Mỹ lơi tay về Biển Đông

10 Tháng Hai 20214:16 CH(Xem: 6881)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ TƯ 10 FEB 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


BIDEN FONOPs:


Thông điệp Biden gởi Bắc Kinh: Đừng mong đợi Mỹ lơi tay về Biển Đông

image004

10/02/2021


image002Hai Mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan (CVN 76) và USS Nimitz (CVN 68) luyện tập phối hợp đội hình, tại Biển Đông, ngày 06/07/2020. Ảnh do Hải Quân Mỹ cung cấp © U.S. Navy via AP


Trọng Nghĩa


Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông tập trận rầm rộ ngày 09/02/2021, một khu trục hạm Mỹ trang bị tên lửa dẫn đường áp sát quần đảo Hoàng Sa ngày 05/02 trong một chuyến tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải, sau khi vượt qua eo biển Đài Loan từ bắc xuống nam để vào Biển Đông.


Điểm đáng chú ý là các hoạt động của Mỹ trong vùng biển mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền trên 90% diện tích, chỉ diễn ra ít lâu sau ngày ông Joe Biden chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ.


Đối với giới quan sát, rõ ràng là chính quyền Biden đã muốn khẳng định trở lại quyết tâm của Hoa Kỳ trong hồ sơ Biển Đông vào lúc mà Trung Quốc lợi dụng thời điểm chuyển giao quyền hành tại Washington để tăng cường những hoạt động lấn lướt trong khu vực.


Nhật báo Ấn Độ The Hindustan Times ngày 10/02 đã tóm lược tình hình như sau: “Tập Cận Bình muốn thử phản ứng của chính quyền Biden. Câu trả lời là hai tàu sân bay Mỹ”. Trước đó, tờ báo Nhật Bản Japan Times ngày 06/02 cũng ghi nhận là tân tổng thống Mỹ như đã gởi đến Bắc Kinh một thông điệp theo đó Trung Quốc đừng nên mong đợi Hoa Kỳ nới lỏng bất kỳ hoạt động quân sự nào ở vùng Biển Đông hoặc eo biển Đài Loan.


Ý muốn gởi thông điệp được thấy rõ trong cách thông tin về các hoạt động. Cho đến gần đây, tin tức về những hoạt động của Hải Quân Mỹ tại khu vực Biển Đông thường được đưa ra một cách ngắn gọn, nhiều khi vài ngày sau khi xẩy ra sự kiện.


Publicité


Lần này thì hoàn toàn khác: Thông tin về chuyến tuần tra Hoàng Sa của khu trục hạm USS McCain hôm 05/02, hay cuộc diễn tập trên Biển Đông hôm 09/02 của hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã được phía Mỹ đưa ra gần như là tức thời, với rất nhiều chi tiết, và kèm theo rất nhiều hình ảnh.


image005Thượng nghị sĩ McCain chụp hình chung với các sĩ qua n chỉ huy Khu trục hạm MacCain ở quân cảng Cam Ranh ngày 02/6/2017. Ảnh tài liệu.


Một ví dụ: Bản thông báo do bộ chỉ huy hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đưa ra hôm 09/02 về cuộc tập trận chung với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz có kèm theo 15 bức ảnh, và nhắc lại rằng lần sau cùng mà Hải Quân Mỹ cho hai hàng không mẫu hạm vào cùng diễn tập trên Biển Đông là vào tháng 7 năm 2020.


Riêng về chuyến tuần tra Hoàng Sa của tàu khu trục USS John McCain hôm 05/02 để khẳng định quyền tự do hàng hải, Hải Quân Mỹ đã nói rõ hai mục tiêu: phủ nhận các yêu sách quá đáng của cả Trung Quốc, Đài Loan lẫn Việt Nam, và đặc biệt là “thách thức yêu sách của Trung Quốc về các đường cơ sở thẳng” bao quanh Hoàng Sa nhằm mở rộng phần lãnh hải mà nước này tự nhận là của mình.


Theo các chuyên gia phân tích, các động thái trên đây cho thấy là chính quyền của tổng thống Biden đang tìm cách duy trì một số chiến lược mà chính quyền tiền nhiệm của ông Trump đã áp dụng.


Dưới thời tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã gia tăng đáng kể số lượng tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Theo ghi nhận của báo Japan Times, trong hai năm qua, đã có ít nhất 19 chuyến tuần tra được tiến hành, trong khi trong năm 2018 chỉ có sáu lần, và vỏn vẹn bốn lần vào năm 2017.


Đối với nhật báo Ấn Độ The Hindustan Times, việc phô trương hoạt động tập trận rầm rộ của hai hàng không mẫu hạm Mỹ ở Biển Đông rõ ràng là tín hiệu gởi đến Trung Quốc và ông Tập Cận Bình, cho biết rằng tổng thống Joe Biden sẽ tiếp tục cách tiếp cận cứng rắn của chính quyền Trump đối với Bắc Kinh.


Còn hãng tin Mỹ Bloomberg thì đánh giá cuộc tập trận của 2 nhóm tác chiến tàu sân bay trên là dấu hiệu cho thấy chính quyền ông Biden đang đưa ra lập trường cứng rắn để phản đối các yêu sách lãnh thổ vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông.


Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên khoảng 90% Biển Đông, bất chấp các tuyên bố chủ quyền chồng chéo của các láng giềng trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Brunei. Trung Quốc đã chiếm đóng và quân sự hóa một số hòn đảo trong vùng biển này bất chấp sự phản đối của các bên tranh chấp khác và Hoa Kỳ.


Mỹ và Nhật Bản lo ngại các tiền đồn do Trung Quốc nắm giữ, một số có sân bay quân sự và vũ khí tiên tiến, có thể được sử dụng để hạn chế di chuyển tự do trong một khu vực bao gồm các tuyến đường biển quan trọng.


Theo giới quan sát, động thái phô trương uy lực của Quân Đội Mỹ trong vùng Biển Đông là một thông điệp vừa cứng rắn gởi đến Trung Quốc và vừa trấn an gởi đến các đồng minh và đối tác của Mỹ bên trong và ngoài khu vực.


Trả lời báo Japan Times, nhà nghiên cứu Collin Koh, chuyên gia về an ninh hàng hải tại Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho rằng các hành động của Hoa Kỳ dường như đã được thiết kế để gửi tín hiệu đến cả Trung Quốc và các đối tác của Mỹ.


Theo chuyên gia Singapore, các hành động cụ thể của Hải Quân Mỹ tại Biển Đông trong thời gian gần đây đã “hậu thuẫn cho những tuyên bố công khai trước đó của chính quyền Biden về việc ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt là khi Bắc Kinh sử dụng biện pháp cưỡng bức ở eo biển Đài Loan và Biển Đông.”


Các hành động của Mỹ cũng nhằm trấn an các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ đang lo lắng về cam kết của Washington đối với khu vực. Lý do là vì ông Biden và nhóm cộng sự của ông đã cho biết sẵn sàng làm việc với Bắc Kinh về một số vấn đề nhất định, một sự thay đổi so với cách tiếp cận cứng rắn của chính quyền Trump.


Đối với chuyên gia Koh, các hoạt động quân sự của Mỹ “cũng nên được nhìn nhận dưới góc độ của những bình luận trước đó được đưa ra ở Washington, theo đó Mỹ sẽ không đánh đổi các vấn đề gây tranh cãi với Trung Quốc, chẳng hạn như Biển Đông, để có được hợp tác của Bắc Kinh về biến đổi khí hậu, mặc dù chính quyền Biden bày tỏ sẵn sàng làm việc với Bắc Kinh trong những lĩnh vực có lợi ích chung.”


Tuy nhiên, trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng tỏ ra quyết đoán, lo ngại về một cuộc xung đột quân sự không mong muốn ở Biển Đông đã gia tăng. Chiến hạm của Hoa Kỳ và Trung Quốc thường xuyên hoạt động ở Biển Đông và đã có một số vụ va chạm đã được chính thức ghi nhận.
26 Tháng Tư 2015(Xem: 14718)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18480)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
19 Tháng Tư 2015(Xem: 17946)
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 14983)
Kỳ 1: "Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối.""Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 17000)
Địa đạo phòng thủ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam đóng giữ. Ảnh LKT
09 Tháng Tư 2015(Xem: 15606)
Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 18046)
Mỗi lần ngồi lại viết về Biển Đông là một lần trầm lự trước Biển Đông, vì tôi vẫn mãi thao thức với câu hỏi: Tại sao sở hữu Biển Đông là giấc mộng của Hán Tộc, là thiên chức của các nhà lãnh đạo Trung Hoa bất kể Quân Chủ, Phong Kiến, Quốc Gia hay Cộng sản?
29 Tháng Ba 2015(Xem: 14763)
"Nhà lãnh đạo của Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Tư phát biểu rằng những nước có ảnh hưởng trực tiếp nên giải quyết vấn đề này với nhau".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 14390)
"Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền"."Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện..." "Hồng Lỗi yêu cầu Hoa Kỳ “sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ”.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 14775)
Theo tác giả Harry J. Kazianis thì nhân vật có thể khiến cho biển Đông sôi sùng sục không ai khác ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc lên vị thế thống trị ở vùng biển này nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine... Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là A2/AD (Vùng không được tiếp cận - "Anti-Access, Area Denial"), Trung Quốc đang dần tạo ra những điều kiện khiến cho các lực lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các đồng minh khác bị tổn thất nặng một khi xảy ra xung đột ở các chuỗi đảo... một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở khu vực biển Đông... "
17 Tháng Ba 2015(Xem: 21638)
Chiến lược "3 bước lấn tới" của Trung Quốc là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16361)
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”, rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác” trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”, mới đây Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc”.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16536)
Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 19310)
Bãi Cỏ Rong, một vùng được cho là có tiềm năng dầu khí khả quan, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ở phía tây đảo Palawan. Từ năm 2010, chính quyền Manila đã trao quyền thăm dò vùng Bãi Cỏ Rong cho Forum Energy PLC, một tập đoàn Anh-Philippines, và vào giữa năm ngoái đã gia hạn quyền này cho đến giữa tháng Tám 2016. Vấn đề được đặt ra trong thời gian gần đây, là chính Forum Energy đã mở thương thuyết với tập đoàn dầu khí Nhà nước Trung Quốc CNOOC về khả năng đồng khai thác khu vực.