Indo-Pacific: Ấn Bộ bí mật đưa chiến hạm tới Malacca? Bộ tứ QUAD họp; Mark Esper đi Palau

31 Tháng Tám 20208:10 SA(Xem: 7479)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG HOA ĐÔNG - THỨ HAI 30 AUG 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Indo-Pacific: Ấn Bộ bí mật đưa chiến hạm tới Malacca? Bộ tứ QUAD họp; Mark Esper đi Palau


image001image002

Hàng ngàn thương thuyền di chuyển qua eo biển Malacca xuyên qua Biển Đông. Nguồn ảnh Reuters. Chỗ hẹp nhất của eo biển chiến lược này chỉ rộng 2,7km. Hiện nay, Hiện nay Mỹ là quốc gia đang làm chủ phía đầu eo biển này. Đối lại với Malacca là eo biển Cao Hùng - Luzon phía bắc Biển Đông.


Ấn Độ bí mật đưa chiến hạm tới Biển Đông và eo biển Malacca?


30/08/2020


TTO - Hải quân Ấn Độ đã bí mật triển khai một tàu chiến tới Biển Đông và eo biển Malacca.


image003

Tàu hộ vệ tên lửa INS Shivalik của Ấn Độ diễn tập với trực thăng của hải quân Mỹ trên Ấn Độ Dương hồi cuối tháng 7 - Ảnh: US NAVY


"Việc triển khai tàu chiến tới Biển Đông diễn ra không lâu sau vụ đụng độ ở Galwan", Hãng thông tấn ANI của Ấn Độ dẫn các nguồn thạo tin trong chính phủ tiết lộ ngày 30-8. Vị này nhấn mạnh mục đích là gởi thông điệp cảnh báo mạnh mẽ của New Delhi tới Bắc Kinh. 


Thông tin về tàu chiến được cử tới Biển Đông không được tiết lộ nhưng theo ANI, đây là một trong các tàu chiến của Ấn Độ đang hoạt động gần Biển Đông. Hải quân Ấn Độ cũng triển khai thêm một nhóm tàu chiến khác tới gần eo Malacca chiến lược để theo dõi tàu chiến Trung Quốc.


Việc triển khai được giữ bí mật tuyệt đối vì không muốn thu hút sự chú ý của dư luận Ấn Độ vào thời điểm căng thẳng với Trung Quốc, nguồn tin của ANI khẳng định.


Trong thời gian hoạt động trên Biển Đông, tàu chiến Ấn Độ đã trao đổi thông tin qua các kênh bảo mật với tàu chiến Mỹ tại khu vực.


Trung Quốc sau đó đã phát hiện sự xuất hiện của tàu chiến Ấn Độ nhưng chỉ thể hiện sự phản đối qua các kênh ngoại giao, nguồn tin của ANI tiết lộ thêm.


Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng vào giữa tháng 6 sau vụ đụng độ ở khu vực tranh chấp Galwan. Truyền thông Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đã ủ mưu từ trước khi dùng gậy gộc gắn đinh sắt tấn công binh sĩ Ấn Độ đang tuần tra không vũ trang.


New Delhi đã tăng cường các hoạt động quân sự trên biển từ sau sự cố Galwan. Hồi cuối tháng 7, 4 tàu chiến của Ấn Độ đã tập trận bắn đạn thật chung với tàu sân bay Mỹ gần eo biển Malacca - cửa ngõ tiến vào Biển Đông từ phía tây.


Nhà phân tích Derek Grossman (Mỹ) khẳng định với tạp chí Nikkei Asian Review rằng đối tượng mà Mỹ và Ấn Độ hướng tới khi tập trận tại khu vực trên là Trung Quốc.


"Rõ ràng là vậy, vì chẳng lẽ tập trận phòng không để chống cướp biển hay khủng bố trong khu vực?", ông Grossman lập luận.


Ấn Độ là một trong bốn nước tham gia Đối thoại an ninh bốn bên hay còn gọi là Tứ giác kim cương gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Sự xuất hiện của nhóm này khiến Trung Quốc tức giận vì cho rằng mục đích của Tứ giác kim cường là để kiềm chế và răn đe Bắc Kinh. BẢO DUY/


++++++++++++++++++++++++++++++++


Việc 4 thành viên của “Tứ giác Kim cương” đã tập trận gần như cùng lúc với nhau trên Ấn Độ - Thái Bình Dương trong những ngày qua được cho nhằm gửi thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc về các hành động của Bắc Kinh trong khu vực.


Được biết, khái niệm "Tứ giác Kim cương" (QUAD) được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra vào cuối năm 2007 trong nhiệm kỳ đầu của ông. Ý tưởng cũng ngắn ngủi như nhiệm kỳ đầu tiên chỉ kéo dài 1 năm của ông. Tuy nhiên, đến năm 2017, "Tứ giác Kim cương" trở lại trong lần thứ 2 Abe làm thủ tướng Nhật. Thách thức đối với "bộ tứ" này đã lớn hơn rất nhiều so với năm 2007, nhưng đó cũng lý do các nước đồng ý xúc tiến nó.


Được xem là nhóm quân sự chiến lược phi chính thức và là nền tảng cho một NATO châu Á, “Tứ giác Kim cương” gồm Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Úc thời gian qua không chỉ chia sẻ tầm nhìn mà còn tăng cường các bước đi mới giữa lúc Trung Quốc mở rộng hiện diện quân sự và đẩy mạnh hành động ngang ngược ở Biển Đông, biển Hoa Đông và Ấn Độ Dương.


Tất cả cơ chế hoạt động và vận hành của tứ giác này sẽ đặt lợi ích an ninh toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương lên trên hết, mà dẫn dắt tứ giác này không ai khác ngoài Mỹ. Mỹ đang dọn đường cho một liên minh rộng lớn hơn trong tương lai mà ở đó nước này sẽ giữ vai trò chủ đạo.


Tất cả cơ chế hoạt động và vận hành của tứ giác này sẽ đặt lợi ích an ninh toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương lên trên hết, mà dẫn dắt tứ giác này không ai khác ngoài Mỹ. Mỹ đang dọn đường cho một liên minh rộng lớn hơn trong tương lai mà ở đó nước này sẽ giữ vai trò chủ đạo.


Thúc đẩy hình thành bộ tứ kim cương còn có ý nghĩa đặc biệt trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Trong đó có thể nhận ra Nhật Bản sẽ là nhánh hạn chế Trung Quốc từ phía Đông, Ấn ./


Mỹ củng cố mạng lưới 'vây hãm' Trung Quốc


Ngô Minh Trí


30/08/2020  Thanh Niên


image004image005


Mỹ đang tăng cường xây dựng nhóm “tứ giác an ninh” ở Indo-Pacific cũng như các nước khác ở nam Thái Bình Dương nhằm củng cố mạng lưới đồng minh để “vây hãm” Trung Quốc.


image006

Liên quân Mỹ, Nhật và Úc tập trận ở biển Philippines vào tháng 21/7/2020. Ảnh: Nikkei. Theo Nikkei, Hải quân Mỹ hôm 21.7 đã xác nhận hai Mẫu hạm USS Ronald Reagan, USS Nimitz, Tuần dương hạm USS Antietam, Khu trục hạm USS Mustin đang diễn tập trên cả Ấn Độ Dương và biển Philippines cùng các chiến hạm của Ấn Độ, Úc và Nhật Bản.


Cấp tập xây dựng “tứ giác an ninh”


Chiều (29.8.2020), Ngũ giác đài thông báo cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono vừa diễn ra tại đảo Guam.


Khẳng định sức mạnh của liên minh Mỹ - Nhật, hai bộ trưởng đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific) tự do và rộng mở. Cả hai cùng cam kết duy trì trật tự và ổn định dựa trên luật pháp quốc tế ở Biển Đông lẫn biển Hoa Đông. Qua đó, Washington và Tokyo nhất trí tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực hợp tác quốc phòng đối với các nội dung về hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không tổng hợp (IAMD) cùng các chức năng tình báo, giám sát và trinh sát (ISR).


Đây có thể xem là động thái thắt chặt quan hệ đồng minh nhằm ứng phó với hành động của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là ở khu vực Indo-Pacific nói chung, cũng như Biển Đông, biển Hoa Đông nói riêng.


Nhận xét về cuộc hội đàm, TS Satoru Nagao cho rằng đây là động thái mang nhiều ý nghĩa. Ông Kono là một người am hiểu cả chính sách đối ngoại lẫn quốc phòng, đồng thời là ứng viên sáng giá để kế nhiệm Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - người vừa tuyên bố từ chức vào ngày 28.8. Chính vì thế, việc tăng cường tiếp xúc với Bộ trưởng Kono có thể giúp Washington thắt chặt quan hệ với Tokyo trong thời gian tới, nhất là đối với vấn đề củng cố sự hợp tác của nhóm “tứ giác an ninh” gồm Mỹ - Nhật Bản - Úc - Ấn Độ.


Liên quan Trung Quốc, trong sự kiện trực tuyến do Trung tâm nghiên cứu Hội đồng Atlantic (Mỹ) tổ chức vào khuya 28.8 (theo giờ VN), Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert C. O'Brien cũng chỉ trích mạnh mẽ nhằm vào Bắc Kinh. Về Biển Đông, Cố vấn O’Brien cho rằng Bắc Kinh đã đưa ra tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” ở vùng biển này là một sự “lố bịch”.


Cũng tại sự kiện trên, ông O’Brien tiết lộ sẽ sớm có cuộc gặp với những người đồng cấp của Nhật Bản, Ấn Độ và Úc vào tháng 10 tới, đồng thời Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng sẽ có cuộc gặp với các ngoại trưởng vừa nêu vào tháng 10 tới. Một trong các nội dung thảo luận của hai cuộc gặp này sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan Trung Quốc.


Thời gian qua, “tứ giác an ninh” là một trong các nền tảng quan trọng cho chiến lược Indo-Pacific tự do và rộng mở mà Washington theo đuổi nhằm ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cho nên, việc củng cố hợp tác của nhóm “tứ giác an ninh” có vai trò quan trọng đối với chiến lược trên.


Chốt chặn ở nam Thái Bình Dương


Không chỉ củng cố “tứ giác an ninh”, trước cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ở đảo Guam, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper ngày 28.8 công du Palau.


TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cho rằng chuyến thăm Palau có ý nghĩa quan trọng vì vị trí của đảo quốc ở nam Thái Bình Dương này. “Gần đây, Trung Quốc mở rộng năng lực tấn công của tên lửa lẫn không quân khiến cho căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản hay Philippines đều nằm trong tầm tấn công của Bắc Kinh. Trung Quốc cũng mở rộng hoạt động hải quân ở vùng biển phía đông Philippines. Vì thế, Washington cần củng cố thêm các căn cứ hỗ trợ. Trong đó, đối với Washington thì các cơ sở ở Hawaii, đảo Guam và Palau có vai trò rất quan trọng khi đóng vai trò như tuyến hậu cần an toàn từ lục địa Mỹ đến Philippines”, TS Nagao phân tích.


Theo ông, trong khi đó, Trung Quốc gần đây cũng gây sức ép với Palau. Trước đây, Trung Quốc từng đầu tư rất nhiều đến đảo quốc này và lượng khách du lịch của Trung Quốc cũng là nguồn thu đáng kể của Palau. Tuy nhiên, Palau lại là 1 trong 15 quốc gia đặt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan. Không thay đổi được quan hệ giữa Palau với Đài Loan, Trung Quốc đã cắt đứt nguồn đầu tư lẫn du lịch với Palau khiến đảo quốc này gặp không ít khó khăn.


“Giữa bối cảnh như vậy, Mỹ cần phải tăng cường quan hệ và hỗ trợ cho Palau”, theo TS Nagao. Đây chính là một chốt chặn quan trọng cho Mỹ ở nam Thái Bình Dương trong khu vực Indo-Pacific./


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Cố vấn an ninh Mỹ: tuyên bố chủ quyền của TQ ở Hoa Nam là 'lố bịch'; bộ tứ Mỹ, Nhật, Úc, Ấn họp quốc phòng


image007

Mẫu hạm USS Nimitz cùng tàu hải quân Ấn Độ lập đội hình ở Ấn Độ Dương hôm 20.7 - Ảnh: Hải quân Mỹ


BBC 29 /8/2020


image008

Nguồn hình ảnh, Anadolu Agency/Getty Images. Chụp lại hình ảnh, . Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Robert O'Brien


Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Robert O'Brien, gọi những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông là "lố bịch", theo SCMP.


Ông Robert O'Brien cũng thông báo các cuộc gặp sắp tới với Nhật Bản, Ấn Độ và Úc để tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng trong khu vực.


Ông Robert O'Brien nói rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông - nơi Việt Nam, Indonesia, Philippines và các nước Đông Nam Á khác tuyên bố một phần chủ quyền - đã bị "tất cả các nước lớn, tất cả các nước có biển bác bỏ".


Phát biểu của ông O'Brien được đưa ra trong một cuộc thảo luận trực tuyến với Paula Dobrianky, phó Chủ tịch Trung tâm Scowcroft về Chiến lược và An ninh của Hội đồng Đại Tây Dương.


"Tuyên bố của Trung Quốc đã bị [một tòa án] về Luật Biển bác bỏ, và bây giờ họ tham gia vào các cuộc tập trận quân sự ở những vùng biển mà họ coi là của mình," ông O'Brien đề cập đến phán quyết năm 2016 của tòa án tại The Hague, trong đó xác định Trung Quốc không có "quyền lịch sử" đối với Biển Đông.


"Hoa Kỳ sẽ không lùi bước so với các nguyên tắc lâu nay của mình rằng các tuyến đường biển trên thế giới và vùng biển quốc tế phải được tự do đi lại, điều này cũng tương tự như vậy với không gian và quyền trên không trong không phận quốc tế."


Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết của tòa ở The Hague, cho rằng nó là "không có ràng buộc pháp lý".


Ông O'Brien cho biết các cuộc họp cấp cao của "Bộ Tứ", bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ đang được lên kế hoạch và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompe sẽ gặp ngoại trưởng của các nước này vào tháng 9 và tháng 10


Ông O'Brien cũng nhắc đến hệ thống giám sát và tính điểm công dân ở Trung Quốc và cho rằng việc Mỹ phản đối Trung Quốc là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm thách thức chủ nghĩa toàn trị mà Washington và các đồng minh đã thực hiện kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc.


"Bạn có một Đảng Cộng sản Trung Quốc là người thừa kế ... Đảng Cộng sản Nga của Stalin," ông nói. "Họ có toàn quyền kiểm soát người dân của họ và ... [và] hiện đang khai thác quyền kiểm soát đó ở những nơi như Hong Kong, nơi họ vứt bỏ tuyên bố Trung-Anh và áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong,


"Họ đang bắt nạt, Trung Hoa Dân Quốc, Đài Loan, họ đang cố gắng bắt nạt Ấn Độ," O'Brien nói thêm. "Điều đó sẽ khó khăn hơn đối với họ vì người Ấn sẽ không chấp nhận điều đó. Họ sẽ đứng lên bảo vệ quyền chủ quyền của chính họ. "


Tranh chấp giữa Bắc Kinh và Washington về Biển Đông ngày càng leo thang kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu hoạt động cải tạo đất vào năm 2016 ở một số địa ở quần đảo Trường Sa và xây dựng một thành phố mới trên một trong những hòn đảo - Tam Sa trên đảo Phú Lâm.


Chính quyền Trump đưa ra lời thách thức trực tiếp đối với các tuyên bố của Trung Quốc bằng cách gọi chúng là "hoàn toàn bất hợp pháp".

21 Tháng Sáu 2015(Xem: 13510)
- "Thám thích cơ P-8 Poseidon đã tuần tra trên khu vực các đảo nhân tạo ... nhưng việc chiến hạm Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt." - "Yuri Slyusar: “Chúng tôi vẫn tin rằng sẽ ký hợp đồng bán 24 phi cơ Su-35 cho Trung Quốc trong năm nay”. (Su-35 có khả năng cơ động cao, góc tấn công rộng, được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân, tốc độ tối đa là 2.390 km/h hoặc 2,25 Mach).
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 13743)
"TỨ GIÁC HỎA LỰC CHÉO": Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn. Hải đồ VĂN HÓA map
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 13739)
- "Báo China Daily (TQ) hôm nay 15.6 cho hay quân đội Mỹ và TQ đã thống nhất về một khuôn khổ đối thoại và sẽ bổ sung thêm một bộ quy tắc ứng xử để không quân của 2 nước tránh va chạm nhau khi đối đầu trên không." - " Reuters v theo Reuters Bộ quy tắc ứng xử được trông đợi sẽ tháo ngòi căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai giữa 2 cường quốc và giảm rủi ro xảy ra do tính toán sai lầm hoặc tai nạn khi máy bay 2 nước áp sát nhau. Reuters cho biết thêm phía TQ cam kết sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trước tháng 9 năm nay, tức trước chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình." Ảnh (trên cùng): Không gian biển Đông; (giữa): Mặt nước biển Đông; (dưới): Lòng biển và Đáy biển Đông. Ảnh: Lý Kiến Trúc chụp tại quần đảo Trường Sa 4/2014.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 13546)
Gần hai năm nay, Trung Quốc đã ra sức cải tạo, xây dựng 7 bãi đá chìm thành 7 căn cứ hỏa lực nổi. Bốn trong 7 bãi đá gần như hoàn thành với quân cảng dùng cho chiến hạm, sân bay 3km dùng cho chiến đấu cơ, đài ra đa, lô cốt tên lửa đạn đạo ... Bốn cứ điểm quân sự quan trọng nhất gồm "đảo" Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn với cự ly khoảng 200km - hợp đồng tác chiến tạo thành "Tứ giác hỏa lực chéo" có khả năng đe dọa các điểm đảo của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, quan sát trực tiếp an ninh con đường hàng hải quốc tế đi từ Malacca qua Luzon-Cao Hùng. (VH)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13538)
- "Những gì các quốc gia nhỏ muốn làm như Việt Nam, Philippines, Malaysia là muốn Hải quân, Không quân Hoa Kỳ sẽ là yếu tố cân bằng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc." - "Bắc Kinh sẽ không dừng lại các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông nhưng chưa chắc điều này đã dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp." - “Vấn đề Biển Đông chính là ‘đá thử vàng’ tốt nhất đối với quan hệ Nhật-Mỹ” – Nikkei bình luận. - "Nguyễn Chí Vịnh: "Tôi xin nói thẳng là các đồng chí (họ Tôn) sai rồi";"Chúng ta (Việt Nam) cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây"
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 13098)
Lê Hải: "USS Fort Worth trước khi được đưa sang Singapore đã được gia cố thêm để tăng tốc đô và khả năng hoạt động lâu ngày trên biển. Điều đó thể hiện rõ ý định của Hoa Kỳ hiện tại có lẽ chỉ muốn làm cảnh sát biển quốc tế ở khu vực Biển Đông mà thôi."
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 13999)
Hội nghị Quốc tế Shangri-La kết thúc vào ngày 31/5/2015 sau các bài diễn văn hùng hồn của đại diện Hoa Kỳ, Trung Quốc và TT chủ nhà Singapore; "Mê hồn trận" Trường Sa rơi vào tình huống: VN "Tầm nhìn"; TQ "Kéo pháo"; và Hoa Kỳ - Bộ trưởng Ashton Carter cam kết viện trợ cho VN 18 triệu đô la đề mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28 để tăng cường an ninh tuần tra duyên hải.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 14080)
"Như Giáo sư Carl Thayer có nói là sân bay trực thăng ở trên đảo Trường Sa lớn thì cũng là có trước, từ năm 2002, họ (Trung Quốc) không có ý kiến và cái thứ hai là so sánh tỷ lệ xây cất mở rộng giữa Việt Nam với Trung Quốc, không đáng kể."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 13562)
Diễn tập cứu nạn lần thứ 4 của Diễn đàn khu vực ASEAN chính thức bắt đầu ở thành phố Perlis và bang Kedah của Malaysia. Mục đích diễn tập là tập các kỹ thuật quản lý, tăng cường phối hợp của khu vực trong việc ứng phó với các thảm họa như sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004. Cuộc diễn tập lần này do Trung Quốc và Malaysia cùng tổ chức, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng tham diễn, tổng số người tham diễn khoảng 2.000 người. (Google Map)
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19768)
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho đến nay, các máy bay do thám Mỹ chưa đi vào không phận, bên trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Bất chấp các căng thẳng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám trên không phận quốc tế ở Biển Đông.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61819)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 14901)
"Một khi xảy ra chiến tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ dùng ưu thế về số lượng binh hỏa lực để chế áp ưu thế chất lượng vũ khí Hoa Kỳ cũng như bất lợi về khoảng cách của Mỹ. Trung - Mỹ đánh nhau ở Biển Đông thì Việt Nam, Philippines và thậm chí cả ASEAN sẽ là bên thua cuộc, Nhân Dân nhật báo đe dọa."
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14878)
Carl Thayer: "Một báo cáo bị rò rỉ còn cho thấy Lầu Năm Góc đề nghị các tàu Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của 7 thực thể mà Trung Quốc đang cải tạo... Trung Quốc và Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama vào tháng 9 tới khi ông Tập đến thăm Mỹ. Trung Quốc sẽ muốn thử Mỹ nhưng không đi quá xa để gây hại đến cuộc gặp này."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 13485)
Tất nhiên về mặt ngoại giao Trung Quốc gần như lập tức tỏ ra "phẫn nộ" vì ASEAN "dám" ra bất kỳ tuyên bố nào về Biển Đông. Nhưng trong thâm tâm cá nhân ông chủ Trung Nam Hải lại đang sung sướng với thành quả (chia rẽ ASEAN) của Trung Quốc.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 13125)
"Đô đốc Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli ), tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã đưa ra đề nghị sẵn sàng cho Mỹ và các nước khác sử dụng các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông cho các hoạt động cứu nạn khi nói chuyện với Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ.." Ảnh trên: toàn cảnh bãi đá Scarborough TQ chiếm năm 2012. Ảnh dưới: bờ biển đảo Sơn Ca của VN. XEM THÊM: Đã tới lúc phải đổi tên Biển Hoa Nam