Dân Tây Tạng lưu vong đòi TQ thả Ban Thiền Lạt Ma

18 Tháng Năm 20151:39 SA(Xem: 7280)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 18 MAY 2015
Trung Quốc bị đòi thả Ban Thiền Lạt Ma
blank
Người dân Tây Tạng lưu vong thúc giục chính quyền Trung Quốc thả vị Ban Thiền Lạt Ma bị bắt khi mới 6 tuổi và 'mất tích' trong suốt 20 năm qua.

Những người Tây Tạng lưu vong kêu gọi Trung Quốc thả một nhà tu hành cao cấp từng bị mất tích 20 năm trước, khi ngài vừa tròn sáu tuổi.
"Cậu bé được tuyên xưng" đã bị nhà chức trách Trung Quốc bắt giữ chỉ ba ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố cậu là Ban Thiền Lạt Ma tái sinh.

Ban Thiền Lạt Ma là nhân vật quan trọng thứ hai trong Phật giáo Tây Tạng.

Nhiều người coi ngài là một trong những tù nhân chính trị bị giam giữ lâu nhất trên thế giới.

Trung Quốc cho tới nay tiết lộ rất ít thông tin về vị Ban Thiền Lạt Ma hoặc nơi ở của ngài, chính quyền nói điều này là “cần thiết” để bảo vệ không bị "những người ly khai bắt cócMichael Bristow, BBC

Trung Quốc đã từ chối cho biết chi tiết về nơi ở của Gedhun Choekyi Nyima.

Năm 1995, nhà cầm quyền Trung Quốc đã tự lập một người khác, Gyaltsen Norbu, làm Ban Thiền Lạt Ma.

Nhân vật này được những người Tây Tạng lưu vong mô tả là một "con rối”, một Ban Thiền "dỏm" do chính quyền "vô thần" của Đảng Cộng sản Trung Quốc dựng nên.

Wangdue Tsering, người phát ngôn báo chí của Văn phòng Tây Tạng ở London, nói với BBC rằng các sự kiện diễn ra vào ngày Chủ Nhật trên toàn thế giới nhằm đánh dấu 20 năm sự kiện Ban Thiền Lạt Ma Gendhun Choekyi Nyima mất tích.
blank
Thiếu nhi người Tây Tạng lưu vong đánh dấu ngày vị Ban Thiền Lạt Ma bị bắt cóc và mất tích tròn 20 năm.

Các sự kiện bao gồm một buổi thắp nến bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc tại London.

Hai Ban Thiền Lạt Ma

Gedhun Choekyi Nyima được Đức Dalai Lama tuyên xưng là Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 vào ngày 14/5/1995.

Ngài bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ trong vòng ba ngày kể từ khi được bổ nhiệm.

Trung Quốc cho tới nay tiết lộ rất ít thông tin về vị Ban Thiền Lạt Ma hoặc nơi ở của ngài, chính quyền nói điều này là “cần thiết” để bảo vệ không bị "những người ly khai bắt cóc."

Mặc dù Đức Lạt Ma này bị cấm tiếp xúc với người nước ngoài, Trung Quốc nói ngài được đi học và đang sống một “cuộc sống bình thường” ở Trung Quốc.

Đã 20 năm kể từ khi ngài biến mất và chúng tôi không biết ngài ở đâu, gia đình của ngài ở đâu và ngài hiện ra sao. Chúng tôi muốn chính quyền Trung Quốc đưa ra một số thông tinWangdue Tsering, phát ngôn nhân Văn phòng Tây Tạng ở London

Chính quyền cũng nói cha mẹ ngài đều làm việc cho nhà nước, và anh chị em của ngài cũng đang làm việc hoặc đang học đại học

Trong khi đó, Gyaltsen Norbu, là người được Trung Quốc hậu thuẫn làm “Ban Thiền Lạt Ma thứ 11”.

Vị “Lạt Ma” này được nhà cầm quyền Bắc Kinh chọn là hóa thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma khi lên sáu tuổi.

“Lạt Ma” do Trung Quốc chọn là con trai của hai Đảng viên Cộng sản.

Thời thơ ấu, nhân vật được chọn này đã sống ở Bắc Kinh trước khi trở lại Tây Tạng để “nghiên cứu” Phật giáo.

Đức “Ban Thiền Lạt Ma” do Bắc Kinh tuyên xưng được chọn ra bằng cách “rút thăm” từ một chiếc hũ vàng - một phong tục bắt nguồn từ năm 1792 và được sử dụng để chọn các vị Lạt Ma thời trước.

Nhưng các nhà chỉ trích nói rằng vụ ‘rút thăm này’ đã bị nhà chức trách Trung Quốc thao túng.

Kêu gọi cộng đồng
blank
Ban Thiền Lạt Ma do chính quyền Trung Quốc dựng nên là một thứ "đồ dỏm" và "không thể chấp nhận", theo giới chỉ trích.

Vị Lạt Ma được nhà nước hậu thuẫn lần đầu tiên xuất hiện bên ngoài Trung Hoa lục địa vào hồi tháng 4/2012, khi tới Hong Kong và phát biểu trước 1.000 nhà sư.

"Chúng tôi đang kêu gọi cộng đồng thế giới để giúp chúng tôi tìm ra nơi mà vị Ban Thiền Lạt Ma của chúng tôi đang ở," ông Tsering nói với nhà phân tích Michael Bristow của BBC.

"Đã 20 năm kể từ khi ngài biến mất và chúng tôi không biết ngài ở đâu, gia đình của ngài ở đâu và ngài hiện ra sao.

“Chúng tôi muốn chính quyền Trung Quốc đưa ra một số thông tin."

Đức Đạt Lai Lạt Ma từng mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc " can thiệp trắng trợn vào hệ thống luân hồi" - đặc biệt là hóa thân của Đức Dalai Lama và Ban Thiền Lạt Ma.

Chính phủ Trung Quốc xem Đức Dalai Lama là một nhà ly khai

Tây Tạng hiện được Trung Quốc cai trị như một khu tự trị.
blank
Một Phật tử Tây Tạng cầm ảnh của vị Ban Thiền Lạt Ma thiếu thời khi vị này bị Trung Quốc bắt đi và 'mất tích' từ đó tới nay.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền một trăm năm ở khu vực này, nhưng nhiều người Tây Tạng cho rằng Tây Tạng đã bị Trung Quốc chiếm làm thuộc địa.

Trung Quốc đã phái hàng ngàn binh sĩ tới vùng này vào năm 1950 để thực thi tuyên bố chủ quyền.

Một số khu vực đã trở thành khu tự trị Tây Tạng và những khu vực khác bị chia nhỏ và nhập vào các tỉnh lân cận của Trung Quốc.

Năm 1959, sau một cuộc nổi dậy chống Trung Quốc thất bại, vị Dalai Lama thứ 14 đã thoát khỏi Tây Tạng và thiết lập một chính phủ lưu vong ở Ấn Độ.

Bắc Kinh xem Đức Dalai Lama là một mối đe dọa ly khai, mặc dù ngài đã nhiều lần tuyên bố rằng mục tiêu của ngài là quyền tự trị của Tây Tạng thay vì độc lập.

BBC 4 giờ trước

XEM THÊM:
blank
Hỏa hoạn thiêu đốt thị trấn cổ Tây Tạng
 
Vụ hỏa hoạn đã thiêu đốt hầu như toàn bộ các căn nhà gỗ trong thị trấn du lịch

Một vụ hỏa hoạn thiêu đốt và tàn phá nặng nề một thị trấn cổ của Tây Tạng mạn tây nam Trung Quốc.

Hơn 100 ngôi nhà chủ yếu làm bằng gỗ đã bị phá hủy trong ngọn lửa ở Dukezong tại quận Shangri- La, tỉnh Vân Nam.

Thị trấn đẹp như tranh vẽ với con đường rải sỏi ước tính có từ 1.300 năm trở lại là một địa danh phổ biến với khách du lịch.

Vẫn chưa có số liệu về thương vong được công bố.

Ngọn lửa đã được 2.000 nhân viên cứu hỏa, cảnh sát và người tình nguyện dập tắt, theo truyền thông địa phương.

Tuy nhiên, nhiều người dân đã phải sơ tán.

Thiệt hại được ước tính lên đến 100 triệu nhân dân tệ (hay 16 triệu USD), theo truyền hình nhà nước.

Các nhân viên cứu hỏa đã có mặt, nhưng họ chỉ có thể làm được rất ít. Lý do là vì đã không thể điều đươc các xe chữa cháy vào thị trấn cổ. Các đường phố ở đó quá hẹpMột nhân chứng nói với AP

Nguyên nhân của vụ hỏa hoạn hiện vẫn chưa được biết.

'Gió mạnh, không khí khô'
blank
Mặc dù vậy, một nguồn tin cho rằng ngọn lửa đã bùng lên từ một nhà khách.

Hãng tin Associated Press trích dẫn một cư dân địa phương cho hay đã nghe thấy những tiếng động lớn.

"Ngọn lửa rất to. Gió thổi mạnh và không khí khô... làm lửa cháy kéo dài," người phụ nữ này nói,

"Các nhân viên cứu hỏa đã có mặt, nhưng họ chỉ có thể làm được rất ít,

"Lý do là vì đã không thể điều đươc các xe chữa cháy vào thị trấn cổ,

"Các đường phố ở đó quá hẹp," bà nói với hãng AP.

Được biết quận lỵ nơi khu phố cổ Dukezong tọa lạc đã gia tăng doanh thu đáng kể về du lịch kể từ khi quận này được đổi tên thành quận Shangri-La vào năm 2001.

Tên mới này đã được đặt theo một cuốn tiểu thuyết của tác giả James Hilton về vùng đất Himalaya huyền thoại.

BBC 11 tháng 1 2014