Kiều: "Bây giờ rõ mặt đôi ta"

03 Tháng Năm 201612:11 SA(Xem: 10765)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  BA 03  MAY  2016

Truyện Kiều, quan hệ Việt - Mỹ và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

 (GDVN) - Các nhà tham mưu chiến lược của Nhà Trắng lại một lần nữa khiến ta giật mình khi tư vấn cho ông Joe Biden lẩy hai câu Kiều thuộc hàng hay nhất...

Chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã "bất ngờ" lẩy 2 câu trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du:

"Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời."

Chỉ với 2 câu Kiều tài tình, ông Joe Biden đã khái quát được thực trạng cũng như triển vọng quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ, đồng thời cho thấy thiện chí của người Mỹ rất mong muốn hợp tác với Việt Nam, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

image129

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong buổi tiệc chiêu đãi do Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chủ trì.

Đồng thời nó còn góp phần tích cực duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự và luật pháp quốc tế trong khu vực cũng như trên thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Biển Đông bởi những hành động bành trướng, bồi lấp bất hợp pháp của Trung Quốc.

Người Mỹ quá hiểu Việt Nam

Nói như vậy không phải bởi Mỹ và Việt Nam từng có một giai đoạn lịch sử ở hai đầu chiến tuyến 40 năm về trước, mà bởi bộ máy tham mưu quá giỏi của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ khi giúp họ tìm hiểu về con người, văn hóa Việt Nam để làm nền tảng vững chắc cho hợp tác song phương.

Nhà văn hóa Phạm Quỳnh từng nói: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn", đủ thấy Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du có vai trò to lớn như thế nào trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Từ bên kia bán cầu, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã dùng chính cái quốc hồn quốc túy của người Việt để bắc cầu hữu nghị, thúc đẩy bang giao. 15 năm trước lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đặt chân đến Hà Nội năm 2000, ông Bill Clinton khiến không ít người Việt giật mình khi lấy 2 câu trong Truyện Kiều để nói chuyện với người Việt:

"Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân".

Hai câu thơ trong Truyện Kiều miêu tả tâm trạng u buồn của Thúc Sinh khiến nhân vật quên đi mất thực tại: Sen tàn cúc lại nở hoa, mùa nào mà chẳng có hoa nở? Không thể thay đổi quá khứ, nhưng cũng đừng vì đeo đẳng quá khứ mà quên mất thực tại.

Và lần này, các nhà tham mưu chiến lược của Nhà Trắng lại một lần nữa khiến ta giật mình khi tư vấn cho ông Joe Biden lẩy hai câu Kiều thuộc hàng hay nhất trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du để phát biểu chào mừng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các nhà lãnh đạo Việt Nam trong tiệc trưa tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Trong cuốn "Thả một bè lau", Thiền sư Nhất Hạnh bình luận: 

"Hai câu này rất hay! Thuộc về số những câu hay nhất trong truyện Kiều. Trời ở đây không phải là Thượng Đế, Ngọc Hoàng hay tạo hóa. Trời ở đây là tình trạng, hoàn cảnh. Ngày hôm nay chúng ta được gặp nhau, nhìn nhau, nắm tay nhau; tôi còn sống, anh còn sống, em còn sống để có thể ngồi uống trà với nhau, đi thiền hành, nhìn trăng với nhau... Ngày hôm nay quý vô cùng!"

Tan sương đầu ngõ

"Vận" vào quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, từ chỗ là kẻ thù hai đầu chiến tuyến không đội trời chung nay cùng ngồi lại bàn kế hợp tác lâu dài, đem lại thái bình lợi lạc cho người dân 2 nước thì quả đúng là "cơ hội trời cho", hay "trời còn để có hôm nay", một cái duyên, cũng là một cơ hội mà cả hai bên trân quý. Vấn đề còn lại là làm sao hai bên tiếp tục làm cho "tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời".

Hai câu Kiều này cũng cho thấy Mỹ thực sự coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam mà những rào cản về sự khác biệt chính trị trước đó đã được xóa bỏ hoàn toàn khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt chân lên đất Mỹ thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Vì vậy những quan điểm nào đó còn đặt ra vấn đề khác biệt chính trị để chia rẽ quan hệ hợp tác hữu nghị giữa 2 nước đã trở thành lạc hậu.

image130

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Bạh Cung

Cũng chính hai câu Kiều này còn cho thấy một sự thật khác, đó là Việt Nam có những giá trị địa chính trị, địa chiến lược quan trọng mà người Mỹ và có thể là các cường quốc khác đang rất quan tâm. Không có lợi ích, người Mỹ hẳn đã không để ý đến việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Kết hợp 2 yếu tố này có thể xem như Việt Nam đang có thiên thời, địa lợi. Vấn đề còn lại là làm sao phát triển "nhân hòa", tận dụng xu thế ấy làm cho đất nước cường thịnh, phồn vinh, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Không thể bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chỉ bằng ý chí mà còn phải có thực lực mạnh. Không thể dựa vào bất kỳ ai để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ngoài chính mình, nhưng phải biết khai thác tối đa các thế mạnh đối nội cũng như đối ngoại, các xu thế và trào lưu quốc tế để phục vụ cho sự nghiệp này.

Người Nhật đã biết khai thác tối đa khoa học công nghệ, kinh nghiệm điều hành quản lý, hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư từ Hoa Kỳ kết hợp với tinh thần tự lực quật cường của mình để hồi sinh dân tộc từ tro tàn sau Chiến tranh Thế giới thứ II thành siêu cường Đông Á như ngày nay.

Nửa thế kỷ trước, Singapore, Hàn Quốc hay Đài Loan cũng có xuất phát điểm như Việt Nam, nhưng giờ họ đều trở thành những con rồng châu Á cũng không ngoài con đường Nhật Bản đã đi.

Do đó bài toán đặt ra với người Việt lúc này là làm thế nào khai thác tối đa quan hệ hữu nghị hợp tác với Hoa Kỳ để phát triển đất nước cường thịnh, để nông sản bà con nông dân Việt Nam làm ra tìm được chỗ đứng trên thị trường Hoa Kỳ và các nước khác.

Đó cũng là giải pháp giải quyết nỗi lo mất giá, bán không ai mua của nông sản Việt Nam mỗi khi thương lái Trung Quốc o ép hay họ đóng cửa biên giới vì một lý do "vu vơ" nào đó nhằm gây sức ép với ta. Đó là thách thức khó khăn nhưng cũng là cơ hội đột phá, đòi hỏi bản lĩnh, tuệ giác, nỗ lực không ngừng và đoàn kết chặt chẽ của người Việt. Hãy bắt đầu từ giáo dục và khoa học công nghệ. Hoa Kỳ sẵn sàng giúp Việt Nam điều này.

Vén mây giữa trời

image131

Kiều gảy đàn cho Kim Trọng nghe. Tranh Mai Thứ

Làm thế nào để tận dụng tối đa quan hệ Việt - Mỹ cho việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh đòi lại phần lãnh thổ đang bị nước khác chiếm đóng bất hợp pháp có lẽ là mối quan tâm hàng đầu của không ít người dân Việt Nam khi theo dõi chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư.

Nhưng hợp tác trên lĩnh vực nào cũng phải trên cơ sở tính toán hài hòa lợi ích từ hai phía. Do đó, tìm hiểu lợi ích của Mỹ ở Biển Đông là gì rất quan trọng.

Ngay từ năm 2010 Ngoại trưởng Mỹ khi đó bà Hillary Clinton đã khẳng định, Mỹ có lợi ích cốt lõi ở Biển Đông, đó là tự do hàng không hàng hải không bị cản trở.

Cho tới ngày nay, lợi ích này không thay đổi mà còn được mở rộng thêm: Hòa bình ổn định trong khu vực, bảo vệ và duy trì luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS cũng như trật tự sau Chiến tranh Thế giới thứ II mà Mỹ là người cầm trịch; Chống các hành động sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực.

Có thể thấy, chiến tranh xung đột ở Biển Đông rõ ràng không phải lợi ích của Hoa Kỳ. Các hành động leo thang gây hấn đe dọa tự do - an ninh hàng không hàng hải ở Biển Đông, đe dọa luật pháp và trật tự quốc tế, sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực cũng đi ngược lại lợi ích của Hoa Kỳ.

Chúng ta cần thấy rõ đây mới là "thiên thời" thuận lợi nhất cho Việt Nam. Bởi lẽ đặt câu hỏi ngược lại, giả sử vì khủng hoảng Ukraine, cuộc chiến chống IS hay một điểm nóng quốc tế nào khác mà Mỹ lơ là không để ý đến Biển Đông thì rủi ro, nguy hiểm Việt Nam phải đối mặt sẽ lớn đến chừng nào?

Mỹ hiện diện và duy trì luật pháp, cân bằng quyền lực ở Biển Đông, đảm bảo an ninh, tự do hàng không hàng hải rõ ràng là một lợi thế lớn cho ta. Việt Nam cần khai thác tối đa xu thế này trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như phương án đòi lại những phần bị nước ngoài chiếm đóng bất hợp pháp.

Hoa Kỳ không thể đem quân can thiệp nếu xảy ra xung đột giữa Trung Quốc với một nước khác ở Biển Đông nhưng sẽ tích cực ngăn chặn nó. Mỹ không phải một bên yêu sách ở Biển Đông nhưng có lợi ích quốc gia ở Biển Đông, ủng hộ giải quyết bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS.

Do đó hãy đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác quốc phòng an ninh, tuần tra huấn luyện, mua bán trang thiết bị tiên tiến, chia sẻ thông tin...với người Mỹ, Nhật Bản cũng là một lựa chọn.

Chuẩn bị kỹ lưỡng một bộ hồ sơ pháp lý ở Biển Đông không chỉ sẵn sàng cho các hoạt động tranh tụng tại các cơ quan tài phán quốc tế, mà còn để phổ biến rộng rãi để mọi người dân Việt Nam đều nắm được các thông tin chính xác, căn cứ pháp lý vững chắc về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại các vùng biển ở Biển Đông. Cũng trên cơ sở bộ hồ sơ này hợp tác với các đối tác khác bao gồm Hoa Kỳ để tìm kiếm sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Thời cơ và thách thức luôn song hành với nhau, đây là lúc Việt Nam có cơ hội bứt phá vươn lên, tự cường dân tộc và đòi hỏi nỗ lực không ngừng nghỉ của mỗi người cũng như sự đoàn kết chặt chẽ của mọi tầng lớp đồng bào trong và ngoài nước.

Người Mỹ đã vượt qua được quá khứ, trân quý cơ hội hiện tại, chấp nhận ngồi lại lắng nghe nhau để thu hẹp bất đồng, tăng cường hợp tác với Việt Nam thì không có lý do gì người Việt lại không làm được điều này. Nếu chỉ vì cấn cá chuyện xưa mà quên mất chuyện nay, cơ hội có thể bị tuột mất và thực tại lại thành chiêm bao:

"Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao."

Chúng ta đã có địa lợi, đang có thiên thời, còn nhân hòa nằm trong tay chính chúng ta. Xin mượn lời cụ Nguyễn Du và "nhà tiên tri" Tam Hợp Đạo Cô trong Truyện Kiều để kết thúc bài viết này:

"Sư rằng: Phúc họa đạo trời,
Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Có trời mà cũng tại ta..."

Hồng Thủy 09/07/15 06:52

23 Tháng Hai 2014(Xem: 10041)
Dưới đây là bài nói chuyện có ghi âm của Ls Lâm Lễ Trinh trong buổi giới thiệu sách “Tuyết Xưa, Viết về Văn học” của Gs Trần Ngọc Ninh ngày 29.9.2002 tại Viện Việt Học, Intitute of Vietnamese Studies, ở số 15355 Đại lộ Brookhurst, Westminster, Californie
06 Tháng Hai 2014(Xem: 15107)
Vào những ngày đầu xuân, Người Việt có thú vui là đi xem quẻ đầu năm, xem gia đạo có được yên lành ấm no trong năm mới hay không? Cũng vì thế, mời quý thính giả cùng đến với Hòa Ái và chiêm tinh gia Phước Lộc để nghe chia sẻ về quẻ “kỳ môn độn giác” của năm Giáp Ngọ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14080)
Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Quyết định trên được đưa ra tại phiên họp ngày 5/12 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra ở Baku, Azerbaijan, từ ngày 2/12-7/12, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12060)
Theo ông, Tổng thống Eisenhower (Jan1953-Jan 1961) cho rằng nếu Đông dương mất về tay CS sẽ là mối đe dọa Mỹ nhưng người Mỹ không muốn đưa quân vào (1). Năm 1954 Eisenhower nói nếu Đông Dương mất, Đông Nam Á sẽ mất theo y như ván cờ Domino, Mỹ đã thỏa thuận với khối SEATO (2) để bảo vệ Đông Dương và đã bơm 7 tỷ viện trợ quân sự kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa từ 1955-1961.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12746)
Ngày 19 tháng 11 năm 1863, Abraham Lincoln, đứng trên một cánh đồng ở Pennsylvania đã đọc bài diễn văn ngắn trước đám đông mà có lẽ chính những người có mặt cũng khó có thể nghe được từng lời ông nói.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11767)
Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi. Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10776)
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có rất ít phụ nữ nổi bật trên chính trường. Đấy không phải là bởi vì phụ nữ nước ta không có tài làm chính trị, mà bởi vì ngày xưa phụ nữ luôn bị kềm kẹp trong cái câu “tam tòng tứ đức”, luôn sống trong cái cảnh “khuê môn bất xuất”. Chính vì thế, nhân vật nữ nào được nổi bật thì ất phải là kiệt xuất lắm. Và cách đây hơn 800 năm, lịch sử Đại Việt đã biết đến một phụ nữ kiệt xuất có tài kinh bang tế thế: Thái Hậu Ỷ Lan.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 13557)
Từ sự kiện: “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội” được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013 sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhiều nhân sỹ trí thức trong nước đã lên tiếng lo ngại về mục đích thật sự của nó.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 10613)
Trong những thập niên gần đây, nhân chủng học là ngành khoa học thực hiện được nhiều tiến bộ vượt bực trong công trình nghiên cứu để tìm đáp số cho các vấn đề liên hệ đến đời sống con người . Văn hóa là khái niệm chủ yếu cùa nhân chủng học.Tuy nhiên đến nay , các học giả vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về định nghĩa chung của văn hóa .
01 Tháng Mười 2013(Xem: 12217)
Hai năm trước, khi đến thăm Bảo tàng Quốc gia Malaysia ở Kualar Lumpur, tôi đã thấy nhà rông, cồng chiêng và cột nhà mồ như ở Tây Nguyên, Việt Nam và hiểu rằng văn minh Đông Nam Á cổ đã trải rộng thế nào ở châu Á lục địa.
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 11012)
Hoa Kỳ lập quốc 1776 có 4 triệu dân, ngày nay 2013 có 314 triệu. Qua hai trăm ba mươi năm gia tăng 310 triệu.-- Năm 1976 người Việt tại Mỹ có 170 ngàn, ngày nay có 1 triệu 700 ngàn.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 13655)
Non nước hữu tình với cảnh ngư dân và bầy trâu, bãi biển thơ mộng với làn nước trong xanh như ngọc đổ ra biển Đông đã tạo cho phố cổ Hội An một nét đẹp yên bình quyến rũ du khách.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 15191)
Ngay từ đầu, khi đặt vấn đề xây dựng nhà Quốc Hội, tôi đã có ý kiến đề nghị với đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đồng chí Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng là cần bảo tồn toàn bộ khu di tích 18 Hoàng Diệu và Hội trường Ba Đình - một di tích không thể thiếu của bề dày di tích lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và tôi có đề nghị hai phương án:
16 Tháng Năm 2013(Xem: 14709)
Ngày 19/04, tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ. Trước đó vào tối 13/04, tức mồng 4 tháng 3 Âm lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã chính thức đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 12638)
Đối với ai quan tâm về Việt Nam, Viện Bảo Tàng Albert Kahn vùng ngoại ô Hauts-de-Seine sát cạnh Paris là một địa chỉ không thể bỏ qua. Đây là nơi lưu trữ một bộ sưu tập hiếm hoi ảnh màu về Việt Nam chụp ngay từ đầu thế kỷ 20, thời ngành nhiếp ảnh vẫn còn sơ khai. Giá trị của bộ sưu tập này rất lớn vì nó giúp cho các thế hệ hiện nay thấy rõ được bằng hình ảnh, với màu sắc rõ ràng, một phần diện mạo của Việt Nam cách nay một thế kỷ.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16115)
Một triển lãm ảnh mang tên "Hanoi: Spirit of Place", với bộ ảnh do một nhà cựu ngoại giao Anh, Sir John Ramsden, chụp trong thời gian ông làm việc ở Hà Nội từ năm 1980-83 vừa được khai trương tại London nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Anh Việt.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 12374)
LTS: Bài viết dưới đây của Luật gia Trần Thanh Hiệp được trích từ sách: “Việt Nam Trên Đường Dân Chủ Hóa” do Nhà Xuất Bản Thái Bình Dương ở Paris ấn hành. Tòa soạn VănHoáMagazineOnline.com trân trọng cám ơn tác giả.