Đào Như: Năm 2020, VN cần dứt khoát từ bỏ mô hình Xô Viết

07 Tháng Hai 20206:20 SA(Xem: 7987)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ SÁU 07 FEB 2020

Ý kiến đóng góp, bài vở xin vui lòng gởi về Email: vaamacali@gmail.com


Năm 2020, VN cần dứt khoát từ bỏ mô hình Xô Viết


image001

Đào Như


Sáng ngày 17-1-2020, Nguyễn Xuân Phúc-Thủ tướng Chính phủ CSVN, có buổi tham dự và phát biểu tại Hội nghị Tổng kết năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Ban Kinh tế Trung Ương. Theo Thủ tướng Phúc: “Về vấn đề Kinh Tế-Xã hội, nút thắt lớn nhất hạn chế sự phát triển hiên nay là Thể chế, nút thắt về Tư duyNếu không thay đổi về Tư duy Kinh Tế thì dẫu có điều chỉnh Thể chế cũng vẫn là Thể chế cũ, là “Bình mới rượu cũ”, không thể có đột phá….”  http://vneconomy.vn/thu-tuong-nut-that-lon-nhat-han-che-su-phat-trien-la-the-che-nut-that-ve-tu-duy-20200117153711627.htm


   Thiết nghĩ chúng ta nên khảo sát tầm nhìn của Thủ Tướng Chinh phủ CSVN, Ông Nguyễn Xuân Phúc về Kinh tế-Xã hộiTư duy Kinh tế. Kinh tế mà ông Phúc nhắc đến ở đây phải là Kinh Tế Thị Truờng. Kinh tế thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan (quan niệm căn bản của trí tuệ thuần túy dùng làm khuôn khổ cho kiến thức của con người) nhưng Chinh phủ CHXCNVN lại gượng ép gắng ghép thêm cụm từ Xã Hội Chủ Nghĩa. Điều này gây ra cuộc tranh luận trong suốt 30 năm chưa dứt và cản trở trong vận dụng kinh tế thị trường vào cuộc sống, và phát triển kinh tế.


    Hy vọng ở đây ông Phúc rất thành tâm khi kêu gọi thay đổi tư duy kinh tế có nghĩa là phải dứt khoát cắt bỏ cái đuôi Xã hội trong pham trù Kinh Tế thị trường, để cứu vớt Viêt Nam ra khỏi tình trạng tụt hậu hiện nay và phát triển đất nước. Nền Kinh tế-thị-trường-định-hướng-xã-hội-chủ-nghĩa gây ra yếu kém và tụt hậu trong suốt 30 năm qua là hệ quả của Việt Nam chưa thoát khỏi Mô hinh Xô Viết trong quản trị quốc gia.


   Trong khi đó tai LBXV năm 1985, bốn muoi lăm năm về trước, chính Mikhail S.Gorbachev, TBT của đảng cộng sản LBXV đã gây gắt lên án mô hình Xô Viết trong việc quản trị quốc gia. Gorbachev mạnh dạn vứt bỏ mô hình Kinh tế-Xã Hội, tập trung, ngăn sông, cấm chợ, đã gây ra sự đói kém cho toàn dân Liên Xô thời ấy. Gorbachev quyết tâm tái cơ cấu nền chính tri và kinh tế của LBXV. TBT Gorbachev tự ý xóa bỏ điều 6 của Hiến Pháp LBXV, nghĩa là ông ấy xóa bỏ thể chế chính trị độc tài, bao cấp, chuyên chính của ĐCSLX thời ấy, ông mở rộng con đường cho LBXV tiến đến một thể chế Tự do, Dân chủ, Đa nguyên. Nhờ thế Gorbachev đã biến đổi LBXV thành một nước Nga mới với nền kinh tế thị trường tự do, giàu mạnh như hôm nay…


   Trái lại, Viêt Nam hiên nay vẫn bảo thủ giữ nguyên mô hinh Xô Viết (trước năm 1985), với hai chính quyền song song tồn tại trong một nhà nước thống nhất:


   Hệ thống chính quyền thứ nhất là hệ thống tổ chức Đảng- “Chính Quyền Đảng”


   Hệ thống chính quyền thứ hai  là hệ thống “Chính quyền Nhà nước”


Hệ thống Chính quyền Đảng có đầy đủ các cấp, tổ chức chằng chịt. Hệ thống này có hành xử không khác gì hệ thống Chính quyền Nhà nướ, đôi khi áp đảo cả Chính quyền Nhà nước.Từ trung ương đến cơ sở, ở đâu có Chính quyên Nhà nước ở đó có Chính quyền Đảng. Chính quyên Đảng cũng có đầy đủ các Ban như Chính quyền Nhà nước có đầy đủ các Bộ. Thậm chí các tổ chức Hội, Đoàn, không phải là cơ quan của Chính quyền Nhà nước thì ở đó vẫn có cơ quan lãnh đạo Đảng của Chính quyền Đảng.


Nói một cách sơ lược, Chính quyền Đảng-có ít nhất 3 đặc trưng cơ bản:


  -  Không được hình thành theo qui định của pháp luật Nhà Nước


  - Tự cho mình có siêu quyền lực


  - Không hề chịu trách nhiệm pháp lý và vật chất trước nhân dân về các quyết định do Đảng Cộng Sản đưa ra 


Trên thực tế Chính quyền Đảng với siêu quyền lực nó không được hình thành theo qui định của pháp luật, tổ chức này đứng trên hiến pháp và pháp luật, đứng trên Chính quyền Nhà nước ở tất cả các cấp không có ngoại lệ.


  Nhưng trong tình hình hiện tại, ĐCSVN đưa ra mô hình quản trị quốc gia theo hướng: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Theo diều 4 của Hiến pháp 2013 của CHXHCNVN hiện hành “ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. ĐCSVN chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân….Các tổ chức của Đảng hay của đảng viên ĐCSVN hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật…”. Ngoài tinh chất rất mơ hồ của điều 4 Hiến pháp, ĐCSVN vẫn giữ nguyên thể chế độc tài, bao cấp, Đảng trị toàn diện và kiên trì giữ nguyên nắm đấm Chuyên Chính Vô Sản. 


  Do đó không ai ngạc nhiên khi nghe TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, trong một cuộc khủng hoảng chinh trị năm 2017, đã tuyên bố: Ông sẽ cai trị dân bằng Cương Lĩnh của Đảng. Sở dĩ có tình trạng bại hoại tư tưởng như vậy là vì suốt trong 90 năm thành lâp ĐCSVN đến hôm nay vẫn chưa có luật dành cho Đảng Cộng Sản (vì tính siêu quyền lực của nó ư?) và nhân dân không biết được tổ chức này hoạt động từ nguồn thu nào? Và khai thuế ra sao? Trong khi đo ĐCSVN đang nắm giữ tài khoảng rất lớn của quốc gia.


 Từ năm 2007, tai buổi mạn đàm ở Đalạt, với hai ông Hà Sỹ Phú và Bùi Minh Quốc, ông Lê Hồng Hà nhất định đặt lại vấn đề điều hành và pháp lý của ĐCSVN:


     “Tổng số người ăn lương theo ngân sách Nhà nước là 66 vạn, trong đó có 21 vạn là viên chức hành chánh Nhà nước; 28 vạn cán bộ phường xã. Như thế biên chế của Đảng và đoàn thể, từ trung ương đến địa phương là 27 vạn. Cho nên nếu không giải quyết đươc vấn đề này thì bàn về cải cách hành chánh của 21 vạn chỉ là vô nghĩa. Tại sao nhân dân ta anh hùng như thế mà không tập trung xây dựng Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cho tốt mà phải thêm hệ thống cấp ủy Đảng lãnh đạo. Nó thành hai hệ thống chính quyền rất chồng chéo. Cho nên Hội nghị Trung Ương IV không ai dám bàn đến ngân sách của Đảng đang được sở hữu và quản lý khối lượng chi tiêu tài sản không lồ. Do đó điểm thứ 2 là phải luật hóa sự lãnh đạo của Đảng và thanh lý hệ thống hai chính quyền… ”


 


Đây là những đề xuất rất chính đáng đã được ông Lê Hồng Hà, một đảng viên kỳ cựu của ĐCSVN nêu lên đã hơn một thâp kỷ, nhưng chưa có ai dám đem ra Quốc Hội để biểu quyết, vì Việt Nam không có cơ chế độc lập cho phép dân được bầu, cử, quyết định chính trị. Do đó, một số sai lầm nghiêm trọng đã xảy ra trong hàng ngũ đảng viên ĐCSVN thuộc về đạo đức cách mạng, đó là tội ăn cắp, tham nhũng. Bé thì tham nhũng vặt, To thì đục công khố cả ngàn tỷ đồng, táng tận lương tâm thì ‘đạo danh’, ‘đạo vị’, tức ăn cắp chức vụ, ăn cắp ghế ngồi, danh vị. Và nguy hiểm hơn hết là ‘đạo tâm’, ăn cắp lòng tin. TBT Nguyễn Phú Trọng đương nhiên kiêm nhiệm chức danh Chủ Tich Nước sau cái chết tức tưởi khó hiểu của cố Chủ Tich Nước Trần Đại Quang vào ngày 21 tháng 9 năm 2018… 


    Đúng theo Hiến Pháp của một quốc gia dân chủ, tự do, Đảng Cộng Sản cũng chỉ là một tổ chức chính trị, phải lấy pháp luật làm thượng tôn trong toàn bộ hoạt động của mình dù ở cấp nào. Đảng công sản phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Theo mô hinh quản trị quốc gia của chinh phủ CHXHCNVN hiên hành, thì trái lại, Đảng Công sản độc lập với pháp luật. Đảng viên ĐCS được ưu đải  về chính trị và kinh tế. 


   Do đó người dân Viêt Nam có thể trả lời câu hỏi: Vì sao Việt Nam phấn đấu trong suốt 30 năm qua, Việt Nam vẫn tụt hậu? Chỉ vì chính phủ CHXHCNVN vẫn ngoan cố ôm lấy mô hình Xô Viết lạc hậu trong cơ chế quản trị quốc gia.


    Hiện tại chúng ta đang đứng trước thềm của ĐHĐCSVN-XIII vào tháng 1 năm 2021, lúc đó TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng cắn đúng 77 tuổi, ngoài tuổi “thất thập cổ lai hi”, liệu ông ấy có ý thức đầy đủ VN đang tồn tại trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng đến độ chóng mặt. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN-4.0) đã mang lại cho nhân loại nhiều Công nghệ chưa từng thấy, đang làm thay đổi cách thức kinh doanh, vận hành nền kinh tế và doanh nghiệp cũng như mô hình quản lý quốc gia?


Trong bối cảnh đó, với khát vọng của toàn dân về một Viêt Nam hùng cường và thịnh vượng, đòi hỏi ĐCSVN và TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng phải kiên trì tìm tòi, sáng tạo, đổi mới tư duy, chủ động xây dựng cách thức phát triển kinh tế, đổi mới cơ chế, thể chế chinh trị, chính sách. Và nhất là phải dứt khoát từ bỏ mô hinh Xô Viết trong quản trị quốc gia để phát triển đất nước Việt Nam…


  Để kết luận, tôi xin mạo muội khẳng định, nếu một thông điệp cải cách là cần thiết cho ĐHĐCSVN-XIII thì đổi mới tư duy kinh tế, quản trị quốc gia, đột phá thể chế là sự lựa chọn tuyêt vời để có một Việt Nam thịnh vượng và hùng cường…/.


Đào Như


Chicago


Feb 6 2020
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18329)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19252)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18839)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22218)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20835)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20389)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19539)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24353)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23508)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.