Tiếng nấc từ thùng xe tải đông lạnh: "Con xin lỗi Mẹ nhiều - Mẹ ơi"

05 Tháng Mười Một 20196:30 SA(Xem: 8539)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ TƯ 06 NOV 2019


image004


Phạm Thị Trà My 26 tuổi. Ảnh Internet


“CON XIN LỖI MẸ NHIỀU-MẸ ƠI! ”


image007


Đào Như                                                                                    


 “Con xin lỗi mẹ nhiều. Mẹ ơi! Chuyến đi hải ngoại của con bất thành. Con chết vì con không thở được. Con xin lỗi mẹ…”


Đó là tiếng kêu đau thương, khẩn thiết của cô Phạm Thị Trà My, người con gái Hà Tĩnh, hai mươi sáu tuổi gọi mẹ từ trong một container đông lạnh tại biên giới của Vương Quốc Anh ở tận bên trời Âu. Cả thế giới đều quay đầu lại với lời kêu cứu vô vọng này kể từ khi nhà chức trách Anh phát hiện 39 thi thể trong container đông lạnh của một xe tải ở Essex, một thị trấn phía Đông London hôm 23-10-2019.


Bố Mẹ cô Trà My, giờ này ở một nơi nào đó tại thị trấn Nghèn, huyện Cam Lộ, tỉnh Hà Tĩnh chỉ biết ngồi bên thềm cửa hai tay bưng mặt khóc rưng rưng trong tuyêt vọng. 


Bố Mẹ của cô Trà My, ông bà Pham Văn Thìn cho báo chí hay rằng ông bà phải xoay xở để có một khoản tiền 40,000 USD (bốn chục ngàn $) để cho cô con gái Phạm Thị Trà My đi du lịch đến Vương quốc Anh, một nơi mà ông bà hy vọng con gái có cuộc sống đổi đời tốt đẹp hơn!... 


https://viettimes.vn/bo-me-co-pham-thi-tra-my-nhung-ke-moi-gioi-noi-day-la-lo-trinh-an-toan-370824.html


 

Ông bà không ngờ cuộc hành trình lại kết thúc bằng một thảm kich như vậy! Con gái của ông bà, Pham Thị Trà My được cho là 1 trong 39 người Viêt Nam đã chết trong một container đông lạnh của một xe tải ở tai khu công nghiêp Gray thuộc Hạt Essex cách London 30 km về hướng Đông.


 Thông tin từ BBC London cho hay, phóng viên của hãng Reuters đã có mặt tai Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An nơi có một số gia đình của nạn nhân đã yêu cầu bộ Ngoại giao VN thông qua phía Anh tìm người nhà của họ mất tích tại Anh, vì họ tin rằng người nhà của họ đã ra đi theo một hệ thống ngầm giữa bọn ma cô băng đảng buôn người ở Anh và ở các vùng quê Hà Tĩnh-Nghệ An. Nói rõ ra là băng đảng buôn người có hệ thống chằng chịt từ trong nước đến nước ngoài.


Theo James Pearson, trưởng phòng Reuters tại Hà Nội, mô tả như sau, sau khi ông tới các vùng địa phương Hà Tĩnh-Nghệ An ông nhân thấy “có rất nhiều bản quản cáo nơi công cộng cũng như tai trụ sở của Chinh quyền, của Ủy Ban Nhân Dân về việc làm của công ty xuất khẩu lao động hoăc đi du học nước ngoài. Ủy Ban Nhân Dân (tổ chức của ĐCSVN) của hai tỉnh này đã có báo cáo và thúc đẩy xuất khẩu lao động trong tháng 9-2019. Bản báo cáo chỉ rõ ràng: “Xuất khẩu lao động là ưu tiên của chương trình phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy kiến tạo việc làm, giảm nghèo, phát triển nghề nghiệp và tạo thu nhập cao cho người dân theo đúng tinh thần của Nghi quyết số: 274/2009/NQ-HDND”.


Xuất khẩu Lao động từ Viêt Nam theo chủ trương của ĐCSVN tiềm ẩn nhiều dạng lao đông và không ngoại trừ nô lệ tình dục. ĐCSVN không ngần ngại đẩy phụ nữ VN vào con đường nô lệ tinh dục, bán dâm làm đĩ ở xứ người góp phần tăng cao kiều hối. Vẫn biết đó là điều ô nhục nhưng chị em vẵn muốm ra di để đổi đời, Thế mới biết thà làm nô lệ lao động ở xứ người đối với một số đồng bào Viêt Nam vẫn còn hơn là sống ở trong nước dưới chế độ cộng sản Viêt Nam. 


      Nếu có ai ngĩ rằng chính vì nghèo đói đã khiến người dân phải ra nước ngoài để kiếm sống, để đỏi đời, điều đó không hẵn là chính xác. Vì muốn đươc đi khỏi VN theo đường ngầm giữa hai chính phủ Anh và Nhà nước Cộng sản VN, phải trả mỗi đầu người ít nhất là 40,000 USD như cha mẹ cô Phạm Thị Trà My khai báo với báo chí trong nước và hải ngoại. Hơn thế nữa  đây cũng là một chinh sách  của Đảng Công Sản VIệt Nam  với Nghi quyết số: 274/2009/NQ-HDND


Ngay cả tai Hà Nội và TPHCM về đêm có nhiều khu đèn đỏ, nghề mãi dâm được Nhà nước Cộng sản đề xuất và công nhận như một lực lượng lao động hợp pháp để tăng cao thu nhập nội đia-GDP-hàng năm. ĐCSVN đã cho các cô gái điếm tai Hà Nội, tai TP HỒ CHÍ MINH một tên gọi “Những Lao Động sex- Sex Workers” nghe rất đặc thù thời đại Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản. 


     Nếu có kẻ nào đó ngay cả những đảng viên tiến bộ của ĐCSVN dám lên tiếng đòi cái cách Đảng và xã hội công binh hơn, văn minh hơn, kẻ đó lâp tức bị chế độ Cộng sản VN loại trừ một các tàn bạo. Điển  hình nhất và gần đây nhất hôm 17-10-2019 bọn ác ôn đã giết chết Thứ trưởng GD-DT Lê Hải An một cách khốc liêt và ném xác ông từ tầng 8 của tòa nhà Bộ GD-ĐT lúc 7 giờ sáng ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, bởi vì ông ta dám đề xuất những cải tổ ngành giáo dục đào tạo, và chinh đốn, trùng phạt đến nơi, những kẻ đã sai lầm gian dối trong kỳ thi THPT năm 2018 tại các tỉnh miền Bắc:  Hà Giang-Sơn La-Hòa Bình. (Đó là nói theo thông tin từ các nguồn trong và ngoài nước; còn bí mật của những vấn đề diễn ra cái chết thảm khốc của Lê Hải An vẫn còn mờ mịt. Nên nhớ Lê Hải An xuất thân từ một chuyên gia lãnh vực dầu khí, dầu mỏ cao cấp). 


     Sự thật những tệ trạng này của xã hội VN được gây ra và dựng lên từ quyết tâm của ĐCSVN, đã bị các nhà trí thức, nhà thơ, nhà văn lên tiếng tố cáo từ những năm đầu thập niên sau năm 2000, thời điểm mà Đảng Cộng Sản Viêt Nam tổ chức cho ngững người con gái đi lấy chồng xa (Đài Loan, Nam Hàn…) Năm 2010 nhà thơ Hoài Tường Phong đã phản kháng phong trào này một cách sâu sắc qua nội dung của bài thơ TRĂNG NGHẸN. Sau đó tác giả gửi bài thơ TRĂNG NGHẸN đến dự Cuộc Thi Thơ Đồng Bằng Sông Cửu Long tổ chức tai Cần Thơ


     


Sau đây tôi xin mạn phép tác giả Hoài Tường Phong tôi xin đăng lại toàn văn bài thơ TRĂNG NGHẸN để các độc giả cùng thưởng ngoạn và chia sẻ nội dung của bài thơ như một bản tuyên ngôn của nhà thơ Hoài Tường Phong chống lại sư tụt hậu đạọ đức của xã hội-xã hội chủ nghĩa cộng sản Việt Nam


 TRĂNG NGHẸN


                               Tác giả: Hoài Tường Phong-2010


Mẹ sanh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa


Lúc chào đời đã lỗi hẹn cùng vầng trăng viên mãn


Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống


Rước được bà mụ vườn Ngoại cực trần thân


Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang


Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp


Không biết lời đải buôi để mua lòng người khác


Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai


Ngơ ngác buổi ra thành trước cuộc sống đua chen


Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ


Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó


Tôi tranh thủ những tháng hè thích về lại thăm quê


Bạn bè theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi


Tưởng tôi hóa kiếp ngài nhởn nhơ hóa bướm


Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn bè xưa, thèm quá


Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn


Mỗi lần về quê bạn bè cũ lại vắng hơn


Gái mười bảy đi lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ


Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua rượu chịu


Đôi mắt ướt một thời, bẻn lẽn ngó bàn chân


Xóm bên sông, nhiều cô gái rời quê


Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu


Vài căn nhà mới xây, đổi đời, nhờ đồng tiền báo hiếu


Khởi sắc một vùng quê, nghe sao có chút bùi ngùi


Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi


Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất


Đầu tư văn hóa thắp, và khó nghèo cũng nhất


Và cũng dẫn đầu, những cô con gái đi lấy chồng xa


Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn


Vầng trăng vừa lên đã bị mây mù vần vũ


Tôi chơt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ


Vầng trăng nghẹn hoài chưa tỏa sáng một vùng quê…


Bài Trăng Nghẹn đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ tại Đồng Bằng Sông Cửu Long tổ chức tại Cần Thơ.


Chiều ngày 3-3-2010, Ban Thường Vụ hội Liên Hiệp các Hội Văn Học TPCT quyết định loại bỏ giải nhất của bài Trăng Nghẹn vì tính nhạy cảm của nó


Tính nhạy cảm của bài thơ là gì? Nếu không phải là nội dung của TRĂNG NGHẸN, dám chống lai tinh thần Nghị Quyết của ĐCSVN  số 274/2009/NQ.HDND. Trong thời khoảng của 2000 năm biên niên sử của nước ta, chưa bao giờ có một triều đại nào như triều đại Cộng sản Viêt Nam hôm nay  chủ trương “xuất khẩu lao động” đưa người dân ra nước ngoài làm nô lệ lao động, ngay cả nô lệ tình dục….


       Kỳ họp 8, Quốc Hội khóa 14 đã khai mạc từ sáng 21-10-2019 và sẽ làm viêc trong suốt trong 28 ngày, như vây đến nay là ngày thứ 14 mà cả nước, cả thế giới chưa được nghe Quốc Hội Viêt Nam đá động đến 1 lời về thân phận của 39 người Viêt đã chết trên đường trốn chui vào nước Anh để lao động đổi đời, nhất là lời trăn trối kêu gọi vô vọng của cô Pham thị Trà My, người con gái của Hà Tĩnh mới hai mươi sáu tuổi đời!


     Chủ tich Quốc Hội Viêt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân và tất cả 483 đại biểu Quốc Hội, trong đó gồm có Nguyễn Phú Trọng, các thành viên của Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương, Ban Bí Thư, và Bộ Chính Trị của ĐCSVN đã xoay lưng lại, họ là những kẻ vô cảm mất cả bản tính người mặc dầu tất cả họ đều biết rằng số phận bi đát của 39 công dân Viêt Nam xấu số là kết quả tất yếu của Nghị Quyết “Xuất Cảng Lao Động” mang sồ 274/2009-NQ-HDND của ĐCSVN…/.


ĐÀO NHƯ


Nov-4-2019
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18329)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19252)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17621)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18839)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22218)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20835)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19660)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20389)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19540)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24353)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23508)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.