Bùi Tín: Viktor Yanukovych, từ tổng thống thành tội phạm bị truy lùng

06 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 18085)

Bùi Tín: Viktor Yanukovych, từ tổng thống thành tội phạm bị truy lùng

Từ tổng thống thành tội phạm bị truy lùng

QLB Wednesday, March 5, 2014

Một phụ nữ chụp ảnh lệnh 'truy nã' Tổng thống Victor Yanukovich tại Kiev

 image151

Viktor Yanukovych đang là kẻ tội phạm bị hệ thống pháp luật Ukraina truy lùng khẩn cấp, với tội danh chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 80 công dân trong các cuộc nổi dậy trong tháng 2/2014 này.
Viktor Yanukovych, 64 tuổi , được bầu làm tổng thống của nước Cộng hòa Ukraina trong năm 2010, nhậm chức từ ngày 25/2/2010 và bị Quốc hội phế truất ngày 22/2/2014, với tỷ lệ bỏ phiếu thuận là 328/450.

Theo tin các hãng thông tấn Pháp và Đức ngày 21/2 Viktor Yanukovych đã rời thủ đô Kyiv đi Kharkiv, một thành phố ở phía đông gần biên giới với nước Nga.

Cũng ngày thứ sáu 22/2 lịch sử ấy, sau khi được trả tự do, bà Yulia Tymoshenko, lãnh tụ khối BUT-Fatherland, bà ra ngay Quảng trường Độc lập ở trung tâm thủ đô và tuyên bố trước hơn 20 vạn quần chúng:’’ Chế độ độc đoán chuyên chế đã sụp đổ". Bà kêu gọi nhân dân giữ vững ý chí đấu tranh, hãy chia nhau ở lại quảng trường lịch sử này và ở các dinh thự quan trọng để tiếp tục cuộc đấu tranh không bạo lực, trước mắt là đến cuộc bầu cử 25/5/2014 sắp tới. Bà tuyên bố sẽ không ra ứng cử tổng thống trong dịp này.

Bà Yulia Tymoshenko cũng tuyên bố những kẻ đã đàn áp và gây nên cái chết của hơn 80 người trong những ngày qua phải bị bắt giữ để trả lời trước pháp luật về tội ác giết người của chúng. Một người chịu trách nhiệm chính là nguyên tổng thống Viktor Yanukovych vừa bị phế truất. Từ Kharkiv, Viktor Yanukovych tuyên bố chống lại ‘’cuộc đảo chính phi pháp’’ và vẫn tự nhận là tổng thống hợp pháp. Nhưng ông ta biệt tăm.

Ngày 24 /2 lệnh truy nã Viktor Yanukovych được ban hành, Bộ Công an phát động một cuộc truy lùng trên quy mô lớn. Báo Pháp le Figaro ngày 23/2 cho biết theo tin từ Kharkiv, vào chập tối 22/2 Viktor Yanukovych và một vài bộ hạ đã đi trên 2 xe bọc thép đến sân bay trong vùng và định lên một chiếc mày bay nhỏ để bay sang Nga, nhưng máy bay đã bị ‘’cơ quan quản lý sân bay ngăn chặn không được cất cánh vì họ không có đủ giấy tờ hợp lệ ’’. Sau đó họ lên xe bọc thép đi đâu không rõ.

Nhân dân thủ đô đã kéo vào tư dinh của Viktor Yanukovych, một lâu đài hoành tráng vào loại đặc biệt, có nhiều tài sản quý giá, nhiều đồ cổ, tác phẩm hội họa hiếm, nhiều tượng và cả một vườn thú riêng - tất cả đến nay vẫn được coi là tài sản riêng của Viktor Yanukovych. Quốc hội đã ra quyết định ngôi nhà này từ nay thuộc tài sản nhà nước. Nhiều tốp thanh niên nổi dậy đã chiếm giữ cơ sở này từ đêm 21/2 với ý thức công dân cao, bảo vệ tất cả tài sản được nguyên vẹn cho dù đã có hàng chục vạn người nô nức đến quan sát.

Viktor Yanukovych và bà Yulia Tymoshenko là 2 đối thủ chính trị chính ở Ukraina, theo 2 đường lối đối lập. Ông Yanukovych là lãnh tụ của Đảng các vùng miền (Parti des Régions) chủ trương gắn bó lâu dài với nước Nga, chủ yếu dựa vào gần nửa nước thuộc các tỉnh phía Đông giáp giới Nga, nhân dân chủ yếu nói tiếng Nga. Nước Nga của ông Putin hết sức yểm trợ, ủng hộ xu hướng chính trị này, còn dùng món nợ lớn lưu cữu của Ukraina và nguồn dầu và khí đốt từ Nga để gây sức ép lớn.

Bà Yulia Tymoshenko, 54 tuổi, chuyên gia kinh tế, nhà kinh doanh, lãnh tụ của liên minh Tổ Quốc (Fatherland), chủ trương có quan hệ bình đẳng với nước Nga, nhưng ngả dần về phương Tây do những giá trị tinh thần về Dân chủ, Nhân quyền, cũng như thế mạnh bền vững về kinh tế - tài chính - thương mại quốc tế. Bà đã từng làm thủ tứơng 2 lần, lần đầu từ 21/11/2002 đến 5/1/2005, lần sau từ 4/8/2006 đến 18/12/2007. Tháng 10/2011 bà bị kết án kinh tế «làm thiệt hại tài sản quốc gia» và bị tuyên án 7 năm tù giam. Trong tù bà bị đánh đập, tra khảo rất tàn bạo.

Ở giữa 2 thế lực trên là môt loạt các chính đảng nhỏ như Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản, Đảng độc lập Svoboda, Đảng Xã hội Dân chủ, Đảng Cải cách. Các đảng nhỏ này đang bị phân hóa để gia nhập 2 khối đối lập.

Do thế địa lý - chính trị nên ảnh hưởng của các nước láng giềng trực tiếp của Ukraina rất quan trọng. Ukraina có 4.566 km biên giới, trong đó 1.576 km giáp Nga, 891 km giáp Belarus, còn 428 km giáp Ba Lan, 90km giáp Slovakia, 103 km giáp Hungary, 362 km giáp Romania và 940 km giáp Moldovia.

Hiện Ukraina có hơn 1 triệu dân sống ở nước ngoài , phần lớn là trí thức thanh niên, các nhà kinh doanh rời nước sau khi Liên bang Xô viết tan vỡ, đổi mới về chính trị chập chờn, không rõ ràng, di sản cộng sản còn nặng, rồi rộ lên khi gặp khủng hỏang kinh tế năm 2008. Số di dân này ủng hộ mạnh mẽ xu hướng thân phương Tây.

Tình hình từ tháng 9/2013 đến nay có bước đột biến do tình hình chính trị biến chuyển, tâm lý xã hội có những thay đổi rõ, cán cân so sánh giữa các phe nhóm chuyển động, nạn tham nhũng lan tràn do cung cách cai trị kiểu XHCN – CS vẫn dai dẳng làm lòng dân không yên. Việc hạ tượng Lenin biểu hiện tâm lý đoạn tuyệt với quá khứ. Xu thế ngả sang phương Tây cả về ý thức hệ dân chủ cả về hợp tác kinh tế lên khá mạnh. Đã vậy các nước láng giềng Trung Âu vốn trong phe XHCN dứt khoát với những cung cách cai trị cũ, phát triển ổn định như Slovakia, Romania, đặc biệt là Hungary và Ba Lan có tác động mạnh vào Ukraina. Cả khối Liên minh châu Âu UE chìa tay sẵn sàng chào đón Ukraina gia nhập Liên Minh UE và khối đồng Euro.

Giữa cuộc khủng hoảng của tuần qua, 3 ngoại trưởng Đức, Pháp và Ba Lan đã sang ngay Kyiv thúc đẩy thỏa thuận giữa các phe đối lập, buộc lực lượng đàn áp phải rút hết khỏi quảng trường Độc Lập, dẫn đến cuộc bỏ chạy của Tổng thống Viktor Yanukovych và việc bà Yulia Tymoshenko được trả tự do là một chuyển biến rất cơ bản.

Vấn đề hiện nay là xem nước Nga của ông Putin phản ứng ra sao trước chuyển biến to lớn này ở Kyiv. Sự can thiệp của Nga lúc này xem ra rất hạn chế. Vì chính Nga đang phải đối phó với phong trào đòi dân chủ và nhân quyền khá mạnh. Ukraina có thể bị phân hóa thành nội chiến giữa 2 vùng Tây và Đông không? Tôi vừa có dịp gặp và trao đổi với 2 vị giáo sư đại học ở Paris vốn là người gốc Ukraina theo dõi chặt tình hình , 2 vị cho biết : « Chính dân phía đông lại chán ghét cung cách cai trị độc đoán thời CS, chính vùng Donbass phía đông là nạn nhân của khủng bố dưới thời Stalin - Beria rất rùng rợn, chúng tôi, cả dân phía đông và dân phía Tây, đều mong muốn có một nước Ukraina mới, dân chủ, phát triển, có nền pháp trị công minh, như là Ba Lan, Hungary và Czech ở rất gần chúng tôi vậy’’.

Số phận của nguyên tổng thống Viktor Yanukovych sẽ ra sao? Tổng thống Nga Putin có tiếp tục công nhận ông ta không? và có cho ông ta cư trú chính trị hay không ? Hay ông ta phải chạy sang một nước nào khác?

Sau Saddam Hussein, sau Muammar Gaddafi, sau Osama bin Laden, lại thêm một tổng thống độc đoán tham nhũng cỡ bự Viktor Yanukovych bị truy lùng trốn chạy. Bản danh sách này chắc sẽ còn dài.

Bùi Tín

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19247)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22736)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20833)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21973)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22169)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19658)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20385)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19538)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24349)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23506)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.