Giở lại hồ sơ Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn sau ngày 30.4.1975

14 Tháng Năm 20196:45 CH(Xem: 12991)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ TƯ 15 MAY 2019


Giở lại hồ sơ Toà̉ng Giám Mục Sài Gòn sau ngày 30.4.1975


image004


TRẦN ANH TUẤN


Trong thời gian tôi bị tù tập trung tại Trại Z30B Long Khánh, một hôm khoảng đầu năm 1978 tôi đọc thấy bản tin ngắn cùng hình ảnh Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình mặc thường phục đi thủy lợi. (Lúc ấy, tôi xung phong giữ vai trò đọc báo hàng ngày cho toàn đội mỗi buổi chiều sau khi đi lao động về, cốt là theo dõi được tin tức bên ngoài xã hội dưới chế độ Cộng Sản.)


Tôi ngao ngán vì không hiểu sao Đức Cha lại phải hành xử như thế. Dẫu gì thì đằng sau Đức Cha là cả một thế lực Thiên Chúa Giáo không những trên tầm mức quốc gia mà còn quốc tế nữa. Vị chủ chăn của đạo Thiên Chúa Giáo trong một nửa lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa với thế lực Vatican thì chính quyền Cộng Sản Việt Nam dại gì mà họ vô cớ bách hại đến phải nhún mình quá thấp đến thế?!


Tôi nhớ lại một kỷ niệm về Đức Cha. Năm 1960 và trong tư cách một thiếu sinh Hướng Đạo, tôi cùng cả Thiếu Đoàn Phan Đình Phùng, Đạo Xuân Hoà, vào Toà Tổng Giám Mục đường Phan Đình Phùng rồi chúng tôi lần lượt quỳ một chân để hôn chiếc nhẫn chức vụ trên ngón tay Đức Cha. Lúc ấy, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình dưới con mắt của một thiếu niên ngoại đạo là một vị tu hành cao to, hiền hậu, đáng lòng kính trọng của hết thẩy giáo dân. Không ngờ Ngài lại mềm yếu quá!


Sau này ra hải ngoại, tôi hiểu thêm sự thật khi vô tình mua được một số tài liệu trong nước, có lẽ từ giới buôn bán đồng nát ở Sài Gòn.


Đó là một số tài liệu đầu tay xuất phát từ Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn từ thời Pháp thuộc. Xưa nhất là văn thư số 6533 ngày 5.11.1908 với chữ ký của Phó Thống Đốc Nam Kỳ Bonhoure thông báo cho Giám Mục Sài Gòn Mossard biết Toà Thống Sứ cho phép Toà Giám Mục Sài Gòn xuất bản một tuần báo bằng tiếng quốc ngữ lấy tên là Semaine Religieuse (Tuần Thánh?). Ngoài ra là những văn thư về thuế má và tài sản của Giáo Hội Société des Missions Etrangères tại Nam Kỳ. Nhưng nhiều nhất là những tài liệu của Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn trong bốn thập niên 1950-1980.


Năm nay cũng dịp Tháng Tư đau buồn, tôi sao lục vài hồ sơ liên hệ đến phản ứng của Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn sau khi chính quyển Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ.


Trong bài viết này, nếu tài liệu là phó bản (bản đánh máy giấy than có hay không có chữ ký tay cùng con dấu của Đức Cha Bình, và có hay không có dấu "PHÓ BẢN") thì tôi ghi "Phó bản văn thư." Nếu tài liệu là bản chính của văn thư thì tôi ghi "Văn thư."


Trước hết là văn thư quay ronéo của Tổng Giám Mục Sài Gòn, nguyên văn như sau:


TÒA TỔNG GIÁM MỤC


180 Phan-Đình-Phùng


SÀI-GÒN


Sài-Gòn ngày 12tháng 5 năm 1975


Trọng kính Quý Cha Quản Hạt


Quý Bề Trên Dòng tu nam nữ


Quý Tu sĩ, chủng sinh


Cùng toàn thể anh chị em giáo dân thân mến,


Tôi trân trọng báo tin Quý Cha và anh chị em hay tin:


Ngày 25-4-1975 Đức Thánh Cha Phaolô VI đã bổ nhiệm Đức Cha Phanxicô Xaviê NGUYỄN-VĂN-THUẬN, Giám Mục Nhatrang làm Tổng Giám Mục hiệu toà VADESITANA, phụ tá Sài Gòn với quyền kế vị.


Xin qúy Cha và anh chị em sốt sắng cầu nguyện cho tôi và quý Đức Cha Phụ tá, được chu toàn nhiệm vụ tông đồ giữa dân Chúa.


Trân trọng kính chào quý Cha và anh chị em.


(Đã ký)


PHAOLÔ NGUYỄN-VĂN-BÌNH


TỔNG GIÁM MỤC SÀI GÒN.


- Xin Quý Cha công bố thư này khi nhận được.


image006


Nhận xét: Thứ nhất, văn thư không nhất quán về phương diện chính tả. Hai chữ Sài Gòn lúc có dấu nối lúc không, lúc in hoa lúc chỉ viết hoa hai chữ đầu, chữ "quý" trong "Quý Cha" lúc viết hoa lúc không.


Thứ hai, văn thư ngắn gọn, chỉ có mục đích thông báo rộng rãi việc Đức Cha Nguyễn Văn Thuận đã được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm làm Phụ Tá Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn với quyền kế vị. Đây là biện pháp Toà Thánh La Mã ngăn chặn việc chính quyền Cộng Sản quyết định ai sẽ là Chủ Chăn tại Sài Gòn. Nhưng trong thực tế, biện pháp này đã bị Cộng Sản triệt tiêu ngay bằng cách bắt giam Đức Cha Nguyễn Văn Thuận.


Sau nữa là những văn thư xin rút tiền, văn thư xin phép di chuyển, văn thư xin phép hội họp, văn thư xin phép mua vé máy bay... Toàn là văn thư chính thức mà Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn phải tuân theo, theo thể chế "Xin-Cho," dù sở hữu chủ của những gì mà chính quyền Cộng Sản "cho" hay "không cho" là thuộc Toà Tổng Giám Mục. Tiền bạc để trong ngân hàng chẵng hạn, muốn lấy đồng nào phải làm văn thư may ra mới được phép rút ra.  


Trước hết là phó bản của văn thư số 025/VP-76 ngày 25.3.1976 có chữ ký tay và con dấu của Đức Cha gửi Giám Đốc Ngân Hàng thành phố Hồ-Chí-Minh xin rút số tiền 6.900đ để trợ cấp sáu tháng (từ tháng 4 đến tháng 9) tiền "cơm nước thuốc men" cho 23 linh mục "già lão vạ̀nh hoạn."


image007


Văn thư và phó bản của các văn thư tôi có cũng cho biết Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn đã nhận được nhiều khoản tiền do nhiều nơi gửi tặng. Như tổ chức "Prado dans le monde" ở Lyon (Pháp) gửi tặng 8.042,46đ (phó bản văn thư ngày 14-6-1976), như "Phúc Dinh Trân" ở Mỹ gửi tặng 50 Mỹ kim (phó bản văn thư số 093/VP-76 ngày 4.8.1976, đổi ra tiền Việt thành 91,12đ và được thưởng thêm 23đ), như Toà Thánh Vatican gửi 4.524,35đ từ nhiều gia đình đóng góp (phó bản văn thư số 098/VP-77 ngày 31.5.1977), như LO-XY Xavier House ở Kowloon, Hong Kong giúp 5.000 tiền Hong Kong đổi thành 1,853.14đ tiền Việt (phó bản văn thư số 014/VP-78 ngày 13.1.1978). Đặc biệt, năm 1978 Toà Thánh Vatican trợ cấp một số tiền lớn là 39.160,80đ (phó bản văn thư số 048/VP-78 ngày 1.3.1978).


image008


Trong chế độ Cộng Sản, không sản xuất có nghĩa là "ăn bám" nên Toà Tổng cũng tích cực tăng gia sản xuất. Một bản chính Giấy Chứng Nhận có chữ ký tay và con dấu của linh mục Trần Thái Hiệp, Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Guise, 6 Đinh Tiên Hoàng Sài Gòn ngày 1.7.1976 xác nhận Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn đã trao cho tổ hợp Thống Nhất sản xuất vỏ xe đạp đặt tại Đại Chủng Viện 3.000đ tiền mới để mua sắm nguyên liệu sản xuất.


image009


Về việc đổi tiền, bản chính văn thư số 127/VP-78 có chữ ký tay và con dấu của Đức Cha ngày 19.6.1978 kêu nài việc xin rút thêm tiền như sau, nguyên văn, "... Toà Giám Mục chúng tôi trong kỳ đổi tiền ngày 3.5.1978 ̀a qua, đã được đổi theo hệ thống Phường 11 Quận 3, thành phố̀ Chí Minh, cơ quan tôn giáo chúng tôi được đổi tiền như hộ nhân dân -số người trong hộ là 5 người tức được số tiền ngay là 350đ (BA TRĂM NĂM MƯƠI ĐỒNG). Số tiền này cho phép chúng tôi sinh hoạt mấy hôm là́t..."


Thật khổ!


image010


Có lần về sinh hoạt phí, phó bản văn thư số 001/VP-79 ngày 2.1.1979 có chữ ký tay và con dấu của Đức Cha xin rút tiền để chi phí cho 5 mục, gồm chiêu đãi Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, chiêu đãi các linh mục, lương tháng 13 cho nhân viên, quà biếu những người phụ vụ Toà Tổng trong năm không có thù lao, và tiền phụ trội chợ trong dịp Tết. Kết quả theo ghi chú viết tay bằng bút nguyên tử mầu đỏ trên phó bản văn thư thì 2 mục "Lương tháng 13" và "Quà biếu người phục vụ không lương" đã bị bác. Riêng mục xin rút thêm tiền chợ dịp Tết không biết có được hay không vì trong phó bản văn thư để trống.


Xin xem phóng ảnh, thật tội!


image011


Về di chuyển và hội họp, phó bản văn thư số 003/VP-81 ngày 14.1.1981 có chữ ký tay và con dấu của Đức Cha xin phép Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh đi dự Hội Nghị Giám Mục tại Hà Nội. Phái đoàn gồm 3 người là Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình, Giám Mục Lê Phong Thuận (giáo phận Cần Thơ) và Giám mục Bùi Tuần (giáo phận Long Xuyên).


image012


Về chuyện cấm phòng thì phó bản văn thư số 078/VP-81 18.8.1981 gửi đủ nơi, gồm Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng tại Hà Nội, Ban Tôn Giáo Phủ Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng tại Hà Nội, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, và Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh.


Kèm theo là phó bản danh sách mười lăm (15) vị Giám Mục trong giáo tỉnh thành phố Hồ Chí Minh bao gồm Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình và Giám Mục Phạm Văn Nẫm (Tp HCM), Giám Mục Nguyễn Sơn Lâm (Đà Lạt), Giám Mục Huỳnh Văn Nghi  (Phan Thiết), Giám Mục Nguyễ̉n Văn Lãng và Nguyễn Minh Nhật (Xuân Lộc), Giám Mục Phạm Văn Thiên  (Phú Cường), Giám Mục Trần Văn Thiện và Nguyễn Văn Nam  (Mỹ Tho), Giám mục Nguyễn Văn Mầu và Nguyễn Văn Diệp (Vĩnh Long), Giám Mục Nguyễn Ngọc Quang và Lê Phong Thuận  (Cần Thơ), Giám Mục Nguyễn Khắc Ngữ và Bùi Tuần (Long Xuyên).


Văn thư lời lẽ cực kỳ lễ phép, nguyên văn: "... Năm nay, các giám mục trong giáo tỉnh Tp. Hồ Chí Minh cũng ước ao được gặp nhau như năm rồi... Trong thời gian các Giám mục cấm phòng, tôi ước muốn được tiếp đón một lần đại diện Chính quyền, để các Giám mục được  nghe Chính quyền nói về tình hình đất nước... Tôi tin rằng những cuộc gặp gỡ như thế sẽ mang lại cho các Giám mục một sự nhất trí hơn trong thái độ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước..."


Nội dung văn thư như thế rất ứng hợp với thân phận "đầu hàng vô điều kiện" mà viên đại tướng họ Dương đã công bố sáng ngày 30.4.1975, tức đã hơn sáu (6) năm trước đó!


image013


Cuối cùng là bản chính của văn thư số 038/VP-88 ngày 10.6.1988 xin đăng ký mua 2 vé máy bay để Tổng Giám Mục Sài Gòn và Giám Mục phụ tá Phạm Văn Nẫm đi Đà Nẵng tham dự lễ an táng cố Tổng Giám Mục Huế Nguyễn Kim Điền. Góc phải phía trên văn thư có ghi chú chữ viết tay được 5 vé đi Đà Nẵng ngày 13.6.1988 (5 vé DAN 13.06...) nghĩa là được chính quyền Cộng Sản ưu ái chiếu cố cho thêm người đi dự tang lễ chăng?!


image014


TRẦN ANH TUẤN


Tháng 5.2019
10 Tháng Hai 2014(Xem: 17814)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16301)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17683)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19535)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17275)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15849)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17980)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17073)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18592)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23243)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20686)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20117)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18939)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18722)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17031)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26292)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17482)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22686)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21519)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.