Nhận diện Lịch sử

01 Tháng Năm 20198:35 CH(Xem: 11342)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ TƯ  01 MAY 2019


image022

Nhận diện Lịch sử


Đào Như


 image023


Trong một buổi sáng vào ngày này tháng này năm 1975 Trung Tá bác Sỹ Hoàng Như Tùng, bệnh viện trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản-Cần Thơ, mặc đồ dân sự, trong tư thế quân phong, đưa tay lên chào vĩnh biệt Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV, Vùng 4 Chiến Thuật trước sự kinh ngạc của một nhóm sĩ quan cấp cao của bộ đội cộng sản vì sự dũng cảm của bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng. Một sỹ quan bộ đội cộng sản mang quân hàm thiếu tá tiến đến và yêu cầu bác sỹ Tùng nhận diện tướng Nguyễn Khoa Nam.


 Viên thiếu tá bộ đội cộng sản, cúi xuống, nghiêm chỉnh dỡ vành khăng trắng che mặt Tướng Nguyễn Khoa Nam. Gương mặt Tướng Nguyễn Khoa Nam hiện ra trông hiên ngang lạ thường: cầm dưới của ông ngẩng lên cao, Tướng Nam mặc nguyên bộ đồ trận còn thẳng nếp, với cầu vai mang đủ phù hiêu cấp tướng của Quân Đội Viêt Nam Công Hòa, trên ngưc trái vẫn giữ nguyên Bảo Quốc Huân Chương, Anh Dũng Bội Tinh, cùng nhiều huy chương Quân sự, Dân sự và nước ngoài. Hai chân của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam vẫn nguyên đôi giầy trận.


 Bác sỹ Hoàng Như Tùng bậm môi, vai run khi cúi xuống ký biên bản nhân diện Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Tên Thiếu tá bộ đội cộng sản, trong tư thế nghiêm trang, đưa tay nhận bản nhận diện từ tay bác sỹ Hoàng Như Tùng.


Sau một hồi trao đổi rất ngắn với tên Thiếu Tá bộ đội cộng sản, bác sỹ Hoàng Như Tùng đưa ra lời yêu cầu: Xin chính phủ cách mạng mai táng Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam trong quan tài theo đúng nghi cách. Tên thiếu tá bộ đội cộng sản nghiêm túc đáp lại: chúng tôi xin ghi nhận lòi yêu cầu của bác sĩ và sẽ chuyển lên cấp trên. Hy vong lời yêu cầu của bác sĩ sẽ được chuẩn thuận.


Chợt một chiến binh công sản, trông chừng 17, 18 tuổi, đội nón tai bèo, mang súng AK, tiến đến đá vào đôi giầy trận của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam và nói to bằng giọng Băc Kỳ: tên ngụy quân này chỉ xứng đáng chôn truồng. Câu phát biểu của anh ta rơi vào khoảng không, không được một sĩ quan cách mang nào chú ý, vì họ đang bận quan tâm đến lời yêu cầu của bác sĩ Hoàng Như Tùng.


Vào khoảng mấy tháng sau, trong một buổi giao ban của khoa ngoại của binh viên Đa khoa Hâu Giang, Bác sĩ cách mạng Nguyễn Văn Ngôn, bác sĩ trưởng đầu ngành khoa ngoại của binh viện,  lên tiếng ca ngợi sự tuẫn tiết của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, người biết bảo vệ sinh mang các Chiến sĩ Viêt Nam và đồng bào. Đáp lại sự tuẫn tiết của ông, bác sĩ Nguyên văn Ngôn cho biết Nhà nước cách mạng đã mai táng ông trong quan tài rất chu đáo.


Lạ thay, sau lần phát biểu này, bác sĩ Nguyễn Văn Ngôn bị đảng ủy của bịnh viện yêu cầu viết bài tự phê  và kiểm điểm vì bác sĩ Ngôn đã tiết lộ môt điều cấm kị mà chinh phủ cách mạng không muốn cho dân chúng hay biết về việc Tướng Nguyễn Khoa Nam được chính phủ cách mạng mai táng trong quan tài. Việc đảng ủy của bịnh viện kiểm điểm bác sĩ Nguyễn Văn Ngôn phản ảnh bộ mặt thật của chuyên chính vô sản. Chế độ cộng sản luôn nắm giữ độc tài sự thật lịch sử, để sau đó họ có thể bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử chỉ vì lợi ích của đảng cộng sản.


Trong một buổi họp Điều Trị Tâm Thần Tâp Thể (Group Therapy) tai Chicago vào năm 1996, Trung tá Lâm Quang Bạch, Trưởng phòng Chiến Tranh Chính trị Quân Đoàn 4, Quân Khu 4, Vùng 4, sĩ quan tham mưu của tướng Nguyễn Khoa Nam, đã miêu tả sự tuẫn tiết của tướng Nguyễn Khoa Nam qua một tư liệu của ông viết riêng về Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, một vị chỉ huy trưc tiếp của ông. Trung tá Lâm Quang Bạch kể như sau tại buổi họp điều trị tâm thần tâp thể hôm đó:


   “ Tình hình chiến sự thuộc lãnh thổ Quân Khu 4 vào những ngày cuối tháng Tư bảy lăm nói chung và thành phố Cần Thơ nơi đăt bản doanh Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 4, Quân Khu 4, Vùng 4, nói riêng tương đối yên tỉnh so với tình hình các tỉnh miền Đông thuộc Quân Khu 3 và Biệt khu Thủ đô, nơi đặt bản doanh  của Chính phủ Trung Ương Saigon. Nhất là sau vụ Tướng Nguyễn Khoa Nam đích thân chỉ huy các đơn vị thống thuộc đánh bại và vô hiệu hóa hoàn toàn hỏa lực của Trung Đoàn Chủ Lực Miền”Hậu Giang” của cộng sản khi Trung Đoàn này xâm nhập và tiến sát vào vòng đai phòng thủ của phi trường quân sự Trà Nóc-Cần Thơ


    Sáng ngày 29-4-75 Bộ Tư Lênh Quân Đoàn 4 triệu tập một cuộc họp quan trọng để duyêt xét lại tình hình và ra phương án phản công mới, dưới sự chủ tọa của của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân Đoàn 4, Quân Khu 4. Thành phần tham dự buổi họp gồm có: Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó, Tham Mưu Trưởng, Tham Mưu Phó, các sĩ quan Trưởng Phòng trong bộ tham mưu của Quân Đoàn 4, ngoại trừ hai sỹ quan cao cấp của Quân Đoàn, một cấp Chuẩn Tướng Tham Mưu Trưởng và một cấp Đại Tá Trưởng Phòng 2-Quân Đội đã tẩu thoát ra nước ngoài là không tham dự phiên họp này. Cuộc họp tuy ngắn nhưng trang nghiêm và hết sức nghiêm trọng. Các Đơn vị trong Quân Đoàn 4 thề “Kiên quyết và đoàn kết sau lưng vị Tư Lệnh và chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, tử thủ Vùng 4 ”…


Sáng ngày 30-4-75 vào lúc 10:25  Tổng THống Dương Văn Minh lên đài phát thanh Saigon kêu gọi toàn thể quân đội và các tướng lãnh chỉ huy các Quân Đoàn, Sư Đoàn trên toàn lãnh thổ miền Nam, phải buông vũ khí, ngưng chiến đấu và chờ bàn giao cho chính quyền cách mạng. Thế là một quân đoàn hùng mạnh như Quân Đoàn 4, tới giờ phút này vẫn nắm vững tay súng, chủ động trên mọi tư thế chiến đấu  và phản công, đang giữ vững miền châu thổ sông Cửu Long, sắp phải tan rã.


Tướng Nguyễn Khoa Nam, một quân nhân chuyên nghiệp, ông phải tuân mệnh lệnh thượng cấp, nhất là vị thượng cấp này là Tổng thống Dương Văn Minh, Tổng Tư Lệnh  Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa., vị chỉ huy trực tiếp của ông.


 Một số sỹ quan phục vụ trong Bộ Tham Mưu, của Quân Đoàn 4, kể cả tôi, quá chán nãn tự rời bỏ đơn vị , về sum họp với gia đình và chờ ngày vào tù. Một số khác tìm đường tẩu thoát ra nước ngoài, vì họ sợ công sản trả thù. Trong bối cảnh này chỉ còn lại một mình Thiếu Tướng Nguyễn KHoa Nam, Tư Lệnh và Thiếu Tướng Lê Văn Hưng Tư Lệnh Phó, và một số sĩ quan thân cận ở lại doanh trại của Bộ Tư Lệnh  của Quân Đoàn


 Tướng Nguyễn Khoa Nam, một tướng lãnh ưu tú, sống độc thân, ăn trường chay, thanh bạch, một đời ông cống hiến cho binh nghiệp, tận tụy với quân đội.


Chiều ngày 30 tháng Tư 75, cộng sản đưa người của họ là Tám Thạch, mang quân hàm thiếu tá trung đoàn trưởng, qua trung gian của Nguyễn Khoa Lai, em thúc bá của Tướng Nam, Thiếu tá bác sĩ Quân Đội Viêt Nam Công Hòa và đai úy bác sĩ Đoàn Văn Tựu, y sỹ trưởng Tiểu đoàn 40, Chiến Tranh Chính Trị, hiện trú đóng tại Bình Thủy, Cần Thơ, vào tiếp xúc với Tướng Nam tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 đồn trú trên đai lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ. Nội dung cuôc tiếp xúc cấp nhỏ như chúng tôi không ai được biết ngoai trừ Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lênh Phó được Tướng Tư Lệnh bàn bạc và thông báo riêng. Thiếu Tướng Hưng trở về tư dinh và tự sát sau đó.


Sau khi cân nhắc mọi hậu quả có thể xảy đến cho đồng bào và chiến sĩ trong vùng lãnh thổ, Tướng Hưng và Tướng Nguyễn Khoa Nam tuần tự đi đến quyết định tuẫn tiết.


Sự tuẫn tiết của hai vị Tương Lãnh, Tư Lênh và Tư Lệnh Phó của chúng ta, Tướng Nguyễn Khoa Nam và Tướng Lê Văn Hưng là những quyết định kiên cường và dũng cảm mãi mãi được tuyên dương và ghi công, đời đời được lịch sử soi sáng “ … (*)


Hôm nay ngày 1 tháng 5 năm 2019, đúng sau 44 năm Tướng Nguyễn Khoa Nam tuẫn tiết tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, Quân Khu 4, Vùng 4 Chiến Thuật, tại Cần Thơ, tôi mạo muội ghi lại những điểm son của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trong giai đoạn lịch sử khốc liêt này, với hy vọng 100 năm, 200 năm sau sẽ có sử gia nào đó có đủ can đảm và khả năng nghiêng mình xuống tim hiểu viết lại trung thực những hồi bi tráng này của lich sử dân tôc ta./.


Đào Như


Bác sĩ Đào Trọng Thể


Chicago-Sáng ngày 1 tháng 5 năm 2019


Đúng 44 năm sau ngày Tướng Nguyễn Khoa Nam tuẫn tiết.


(*) Đây là nguyên văn bức thư  của Trung Tá Lâm Quang Bạch đưa cho tác giả sau buổi điều trị tâm thần tập thể (Group Therapy) hôm ấy.


 image024

Những vị tướng tuẫn tiết theo thành

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19246)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17618)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18834)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22734)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18719)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20833)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21971)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22166)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19657)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20385)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19536)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24348)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23503)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.