Việt Nam và bàn cờ chiến lược Biển Đông

08 Tháng Tư 20196:19 CH(Xem: 9592)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ HAI 08 APRIL 2019


Việt Nam và bàn cờ chiến lược Biển Đông


Nguyễn Quang Dy


06:52 01/04/19


 (GDVN) - Để đảm bảo hòa bình và ổn định tại Biển Đông, Việt Nam và ASEAN cần có tiếng nói cứng rắn hơn và có hành động chung hiệu quả hơn trong quá trình đàm phán COC.


 “Ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị Châu Á và ai thống trị Châu Á sẽ thống trị thế giới”. (He who controls the East and South China Seas, dominates Asia; and he who dominates this region, commands the world) - Harold Mackinder - đó là kết luận của Alexander Vuving trong bài Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông, Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016.


Theo Bill Hayton, “Biển Đông là mắt xích sống còn của ‘giao thương toàn cầu’ (global commons), nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Vịnh Ba Tư và Châu Âu.


Lúc này, cùng với Biển Hoa Đông, Biển Đông là vùng biển tranh chấp nhiều nhất thế giới và một trong những lý do chính gây lo ngại về ý đồ của Trung Quốc”. (The South China Sea: The Struggle for Power in Asia, Bill Hayton, Yale University Press, 2014). 


Theo Robert Kaplan, “Châu Âu là phong cảnh; Đông Á là hải cảnh” (Europe is a landscape; East Asia a seascape).


Theo Kaplan, Biển Đông đối với Trung Quốc cũng như Biển Caribbean đối với Mỹ, nên hai nước này dễ sa vào “bẫy Thucydides” như trong cuốn Destined for War: Can America and China escape Thucydides’s trap, Graham Allison, Harcourt, 2017.


“Tại đây có sự khác biệt căn bản giữa thế kỷ hai mươi và hai mốt” (Therein lies a crucial difference between the twentieth and twenty-first centuries). (Asia's Cauldron: The South China Sea and the End of a Stable Pacific, Robert Kaplan, Random House, 2014).


Câu chuyện Biển Đông


Từ khi Donald Trump vào Nhà Trắng, bàn cờ chiến lược thế giới đã đảo lộn, nhất là quan hệ Mỹ-Trung.


image001

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. (Ảnh minh họa: AP)


Từ 15/8/2017, Robert Lighthizer (USTR) đã điều tra Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (theo “điều khoản 301”), làm tiền đề cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.


Từ đầu năm 2018, chính quyền Trump đã chính thức triển khai Chiến lược An ninh quốc gia và Chiến lược Quốc phòng mới, điều chỉnh chiến lược, coi Trung Quốc là mối đe dọa chính và đối thủ chiến lược số một của Mỹ.


Ngân sách quốc phòng Mỹ đã tăng lên, tập trận và tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông cũng tăng cường. Tám nước đồng minh phương Tây đã điều chiến hạm đến Biển Đông để tham gia với Mỹ.


Năm 2018, Mỹ đã hủy lời mời Trung Quốc tham dự tập trận “RIMPAC 2018” trong khi mời Việt Nam, như một bước điều chỉnh chiến lược.


Trong năm 2018, James Mattis đã thăm Việt Nam hai lần. Lần đầu ông đến Hà Nội (24-25/1/2018) trước khi điều tàu sân bay USS Carl Vinson đến thăm Đà Nẵng (5-7/3/2018).


Lần thứ hai, ông đến Biên Hòa (16/10/2018), trong khi quan hệ Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng vì cuộc chiến thương mại.


image002

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, ảnh: China's Hegemony.


Tại bán đảo Triều Tiên, quan hệ liên Triều đã được cải thiện và quan hệ Mỹ-Triều đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, với triển vọng hòa hoãn và “phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”.    


Khi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tại Bắc Kinh (26-28/6/2018), Tập Cận Bình đã nói: “Chúng tôi không thể để mất dù chỉ một tấc đất lãnh thổ do tổ tiên để lại” (We cannot lose even one inch of the territory left behind by our ancestors).


Câu đó lẽ ra là của người Việt Nam nói với người Trung Quốc mới đúng. Theo Reuters (June 29, 2018) câu nói đó bộc lộ thực trạng quan hệ Mỹ-Trung hiện nay.


Gần đây, Lầu Năm Góc không muốn Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa Biển Đông, một đầu mối giao thông đường biển cốt yếu cho thương mại quốc tế.


Còn Bắc Kinh nghi ngờ ý đồ của Mỹ đối với Đài Loan (được Mỹ trang bị F-16V Viper) trong khi Bắc Kinh coi Đài Loan là “một phần lãnh thổ Trung Quốc” (như “một nước Trung Hoa”).


Trong bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung và chiến tranh thương mại kéo dài, với những diễn biến phức tạp và khó lường, Việt Nam và ASEAN cần cải cách thể chế để tháo gỡ các ách tắc hiện nay, nhằm ứng phó hiệu quả hơn trước các thách thức mới trong quan hệ quốc tế.


Để đảm bảo hòa bình và ổn định tại Biển Đông, Việt Nam và ASEAN cần có tiếng nói cứng rắn hơn và có hành động chung hiệu quả hơn trong quá trình đàm phán COC, cũng như cố gắng để tháo gỡ những ách tắc về kinh tế và chính trị trong nước hay trong an ninh khu vực.  


Yếu tố Trung Quốc


Trung Quốc đã trỗi dậy, trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất trong khu vực Châu Á. Tập Cận Bình đã củng được cố quyền lực tuyệt đối (trong nước) đạt được những kỳ tích khó phủ nhận.


Về tổ chức, tháng 3/2018 Quốc Hội Trung Quốc đã bỏ quy định trong hiến pháp, giới hạn hai nhiệm kỳ của chủ tịch nước, để Tập Cận Bình tiếp tục nắm ba chức vụ cao nhất (là tổng bí thư, chủ tịch nước, và chủ tịch quân ủy trung ương) ít nhất đến năm 2027 (nếu không phải lâu hơn).


Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình cũng tiếp tục gia tăng: với 621.000 quan chức bị trừng phạt năm 2018, so với 527.000 người năm 2017. (The Third Revolution: Xi Jinping and the New Chinese State, Elizabeth Economy, Oxford University Press, 2018).  


Tập Cận Bình là một nhà cải cách, nhưng cuộc “cách mạng lần thứ ba” của ông đang làm đảo ngược cuộc “cách mạng lần thứ hai” của Đặng Tiểu Bình, khác với mô hình cải cách của Đặng.


Về đối nội, Tập Cận Bình đã điều chỉnh cơ cấu quyền lực khác với quan điểm của Đặng Tiểu Bình về “lãnh đạo tập thể” dựa trên sự đồng thuận (consensus).


Về đối ngoại, ông đã bỏ chính sách ngoại giao khiêm nhường (low profile) của Đặng, thay bằng chính sách ngoại giao tham vọng và tốn kém hơn. Nói cách khác, Tập Cận Bình đang “trở về tương lai” của Maoism.


image003

Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại APEC 2017 Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: Getty.


Khi còn đang học tại ANU và nghiên cứu về Trung Quốc (vào cuối thập niên 1970) có lần tôi nghe Giáo sư Wang Gungwu nói “Cách mạng Văn hóa để lại những quả bom nổ chậm”. Lúc đó tôi chưa hiểu, bây giờ mới hiểu rõ.


Quá khứ tiếp tục đè nặng lên tâm trạng người Trung Quốc như những tảng đá, và ám ảnh tâm thức họ như những bóng ma.


Trong lịch sử, dân tộc nào cũng có bi kịch của mình, nhưng bi kịch của người Trung Quốc quá lớn. Người Trung Quốc tuy đã lập được kỳ tích phát triển đất nước, nhưng quá khứ vẫn ám ảnh họ.   


Trong nước, Bắc Kinh đang tăng cường kiểm soát bằng “hệ thống tín nhiệm xã hội” (socoal credit system), vì họ sợ nhân dân (sợ hãi là một não trạng).


Ngoài nước, họ đã áp đặt “đường lưỡi bò” tại Biển Đông để bắt nạt các nước láng giềng và tìm cách kiểm soát Biển Đông như “cái ao riêng của mình”, bất chấp luật quốc tế và phán quyết của PCA.


Họ đã tranh thủ thay đổi thực địa và quân sự hóa 7 thực thể tại Biển Đông thành các cứ điểm quân sự như “chuyện đã rồi”.


Họ muốn làm vô hiệu hóa các hoạt động tập trận và tuần tra FONOP, nhằm gạt Mỹ và đồng minh phương Tây ra khỏi Biển Đông.


Họ tăng cường phân hóa làm suy yếu ASEAN bằng “chia để trị”, nhằm thao túng đàm phán COC và để “cùng khai thác” dầu khí…       


Đối tác chiến lược


Biển Đông đã trở thành “thùng thuốc súng” (powder keg) và “tiêu điểm” (centrepiece) trong bàn cờ chiến lược Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc.


Gần đây, Việt Nam có quan điểm cứng rắn hơn đối với COC, ủng hộ tàu chiến và máy bay Mỹ “đi qua vô hại” tại Biển Đông.


Hạm đội 7 của Mỹ tại Thái Bình Dương có thể vào Biển Đông để áp sát các đảo tại Trường Sa và Hoàng Sa mà Trung Quốc đã bồi đắp và quân sự hóa bất hợp pháp.


Đây là một bước tăng cường hợp tác chiến lược Mỹ-Việt, đề phòng Trung Quốc tuyên bố “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) và tăng cường hệ thống “chống tiếp cận/chống xâm nhập” (A2/AD) tại khu vực này.        


Ngày 5-9/3/2018, tàu sân bay USS Carl Vinson đã đến Đà Nẵng trong một chuyến thăm nhằm tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai nước và hỗ trợ kế hoạch triển khai một dự án hợp tác chung.


Sắp tới, khi Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ, hy vọng hai bên sẽ ký một “hiệp ước tương trợ quốc phòng” (như Mỹ đã từng ký với Philippines), hoặc ký một bản ghi nhớ (MOU) để xúc tiến việc đó, với định hướng nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược.


Ngày 11/10/2018, sau khi John Bolton tuyên bố Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí tại Biển Đông “dù có Trung Quốc hay không”, hãng ExxonMobil đã trở lại dự án lọc dầu Bình Sơn để triển khai hợp đồng FEED (tư vấn thiết kế tổng thể) cho dự án hợp tác chung.


image004

Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson trong chuyến công du Đà Nẵng, ảnh: sfgate.com


Dự kiến Việt Nam có thể thu được 60 tỷ USD từ dự án này, lớn gấp 3 lần so với dự kiến trước đó (là 20 tỷ USD).


Ngày 25-27/6/2018, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã sang thăm Mỹ và chuyển cho phía Mỹ một thông điệp quan trọng là Việt Nam cải cách sẽ có lợi cho Mỹ.


Nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chưa triển khai cải cách thể chế (vòng hai) và cũng chưa thể khẳng định cải cách thể chế toàn diện sắp diễn ra như khuyến nghị của báo cáo “Việt Nam 2035”.


Nhưng trong dịp họp thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội (27-28/2/2019), Tổng thống Donald Trump đã trực tiếp mời Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ.


Tầm quan trọng của chuyến thăm chính thức này không còn là gặp nhau trong phòng bầu dục (một cách tượng trưng như trước) mà nhằm nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt thành đối tác chiến lược (một cách thực chất).   


Trong bối cảnh đó, cá nhân người viết cho rằng, sẽ là một sai lầm chiến lược nếu Việt Nam vay vốn Trung Quốc và chấp nhận để nhà thầu Trung Quốc (China Pacific Construction Group) làm dự án đường cao tốc Bắc-Nam (như dư luận đang lo ngại).


Theo nguồn báo chí, đại diện CPCG đã được Bộ Giao thông Vận tải tiếp và trao đổi về khả năng tham gia dự án này. Dư luận chung phản đối vì mấy lý do.


Thứ nhất, dự án này rất nhạy cảm vì liên quan đến an ninh quốc gia.


Thứ hai, nó liên quan đến sáng kiến “Vành đai và Con đường” và “bẫy nợ” của Trung Quốc (mà ông Mahathir đã chỉ trích là “chủ nghĩa thực dân mới”).


Thứ ba, phương án vay vốn Trung Quốc và chọn nhà thầu EPC của họ đầy rủi ro (như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cảnh báo).


Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông là một bài học về đội vốn, chất lượng tồi, và chậm tiến độ.


Thứ tư, Mỹ đã lập ra IDFC (International Development Finance Corporation) để cung cấp tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án về hạ tầng cơ sở trong khu vực (để cạnh tranh với BRI của Trung Quốc).  


Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp và khó lường, quan hệ Mỹ-Trung vừa đối đầu vừa đối thoại, sẽ tác động càng lớn đến Việt Nam và Biển Đông.


Cuộc điều tra của Robert Mueller đã kết thúc và kết luận Donald Trump không cấu kết với Nga trong chiến dịch tranh cử, là một thắng lợi của Donald Trump trước khi gặp Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago. Vì vậy, đồng thuận chống lại Trung Quốc càng mạnh trong Chính quyền và Quốc hội Mỹ.   


Trong bối cảnh kinh tế và chính trị hiện nay, Việt Nam cần triển khai nghị quyết 36-NQ/TW (do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký 22/10/2018) về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam cần tạo ra một bước đột phá mới về chiến lược để điều chỉnh quan hệ nước lớn với Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông.


Đồng thời, Việt Nam cần tạo ra một bước đột phá mới về thể chế, nhằm tháo gỡ ách tắc hiện nay để tạo ra nguồn lực mới cho phát triển bền vững, và đối phó hiệu quả hơn với các thách thức khó lường. 


Nguyễn Quang Dy
17 Tháng Ba 2015(Xem: 16985)
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ. "Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên. Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16248)
Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius, tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp với toàn thể giảng viên và sinh viên thuộc viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6 tháng 3-2015. Trong dịp này, đại sứ Ted Osius nêu ra 3 chủ điểm của cột mốc lịch sử -20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, gồm có:
10 Tháng Ba 2015(Xem: 18738)
Phát biểu quan trọng của Đại sứ Mỹ Ted Osious tại Đại học Quốc gia Hà Nội "Điều đó cho thấy rằng có vẻ như là ông Ted Osius không chỉ nắm được lịch trình của đoàn Việt Nam, sắp tới ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, ông Quang và có thể cả những chính sách nữa đi Mỹ, mà còn có thể dự đoán được kết quả của chuyến đi đó thành công như thế nào và thành công ở mức độ nào".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 17824)
Rà soát lại hồ sơ cá nhân của ông Kim cho thấy rằng năm 2010 ông Kim đã có một lần tấn công Đại sư Nhật tại Seoul cũng vì chung một chủ đề Thống Nhất Triều Tiên. Ông Kim Young Man, ngưòi phát ngôn của Hội Đồng Hòa Giải và Hợp Tác Thống Nhất Triều Tiên, cũng là đơn vị đã tổ chức mời ông Đại sứ Lippert đến thuyết trình, cũng đã lên tiếng xin lỗi về tình trạng mất an ninh tại sự kiện này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 24317)
Ngày 28/10 năm 2014, trong chuyến công du Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ ngồi xếp bằng, tay đeo tràng hạt, cung kính chắp tay lạy Phật như một Phật tử thuần thành xuất hiện khắp trên các tờ báo lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa thấy ai đặt vấn đề liệu hành vi trên của ông có mâu thuẫn với việc ông phủ nhận có theo bất kỳ tôn giáo nào trong các bản khai lý lịch của mình.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21502)
Mở đầu bài viết “Tản Mạn Chuyện Đổi Mới Sáng Tạo” đăng tải trên báo Tia Sáng hôm 10-2-15, GS Hoàng Tụy viết: “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi của đất nước, chúng ta hay dùng từ lạc hậu hay tụt hậu, nhưng tôi để phản ảnh đúng hơn thực chất phải nói ta đang trì trệ trong tụt hậu.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 40442)
CDQL có thể là thuộc phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì nó rất có lợi cho ông. Đây là nhận định của rất nhiều người. CDQL phục vụ khá rõ cho ý đồ và tham vọng của ông Dũng nhằm chức Tổng Bí thư, thậm chí kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước (như tại Trung Quốc) tại Đại Hội XII tới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 17765)
Với vô vàn cố gắng của hơn 3 năm 6 tháng, trang mạng CDQL hôm 25-1-15 qua bài viết ”MŨI THUYỀN XẺ SÓNG–MŨI CÀ MAU”, đã tung ra trận đánh lớn chống lại Đảng Cộng Sản ViệtNam-ĐCSVN- một cách khốc liệt không khoan nhượng với ý chí loại trừ tận gốc rễ ảnh hưởng của ĐCS trong xã hội Việt Nam.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 17272)
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại đã Tuyên Bố Độc Lập cho Việt Nam, bãi bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp:“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…” Đến ngày 17-4-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân vào 2 ngày sau đó.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16435)
Điếu Cày: Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng với thời gian, cả Washington lẫn Hà Nội đều theo đuổi một quan hệ gần gũi nhau hơn trên nhiều phương diện, và dần dần đã chuyển dịch từ thế đối địch sang đối tác.
26 Tháng Giêng 2015(Xem: 16976)
Ngày này, 27/1, cách đây 42 năm, Ngoại-trưởng William P. Rogers của Mỹ và ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ-trưởng Ngoại-giao Hà-nội, đặt bút xuống ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.” Bên cạnh chữ ký của ông Rogers là chữ ký của Tổng-trưởng Ngoại-giao VNCH Trần Văn Lắm và bên cạnh chữ ký của Nguyễn Duy Trinh là chữ ký của bà Nguyễn Thị Bình, Bộ-trưởng Ngoại-giao của cái gọi là “Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.”
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17844)
TT Obama: Qua sự cố 9/11, nước Mỹ bị cuốn hút trong hai cuộc chiến Iraq, Afghanistan lôi theo những năm khủng hoảng suy trầm kinh tế và tư tưởng. Hôm nay bóng đen suy trầm và khủng hoảng ấy không còn nữa. Đêm nay lịch sử Mỹ đã sang trang
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 20051)
TBT Nguyễn Phú Trọng:“Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà Nước ta…” TT Nguyễn Tấn ũng: hiện nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm…Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem thông tin…Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí…”
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 19331)
"Phần lớn những người dân Đà Nẵng tôi biết là người nghèo, ... họ thương, cám ơn Bá Thanh lắm.". "Cán bộ nể trọng ông Thanh là người quyết đoán, nhưng những người không thích thì nói Bá Thanh bao sân."
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 19195)
Tại sao người Việt Nam chúng ta lại chống? Lý do chính là vì không người Việt nào tin Cộng Sản Trung Quốc. Chính tuần báo Anh quốc The Economist cũng nhận xét rằng Viện Khổng Tử là một “cơ quan nhà nước” cho nên nó sẽ đóng vai thi hành các chủ trương của Cộng Sản Trung Quốc.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 18666)
Một trong những tạp chí hàng đầu ở Hoa Kỳ là tuần báo TIME có truyền thống phát hành một ấn bản đặc biệt vào cuối năm với hình bìa và cũng là chủ đề cho số này, nhấn mạnh đến một nhân vật đặc biệt nhất trong năm: Person Of The Year.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 21421)
Năm 1989, trước tình trạng Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô khủng hỏang tòan diện, đảng Cộng sản giao nhiệm vụ tìm hiểu về “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” cho Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách. Qua nghiên cứu thực tế ông Bách đã kết luận Việt Nam cần phải tìm một hướng đi riêng và cần nhịp nhàng đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị: “Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20130)
Điều này chỉ cho thấy rằng: Phục hưng con đường tơ lụa có nghĩa là các nhà lãnh đạo kinh tế Bắc Kinh đang triển khai một phương án mới trong chính sách tiếp cận thị trường từ Á sang Âu và Phi, đẩy lùi hoặc tước đoạt ảnh hưởng cố cựu của các quốc gia tư bản cũ như Pháp, Anh, Bỉ, Ý, Nhật và Mỹ…
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19779)
Tại Little Havana ở Florida, nơi tập trung đông cư dân gốc Cuba kiên trì chống chế độ của Fidel Castro từ nửa thế kỉ qua, nhiều người lớn tuổi cho rằng Tổng thống Obama phản bội họ và bày tỏ sự bực tức cao độ. Còn người trẻ cho rằng đã đến lúc cần có quan hệ hai nước. Nhớ lại thời điểm tháng 7-1995, khi Hoa Kỳ quyết định nối lại bang giao với Việt Nam, Little Saigon ở California cũng ồn ào chống đối như thế.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20766)
Báo Anh tuần qua viết về Cuba và ba nhân vật liên quan đến dòng Tên (Jesuits). Ông Fidel Castro và người bạn lớn của Cuba, nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marquez đều từng học trong trường do các giáo sỹ Jesuits dạy...Thậm chí, không phải tình cờ mà cả hai ông Barack Obama và Raul Castro đều chọn ngày sinh nhật 78 của Giáo hoàng đầu tiên người Nam Mỹ để công bố tin thay đổi ngoại giao.