Đào Như: Tương lai hình thành COC ở Biển Đông

24 Tháng Giêng 201911:10 CH(Xem: 10186)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ SÁU 25 JAN 2019


TƯƠNG LAI HÌNH THÀNH BỘ QUI TẮC ỨNG XỬ Ở BIỂN ĐÔNG COC (Code Of Conduct)


image006


Tác giả Đào Như


Hôm 18/1/2019 tại Hội Nghị Thâu Hẹp Bộ Trưởng Ngoại Giao ASEAN-AMM Retreat-tại ChiangMai-ThaiLan, Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Ngoại Giao Viêt Nam, ông Phạm Bình Minh lên tiếng kêu gọi các nước ASEAN: ”Tình hình thực địa Biển Đông vẫn diến biến phức tạp, hoạt động quân sự hóa tiếp tục gia tăng- đề nghị ASEAN duy trì đoàn kết, tiếng nói chung, nỗ lực đóng góp cho hòa bình, ổn định và an ninh khu vực trên cơ sở đă nhất trí, trong đó có tự kiềm chế và không quân sự hóa Biển Đông, thực hiện đầy đủ, hiệu quả của bản Tuyên Bố Về Ứng Xử Của Các Bên ở Biên Đông-DOC- (Declaration Of Conduct)- và phấn đấu đạt bộ Qui Tắc Ưng Xử ở Biển Đông-COC- (Code Of Conduct)-hiêu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế-Công Ước LHQ về luật biển năm 1982http://baoquocte.vn/hoi-nghi-hep-bo-truong-ngoai-giao-asean-amm-retreat-85848.html


     Đây không phải lần đầu tiên Bộ Qui Tắc Ưng xử tại Biển Đông-COC được nhắc nhở đến. Tại Hội Nghị Bộ Trưởng Ngoai giao ASEAN-Trung Quốc -(AMM-TQ)- tại Manila-Philippines hôm 7-8-2017, đã chính thức  thông qua ‘Khung’ của Bộ Qui Tắc Ưng Xử tại Biển Đông-COC- đúng sau 15 năm kể từ ngày ký kết Tuyên bố Ứng xử các bên tại Biển Đông-DOC-tháng 11-2002. Bước đi này được các quan chức TQ và ASEAN ca ngợi như một dấu mốc quan trọng, môt bước đột phá trong việc giảm thiểu những căng thẳng gây ra bởi những tuyên bố chủ quyền chồng lấn trong khu vực. Văn bản ‘Khung’ sẽ là nền tảng cho viêc tham vấn xây dựng COC. Măc dầu những điều lệ và nội dung của ‘khung’ chưa ai đươc biết gồm có những gì? Ai hình thành ‘Khung’? ASEAN hay là TQ? Theo tinh thần của buổi họp, hinh như Bắc Kinh đơn phương hình thành “Khung”?


     Trong khi đó Tác giả Nguyễn Đăng Thắng, Chuyên viên Khoa Luât Quốc Tế, Hoc Viện Ngoại Giao Viêt Nam, trong bài tham luận về COC đã lên tiếng đòi xét lại ba tính chất ban đầu của COC:


 1- Tinh chất của COC?  Tác giả Nguyễn Đăng Thắng nêu lên câu hỏi, COC là điều ước quốc tế, có tinh cách ràng buộc, hay COC chỉ là văn kiện chinh trị?


2- COC sẽ được đàm phán giữa một bên là ASEAN và bên kia là TQ? Hay là đây chỉ là cuộc đầm phán giữa 11 nước? (10 nuớc ASEAN+1TQ)- Nói cụ thể hơn, theo quan điểm của ASEAN, COC sẽ là văn kiện đàm phán và thông qua giữa một bên là ASEAN như là một khối và bên kia là TQ. Trong khi đó, hinh như TQ vẫn duy trì, bám víu quan điểm COC là văn kiện được ký kết giữa 11 nước (gốm 10 nước ASEAN và 1TQ).  Quan điểm ASEAN là một khối, trong việc đàm phán về COC, ASEAN có đầy đủ Pháp lý, Chính trị Thưc tiễn


- Về Pháp Lý: Hiến Chương ASEAN có hiệu lực vào năm 2008 đươc xây dựng để tăng cường hòa bình, duy trì an ninh ổn định và phát triển kinh tế khu vực,


- Về Chính trị: Cộng Đồng ASEAN được chính thức thành lập vào năm 2015 dựa 3 cột trụ: Chinh trị-An ninh-và Kinh tế trên Biển Đông và Khu vực(1),


- Về thực tiển: Sau 50 năm tồn tại và phát triển của khối ASEAN cho thấy viêc ký kết văn bản giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài luôn với tinh thần ASEAN là một khối. Tinh thần này rất phổ biến trong công đồng quốc tế, coi ASEAN như là một khối.


3- Mối quan hệ giữa DOC và COC- Về việc này ông Nguyễn Đằng Thắng nhắc lại: “Trong buổi phát biểu  tai hội nghị AMM+TQ tại Manila- Philippines-hôm 7 tháng 8- 2017, Bộ trưởng ngoai giao TQ, Vương Nghị nói: “TQ và ASEAN sẽ tiếp tục chân thành thúc đẩy  viêc tham vấn COC và xây dưng Bộ các quy tắc khu vực mà tất cả công nhận. Chúng ta có chung một nguyện vọng và bản COC cuối cùng là bản DOC nâng cấp”. 


Theo tác giả Nguyễn Đăng Thắng “ việc đàm phán COC trong khuôn khổ của DOC có thể không gây ra gây ra tranh cãi vì COC đã được  trù định  tại khoản 10 của DOC. Còn việc COC là một DOC nâng cấp sẽ đặt ra nhiều câu hỏi: “Nâng cấp ở đây là gì? Hình thức hay nội dung?”. Nếu chỉ là nâng cấp về hình thức mà bỏ qua phần nội dung, tức là nâng cấp DOC từ một văn kiện chính trị lên thành một điều ước quốc tế thì dường như không thỏa đáng. Những diễn biến trong thời gian qua cho thấy nội dung của DOC đã không ngăn cản được việc gia tăng căng thẳng bắt nguồn từ những hoạt động phá vỡ nguyên trạng trên thực đia làm xoi mòn lòng tin như việc lấn biển, xây dựng đảo nhân tạo hay hoạt động đe dọa đến hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực như việc bố trí khí tài quân sự và quân sự hóa các vị trí chiếm đóng tai Biển Đông”,  http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/7025-dam-phan-coc-mot-so-cau-hoi-ban-dau


Những đòi hỏi xét lại ‘tính chất ban đầu’ của COC của tác giả Nguyễn Đăng Thắng xem chừng song hành với động thái của chính phủ Viêt Nam bất ngờ trở nên cứng rắn với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Hãng Reuters đưa tin, “theo bản thảo về COC mà Reuters có được, hôm cuối tháng Chạp-2018, “phía Hà Nội muốn đặt ngoài pháp luật nhiều hành động mà Bắc Kinh tiến hành trên khu vực Biển Đông trong nhiều năm qua, trong đó bao gồm các việc xây dựng đảo nhân tạo, triển khai các loại vũ khí phong tỏa biển như hệ thống tên lửa. Bên cạnh đó VN cũng thúc đẩy những điều khoản ngăn chận TQ thiết lập  vùng Nhận Dạng Phòng Không-VNDPK-ADIZ- trên khu vực Biên Đông”. Đây là một hành động mà Bắc Kinh đã tiến hành đơn phương thực hiện trên khu vực Biển Đông Trung Hoa vào năm 2013. Hơn thế nữa Hà Nội yêu cầu các nước tham gia đàm phán COC minh định yêu sách của Viêt Nam về chủ quyền của các nước trên Biển Đông và tuân thủ luật pháp quốc tế về biển-1982.. Đông thái này của VN có ý khơi lại sự phi lý của bản đồ đường lưỡi bò của TQ vốn bao trùm phần lớn diện tích của Biên Đông một cách độc đoán, bạo ngược, không có vi bằng lich sử, mà tòa án quốc tế PCA đă từng gây gắt lên án Trung Quốc. https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-cung-ran-bat-ngo-voi-trung-quoc-ve-van-de-bien-dong/4722846.html


Reuters cho hay, TQ cũng có những đề xuất,yêu sách riêng của họ: TQ quyết tâm ngăn chận những cuộc tập trận giữa các nước trong khu vực với cường quốc bên ngoài; TQ “cấm cửa” các tâp đoàn dầu khí bên ngoài TQ và ĐNÁ, tham gia khai thác tài nguyên trong khu vực Biển Đông, trừ khi có sự đồng ý của các nước tham gia COC. Chắc chắn yêu sách này của TQ sẽ bị một số các nước ASEAN, nhất là VN sẽ cực lực bác bỏ. TQ đă từng dùng áp lực quân sự buộc VN không được họp tác với hãng ngoại quốc khai thác dầu khí trên Biển Đông như Repsol của Spain (7-2017), ExxonMobil của Mỹ (12-2017), Rosneft của Nga (3-2018)


     Nhận định về những đề xuất và đòi hỏi của Viêt Nam và TQ tại các phiên họp đàm phán về COC trong tương lai các nhà quan sát cho rằng ở giai đoan này, tất cả các bên đưa ra những yêu sách cao nhất để mặc cả. Nhưng các nhà quan sát nghĩ rằng cán cân quyền lực tại Biển Đông sẽ nghiêng về phía TQ và những yêu sách của VN sẽ bị giảm thiểu tối đa dưới áp lực quân sự và kinh tế của TQ, ngoại trừ có sự can thiệp của Mỹ và các đồng minh Indo Pacific.


Đến đây xin ghi nhận một sự kiện trùng hợp lịch sử:


-  Hôm 31-tháng 12-2018, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký sắc lệnh ban hành đạo luật “Sáng Kiến Trấn An Châu Á– Asia Reassurance Initiative Act-ARIA”, với cam kết $1.5 tỷ USD dành ưu tiên hỗ trợ đồng minh ASEAN. Nên nhớ đạo luật này được thông qua tai Hạ Viên Mỹ với đa số áp đảo và tại Thượng viện với đa số tuyệt đối 100%. Phải chăng cả Hành pháp lẫn Lập pháp của Mỹ đều đồng thuận chống lưng cho khối ASEAN và nhất là VN trong việc chống lại tham vọng bành trướng của TQ trên Biển Đông và tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.


 Trước đó, ngày 10-11-2018 nguyên Ngoai trưởng Mỹ, Mike Pompeo, người đã từng tuyên bố TQ không có quyền coi Biển Đông như ao nhà, và không nên đặt các nước ASEAN trước có sự kiện “việc đã rồi-Fait Accompli”- đã lên tiếng kêu gọi TQ hãy ngưng xây dựng đảo nhân tạo, và ngưng quân sự hóa trên Biển Đông và ông cũng yêu cầu chính phủ Bắc Kinh hãy dỡ bỏ những tên lửa (hỏa tiễn) trên Biển Đông. (In first Washington calls on Beijing to Remove missiles from South China Sea)


https://www.japantimes.co.jp/news/2018-11-10/asia-pacific/politics-diplomacy-asia-pacific/first-washington-calls-beijing-remove-missiles-south-china-sea/#.XEZcA1X0k3V


 Ngày 17-1-2019, trên báo Bloomberg Businessweek tác giả Michael Schuman đả lên tiếng cảnh báo thế giới ”Hãy tạm quên cuộc thương chiến với Mỹ, TQ đang trong hiện tình khủng hoảng kinh tế thật sự-forget the trade war- China is already in crisis”, và ông đã trưng ra những chứng liệu về sự khủng hoảng kinh tế của TQ trong tình hiện tại: Lần đầu tiên trong hơn 2 thập niên, số liệu mua xe hơi của người dân TQ xuống thắp nhất. Tăng trưởng kinh tế ở quí thứ 3 năm 2018 đã giảm xuống còn 6.5%. Đó là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong suốt hơn 2 thập niên kể từ đỉnh điểm khủng hoảng kinh tế năm 2009. Tháng 1-2019 thị trường chứng khoán Thượng Hải sụt giảm hơn 1/4 so với năm 2018. Hãng Apple đầu tháng 1-2019 cho hay doanh nghiệp IPhone tai TQ đang chùng xuống và cảnh báo thế giới về một TQ với nền kinh tế đang trì trệ sẽ kéo theo giảm tốc tăng trưởng toàn cầu. Thuế quan đối với hàng xuất khẩu của TQ sang Hoa Kỳ do Tổng thống Trump áp đặt đang bắt đầu gây tổn thương cho các nhà máy, xí nghiệp TQ.  Một sư sút giảm bất ngờ trong kim ngạch nhập khẩu của tháng 12 cho thấy nền kinh tế TQ đang giảm tốc một cách nguy hiểm. Điều này đã khiến Bắc Kinh phải xuống nước trong đàm phán với Washington để xoa dịu cuộc xung đột. Chính quyền Bắc Kinh đang nhìn về ngày 2-tháng 3 sắp tới,  với $200 tỷ USD thuế quan do Trump áp đặt trên các mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ TQ, như lưỡi gươm Democles đang treo lơ lửng trên sinh mạng của nền kinh tế TQ.


https://www.bloomberg.com/news/articles/2019-01-17/forget-the-trade-war-china-is-already-in-crisis


        Trong khi đó, liệu TQ có từ bỏ lâp trường trên những quan điểm cứng rắn và yêu sách của nước này trong cuộc đàm phán xây dựng COC với ASEAN và VN, như TQ sẽ nhún nhường trong những cuộc đàm phán sắp tới với Mỹ? Hay ngược lại, Tâp Cận Bình có thể phá vỡ cuôc đàm phán về COC và triển khai một cuộc xung đột vũ trang trên Biển Đông hầu để xử lý khủng hoảng kinh tế và tiếp tục “Giấc Mơ Trung Hoa: Made in China-2025”?.../.       


 Đào Như


Thetrongdao2000@yahoo.com


Chicago Jan-22-2019
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 16976)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18503)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23142)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20606)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20065)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18836)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18660)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 16983)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26226)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17418)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22613)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21464)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18540)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19969)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21053)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19435)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18214)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22198)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18539)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.