Hoàng Việt: Từ Hoàng Sa nghĩ về tương lai Biển Đông / Lý Thái Hùng: Bài học 40 năm và hành động hôm nay

16 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 15850)

Từ Hoàng Sa nghĩ về tương lai Biển Đông

Thạc sỹ Hoàng Việt

Gửi cho BBCVietnamese.com từ TP HCM

BBC - thứ hai, 13 tháng 1, 2014

image039

 

Cách đây 40 năm, cũng vào tháng 1, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Việt Nam cộng hòa (VNCH).

Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.

Cho đến nay, 40 năm đã trôi qua, bài học về Hoàng Sa là gì? Và khả năng trong tương lai Trung Quốc sẽ lặp lại những sự kiện như Hoàng Sa trên biển Đông và biển Hoa Đông không?

Đây là những vấn đề luôn có những tranh luận khác nhau, bài viết này chỉ nhằm cung cấp với độc giả một cái nhìn.

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo chính, nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen) nằm ở phía Tây Nam quần đảo, nhóm An Vĩnh (Amphitrite) nằm ở phía Đông Bắc. Năm 1956 nhân khi người Pháp sau khi ký hiệp định Geneve và rút khỏi Đông Dương, quân đội Trung Quốc đã chiếm đảo Phú Lâm (Woody) thuộc nhóm An Vĩnh (Amphitrite).

Trước đó, quân đội Pháp đã chiếm đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc nhóm Trăng Khuyết (Crescen), rồi đến năm 1956, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã thay chân Pháp kiểm soát đảo này. Ngày 19 tháng 1 năm 1974, quân đội Trung Quốc đã tấn công quân đội VNCH và đến ngày 20/1/1974, quân đội Trung Quốc đã thành công trong việc chiếm đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Sự kiện Hoàng Sa năm 1974 cho thấy Trung Quốc đã tính toán rất kỹ thời điểm để họ ra tay.

Tầm nhìn chiến lược

Trung Quốc đã thấy những lợi ích to lớn của biển và đại dương cả ở góc độ kinh tế lẫn chiến lược. Năm 1958, Hội nghị đầu tiên về Công ước luật biển của Liên Hợp Quốc đã được nhóm họp, và đã cho ra đời bốn công ước về biển.

Lúc này nhiều quốc gia cũng đã giành nhau những khu vực biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vốn rất giàu tiềm năng kinh tế. Thấy trước các lợi ích đó nên Trung Quốc đã tham gia tích cực trong hội nghị này.

image040

Trong hải chiến Hoàng Sa 1974, 74 hải quân VNCH đã thiệt mạng

Những sự đụng độ giữa Trung Quốc và VNCH trên khu vực nhóm đảo Trăng Khuyết đã diễn ra từ năm 1959. Đầu năm 1959, hải quân của VN cộng hòa bắt đầu thách thức sự có mặt của hải quân Trung Quốc nơi đây. Tháng 2 năm 1959, quân đội VNCH đã bắt giữ 82 ngư dân Trung Quốc trên đảo Quang Hòa (Duncan) và Trung Quốc đã chỉ trích hành động này rất mạnh mẽ.

Tháng 3 năm 1959, các tàu của quân đội VNCH đã xua đuổi ngư dân Trung Quốc khi họ xuất hiện trên đảo Quang Hòa. Tuy nhiên trong suốt khoảng thời gian từ năm 1960 cho đến năm 1973, giữa Trung Quốc và VNCH đã không xảy ra căng thẳng nào, ngoại trừ một lần vào năm 1961.

Hành động “xuống thang” này của Trung Quốc thực ra bởi hai lý do: Thứ nhất, sức mạnh của Hải quân Trung Quốc còn quá yếu; thứ hai, Trung Quốc luôn e ngại sự tham chiến của Hải quân Hoa Kỳ, vốn đang bảo trợ cho đồng minh VNCH.

Sau những lần đụng độ với VNCH trên đảo Quang Hòa năm 1959, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã chỉ thị cho Bộ trưởng quốc phòng Bành Đức Hoài cần phải tăng cường lực lượng tác chiến cho hạm đội Nam Hải.

Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc lúc này vẫn chưa có tàu khu trục nào. Hạm đội này chỉ có 96 tàu tuần tra mà hầu hết là các loại tàu phóng ngư lôi loại nhỏ. Năm 1960, loại tàu lớn nhất trong hạm đội này là loại tàu hộ tống với độ choán nước khoảng 1000 tấn. Đến cuối năm 1973, hải quân Trung Quốc đã điều động tổng cộng 76 tàu tuần tra loại lớn tới khu vực này, hầu hết các tàu này hoạt động tại khu vực nhóm đảo An Vĩnh, nhưng cũng có khi hoạt động sang cả khu vực của nhóm Trăng Khuyết.

Như vậy, sức mạnh tác chiến của hải quân Trung Quốc tại đây đã được cải thiện đáng kể.

Tự bảo đảm an ninh

"Bài học cho sự kiện Hoàng Sa năm 1974 có thể tổng kết ngắn gọn là: thứ nhất, Trung Quốc sẵn sàng ra tay bằng biện pháp vũ lực nếu thời, thế chín muồi đối với họ; thứ hai, Hoa Kỳ có thể “bán rẻ” đồng minh vì lợi ích của chính họ."

Còn về phía Hoa Kỳ, sau khi tỏ rõ sự thất bại của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, năm 1969, Nixon đã tuyên bố một học thuyết về an ninh, theo đó, các đồng minh của Hoa Kỳ cần phải tự đảm bảo an ninh cho mình. Đến năm 1973, Hoa Kỳ đã tham gia ký kết Hiệp định Paris về chiến tranh Việt Nam, theo đó, Hoa Kỳ sẽ lần lượt rút quân khỏi Việt Nam.

Trước đó, năm 1972, Tổng thống Hoa Kỳ - Nixon đã sang thăm Trung Quốc. Chi tiết về trao đổi giữa các bên không được công bố, thế nhưng dường như phía Trung quốc đã nhận được tín hiệu “mi không động đến ta thì ta không động đến mi” từ phía Hoa Kỳ.

Chính vì vậy, thời điểm năm 1974 là thời điểm chín muồi để Trung Quốc ra tay. Sức mạnh của hải quân Trung Quốc lúc này đã được cải thiện đáng kể, hải quân Hoa Kỳ không còn là mối lo ngại, chưa kể lúc này tinh thần của VNCH đang đi xuống, khi đồng minh quan trọng của VNCH là Hoa Kỳ đang “tháo chạy”. Trung Quốc đã giương ra một cái bẫy, quân đội VNCH không kiềm chế được nên đã rơi vào bẫy mà Trung Quốc đã giăng ra. Và kết cục là Trung Quốc đã thành công.

Bài học cho sự kiện Hoàng Sa năm 1974 có thể tổng kết ngắn gọn là: thứ nhất, Trung Quốc sẵn sàng ra tay bằng biện pháp vũ lực nếu thời, thế chín muồi đối với họ; thứ hai, Hoa Kỳ có thể “bán rẻ” đồng minh vì lợi ích của chính họ.

Người Trung Quốc được Nguyễn Trãi tổng kết là “hiếu đại, hỷ công, cùng binh, độc vũ”. Họ luôn sẵn sàng dùng vũ lực nếu thấy cần thiết. Thấu triệt tư tưởng này của người Trung Quốc chính là Mao Trạch Đông – lãnh tụ sáng lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ông đã từng phát biểu “họng súng đẻ ra chính quyền”. Còn các cường quốc, khi vì lợi ích của chính họ, sẵn sàng “bỏ rơi” các đồng minh mà họ từng cam kết bảo vệ. Câu chuyện Hoa Kỳ bỏ rơi VNCH năm 1974, Liên Xô làm ngơ trước sự kiện 1988 đã chứng minh cho điều đó.

Biển Đông hiện nay vẫn như một nước cờ trong ván cờ toàn cầu với hai “tay chơi” chính là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Về mặt toàn cầu, Hoa kỳ vẫn đang là một siêu cường, một cường quốc thế giới, chi phối an ninh toàn cầu. Còn Trung Quốc với vị thế là một cường quốc khu vực, đang “dợm mình” vươn lên để trở thành một siêu cường, cạnh tranh với Hoa Kỳ.

Về mặt ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu thì Trung Quốc chưa thể cạnh tranh với Hoa Kỳ, nhưng tại khu vực Đông Á, rõ ràng Trung Quốc đang tìm cách thách thức vị trí của Hoa Kỳ, nhằm “thay chân” ảnh hưởng của Mỹ tại đây.

image041

Tương lai trên Biển Đông?

Trong một thời gian dài, Hoa Kỳ bận với mối lo khủng bố từ khu vực Trung Đông và khủng hoảng kinh tế của mình, nên đã để cho Trung quốc gần như “múa gậy vườn hoang” tại khu vực Đông Á. Cho tới 2009 khi thấy Trung Quốc quá lấn lướt tại khu vực Đông Á, Hoa Kỳ mới quay trở lại và sau đó tung ra chính sách “xoay trục châu Á”, nhằm duy trì lại và tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Thế nhưng, những sự kiện nối tiếp nhau trên biển Đông và biển Hoa Đông từ năm 2007 tới nay, đã cho thấy các hành động “leo thang” có tính toán kỹ lưỡng từ phía Trung Quốc cùng với sự “bất lực” của Hoa Kỳ và các đồng minh trước các sự kiện này.

Các hành động này của Trung Quốc dường như để đạt hai mục tiêu: thứ nhất, đây là những phép thử để Trung Quốc có thể tính toán được mức độ can dự của Hoa Kỳ vào khu vực này; thứ hai, đây là những tín hiệu để cảnh báo các quốc gia Đông Á “Thượng đế ở xa mà Trung Quốc lại ở sát bên cạnh”, chớ có dại mà chạy theo Hoa Kỳ chống lại “Thiên triều”.

Thực tế những hành động mang tính “khiêu khích” trong suốt thời gian qua của Trung Quốc tại biển Đông và biển Hoa Đông đã cho thấy hiệu quả trong chính sách của họ cũng như những giới hạn trong việc can dự vào khu vực này của Hoa Kỳ. Trước những hành động quyết đoán của Trung Quốc, Hoa Kỳ luôn có những phản ứng, nhưng những phản ứng này chỉ dừng lại ở việc “lên tiếng”, khiến cho các đối tác và đồng minh của Hoa Kỳ không thực sự an tâm trước tình thế này.

Các chính khách Hoa Kỳ đã tỏ rõ là chính sách “xoay trục châu Á” của họ không bao gồm các biện pháp quân sự, mà chỉ nhằm thúc đẩy vai trò kinh tế của Hoa Kỳ với các nước châu Á, cũng như các cam kết mang tính chiến lược với các đồng minh và các đối tác liên minh.

"Điều mà Việt Nam và các quốc gia khác vẫn đang lo ngại là liệu Hoa Kỳ có thực tâm giữ vững các cam kết của mình? "

Hiểu rõ giới hạn đó nên Trung Quốc tìm cách gia tăng hành động trên mọi phương diện, lúc sử dụng lực lượng bán quân sự, lúc thì sử dụng biện pháp ngoại giao, kinh tế cùng với các đe dọa quân sự đối với các quốc gia Đông Á. Và cho đến nay, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực này dường như đang tăng lên, bất chấp các lo ngại về các chính sách di dân, hàng hóa rẻ tiền, và các tham vọng lãnh thổ của họ.

Điều mà Việt Nam và các quốc gia khác vẫn đang lo ngại là liệu Hoa Kỳ có thực tâm giữ vững các cam kết của mình? Và khả năng can dự của Hoa Kỳ sẽ đến đâu nếu xảy ra xung đột? Trong cuộc tranh chấp Scarborough, chiến thuật “cải bắp” của Trung Quốc dường như đã phát huy tác dụng, phản ứng của Hoa Kỳ vẫn chỉ là “lên tiếng” và thực tế, cho đến nay, Philippines đã mất quyền kiểm soát bãi cạn Scaborough.

Và Nhật Bản, một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ ở Đông Á, trước những hành động “leo thang” căng thẳng của Trung Quốc tại khu vực Senkaku, đã phải tính đến những phương án xấu nhất, khi Trung Quốc lặp lại kịch bản Hoàng Sa đối với Senkaku, và đồng minh Hoa Kỳ sẽ “bỏ rơi” họ như đã từng làm với VNCH. Tuy nhiên, Nhật Bản còn là quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự ngang ngửa với Trung Quốc, chứ còn Việt Nam hay Philippines thì còn lâu mới so sánh tiềm lực được với Trung Quốc.

Như thế, kịch bản Hoàng Sa năm 1974 luôn có thể diễn ra trong tương lai, nhưng có thể dưới những hình thức khác, khi mà trên bàn cờ quốc tế, các cường quốc như những chú voi, khi “yêu nhau” hay “đánh nhau” thì đám cỏ - những nước nhỏ, luôn bị chúng dẫm nát.

Vì vậy, mỗi quốc gia tranh chấp lãnh thổ biển với Trung Quốc nên cần tự đặt riêng cho mình một chiến lược để đối phó với các tình huống xấu nhất trong tương lai.

Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, nhà nghiên cứu về luật pháp quốc tế và Biển Đông.

'Bài học 40 năm và hành động hôm nay'

Lý Thái Hùng

Gửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ

Cập nhật: 13:44 GMT - thứ năm, 16 tháng 1, 2014

 

Một tàu của Trung Quốc hoạt động và tham gia tuần tiễu ngoài khơi Hoàng Sa

Đánh dấu 40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm trước sự chiến đấu hào hùng của Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 17 đến 19/01/1974, người Việt Nam ở trong và ngoài nước cũng không quên cảnh giác trước những hành động xâm lấn vô lối mang tính leo thang mới đây của lãnh đạo Bắc Kinh để có những đối sách phù hợp.

Đầu năm 2014, chính quyền đảo Hải Nam của Trung Quốc loan báo hai quyết định phi lý tăng cường quyền hạn cảnh sát của họ trên Biển Đông, bắt buộc tàu đánh cá "nước ngoài" phải xin phép khi vào hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh tự cho là của họ qua đường lưỡi bò chín khúc. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.

Bắc Kinh còn ngang ngược cho phép lực lượng tuần tra của họ tịch thu không những tất cả hải sản mà ngư dân đánh bắt được mà còn vơ vét hết những thiết bị trên tàu và phạt mỗi ngư dân là 500 ngàn nhân dân tệ, tương đương với hơn 80 ngàn Mỹ Kim.

"Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới..."

Tuyên bố của Việt Nam Cộng Hòa, 01/1974

 

Những hành động ngang ngược và phi lý của Bắc Kinh nói trên cho thấy là 40 năm qua, kể từ sau khi xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã không thỏa mãn những gì họ đã và đang cưỡng chiếm mà tiếp tục muốn làm bá chủ biển Đông.

Nói cách khác, sau 40 năm nhìn lại, Trung Quốc đã cố tình xâm chiếm Hoàng Sa để làm bàn đạp, gây tranh chấp khắp khu vực, và cuối cùng buộc các nước phải “xin phép” họ qua lại trên biển Đông. Việt Nam do đó, cần học hỏi gì từ quá khứ và có hành động thiết thân, phù hợp hiện nay.

'Nhận thức 40 năm trước'

Trước hết, với sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa bốn mươi năm về trước từ tay của Việt Nam Cộng Hòa, qua các tài liệu về quân sử Việt Nam, cũng như các tài liệu của Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa, có thể thấy ngay lúc cuộc xâm lược nổ ra, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã nhận thấy rõ dụng tâm lâu dài của Trung Quốc.

Theo đó, chính quyền Sài Gòn nhận thấy vụ xâm chiếm Hoàng Sa chỉ là bước đầu trong ý đồ thu tóm biển Đông theo kế hoạch được nhà cầm quyền Bắc Kinh tính toán từ trước. Nhưng do bối cảnh chính trị phức tạp vào lúc đó, chính quyền Sài Gòn đã phải cân nhắc giữa hai giải pháp: thương thảo bằng con đường ngoại giao hay quyết chiếnSau những liên lạc yêu cầu lực lượng Trung Quốc rút lui không thành công, Việt Nam Cộng Hòa đã chọn con đường quyết chiến dù lực lượng của Trung Quốc đông gấp bội.

Mặc dù Hoàng Sa bị mất, nhưng ngày 19/01/1974, Việt Nam Cộng Hòa đã để lại một văn kiện lịch sử qua Tuyên Bố của Bộ ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa vào lúc đó.

 

Tàu Trung Quốc tham gia tấn công các đảo ở Hoàng Sa tháng 01/1974

"Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới..." tuyên bố nói.

Và cũng qua nội dung của Tuyên bố, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khẳng định hai điều: một là Việt Nam có chủ quyền rõ rệt trên quần đảo Hoàng Sa và Trung Quốc là 'tập đoàn xâm lược'.

Hai là việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa đã mở đầu một hiểm họa đe dọa nền hòa bình và sự ổn định của khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Rất tiếc là những cảnh báo của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã không được thế giới quan tâm.

Cuộc hải chiến hào hùng cũng đã bị chôn vùi kể từ sau ngày 30/4/1975 và trong thời gian dài không hề được nhắc đến chính thức dưới chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngay cả trong nhiều sách giáo khoa của học trò phổ thông.

Nhiều người từng tham dự vào cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa còn bị tù cải tạo, nhiều thân nhân của những sĩ quan và binh sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận chiến này đã phải sống dưới chính sách kỳ thị như mọi nạn nhân khác có thân nhân là "ngụy quân ngụy quyền".

Rất may là Cộng đồng người Việt tại hải ngoại vẫn còn tưởng nhớ đến công ơn của những anh hùng hải quân đã vị quốc vong thân để bảo vệ Hoàng Sa.

"Rõ ràng là có sự thiếu nhất quán trong nội bộ lãnh đạo cộng sản VN về các phản ứng liên quan đến những vấn đề lịch sử đối với Trung Quốc. Khi lãnh đạo còn e ngại và muốn tránh né đề cập một sự thật của lịch sử, thì rất khó thuyết phục người dân về thực tâm bảo vệ đất nước của giới lãnh đạo"

Những buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức rất trang nghiêm vào mỗi dịp đầu năm suốt từ 1975 đến nay.

Chính những buổi lễ này đã góp phần hun đúc ý chí và tinh thần bảo vệ bờ cõi, làm bừng lên ngọn lửa yêu nước của người Việt Nam trước làn sóng xâm chiếm của Trung Quốc trên biển Đông ngày nay.

'Chính sách thiếu nhất quán'

Đánh dấu 40 năm tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa năm nay, chính quyền Hà Nội đã có một số động thái đáng chú ý.

Thứ nhất là cho phép một số báo, đài truyền hình đề cập khá chi tiết và liên tục nhiều kỳ về trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Họ đã phỏng vấn và giới thiệu nhiều hồ sơ cũ của Việt Nam Cộng Hòa ghi lại các chuẩn bị và diễn tiến của trận hải chiến.

Đây là một quyết định tuy quá trễ, nhưng ít ra bây giờ nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thấy rằng việc trình bày cho hậu thế hiểu rõ diễn tiến của một cuộc chiến bảo vệ hải đảo trước ý đồ xâm lấn và bành trướng của Trung Quốc đã là điều cần thiết.

Không dám nói lên sự thật và không dựa vào trận hải chiến hào hùng này, sẽ không có cơ sở vững chắc để thuyết phục thế giới đứng về phía Việt Nam chống lại các ý đồ của Trung Quốc hiện nay.

 

Trung Quốc đang tăng cường tiềm lực của hải quân trên nhiều vùng biển

Thứ hai là ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng chính phủ cộng sản Việt Nam, đã tuyên bố rằng sẽ đưa vấn đề Hoàng sa và Trường sa vào sách giáo khoa, cũng như tổ chức lớn tưởng niệm 40 năm Hoàng sa và 35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc.

Đây cũng là một quyết định quá trễ và dường như mang âm hưởng của một sự “thăm dò” vì phát biểu này sau đó đã bị kéo xuống khỏi các trang mạng do những e ngại “ngoại giao”.

Rõ ràng là có sự thiếu nhất quán trong nội bộ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam về các phản ứng liên quan đến những vấn đề lịch sử đối với Trung Quốc. Khi lãnh đạo còn e ngại và muốn tránh né đề cập một sự thật của lịch sử, thì rất khó thuyết phục người dân về thực tâm bảo vệ đất nước của giới lãnh đạo hiện thời trong quan hệ với Trung Quốc.

Vấn đề còn lại là nhà cầm quyền CSVN không nên và không còn có thể tiếp tục hành xử kiểu nửa nạc, nửa mỡ hay tiếp tục đóng kịch chỉ khoác áo dân tộc như hiện nay nữa về toàn cảnh vấn đề biển Đông.

Lý do là lối hành xử nửa vời này không những có hại mà còn gây cản trở cho nỗ lực bảo vệ sự toàn vẹn biển đảo, lãnh thổ của dân tộc.

'Ba việc cần làm '

Nhân tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa, thiết nghĩ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam cần mạnh dạn làm ba việc.

Thứ nhất, Chính thức tuyên bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958.

Việc hủy bỏ Công hàm cùng với việc quảng bá Tuyên Cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 14 tháng 2 năm 1974, xác định “quần đảo Hoàng sa và Trường sa là những phần bất khả phân lìa của lãnh thổ Việt Nam”, sẽ giúp Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để kiện Bắc Kinh ra toà án Liên Hiệp Quốc như Phi Luật Tân đang làm.

"Dù phải mất bao nhiêu năm nữa cho đến lúc thu hồi lại chủ quyền biển đảo đã mất, trận hải chiến Hoàng Sa luôn luôn nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam rằng không thể ủy nhiệm cho bất cứ ai lo bảo vệ bờ cõi, mà mọi người đều phải có bổn phận và nghĩa vụ như nhau để đáp lời sông núi"

Nếu vụ kiện xảy ra, chắc chắn là ngư dân Việt Nam không cần phải “xin phép” đánh cá trên vùng biển truyền thống lâu đời của mình như Trung Quốc đang ra lệnh.

Thứ nhì, chính thức vinh danh những người chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng sa, và thiết lập một ngân quỹ để giúp đỡ cho thân nhân, con cháu của những người đã vị quốc vong thân.

Nỗ lực này còn mang một ý nghĩa quan trọng khác là người dân Việt Nam bất kể thế hệ nào đều phải ghi nhớ trận hải chiến hào hùng của dân tộc, đặc biệt là chiến tích này đang gắn liền với công cuộc bảo vệ bờ cõi hiện nay trước tai họa xâm lăng từ Trung Quốc.

Thứ ba, để cho người dân tự do lập ra những nhóm, hội đoàn dưới nhiều hình thức như nghiên cứu pháp lý, thu thập tài liệu lịch sử, gây quỹ, vận động quốc tế.... để đóng góp vào công cuộc bảo vệ biển đảo.

Đây là công việc lâu dài, trải qua nhiều thế hệ nên việc xã hội hóa các nỗ lực bảo vệ biển đảo phải để cho người dân tham gia. Hơn thế nữa, đây là thời đại của mạng xã hội, việc liên kết các cá nhân có cùng quan tâm và dùng nó như một sức mạnh áp đảo để buộc đối phương phải ngưng những ý đồ xâm phạm, trở thành phương tiện tranh thủ rất hòa bình và hiệu quả.

'Đáp lời sông núi'

 

Bốn mươi năm là khoảnh thời gian rất ngắn trong chiều dài lịch sử. Nhưng 40 năm ý nghĩa của trận hải chiến bảo vệ biển đảo – dù Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa – đã ghi khắc vào lòng người Việt Nam một quyết định lịch sử: quyết chiến bảo vệ tổ quốc dù đối phương mạnh hơn mình gấp bội.

Dù phải mất bao nhiêu năm nữa cho đến lúc thu hồi lại chủ quyền biển đảo đã mất, trận hải chiến Hoàng Sa luôn luôn nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam rằng không thể ủy nhiệm cho bất cứ ai lo bảo vệ bờ cõi, mà mọi người đều phải có bổn phận và nghĩa vụ như nhau để đáp lời sông núi.

Sự kiện một số nhà dân chủ, một số nhà hoạt động mạng tổ chức các buổi hội thảo về Hoàng Sa, thăm viếng và ủy lạo cho những thân nhân các chiến sĩ hải quân đã hy sinh là một nỗ lực đáng ca ngợi.

Chính tinh thần này đã đánh thức mọi người cùng nhau nhìn về biển Đông, trước hết là làm sao bảo vệ ngư dân Việt có thể tự do và an toàn đánh bắt hải sản trước lệnh phải “xin phép” ngược đời của Trung Quốc tung ra hiện nay.

Song song, cần tranh thủ hậu thuẫn của thế giới và các quốc gia láng giềng chống lại ý đồ bá quyền của Trung Quốc trên biển Đông.

Nếu chúng ta cùng tưởng niệm 40 Năm Hoàng Sa trong tinh thần đó, anh linh của 74 người con yêu nước Việt khoác áo Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ có thể mỉm cười yên giấc.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của ông Lý Thái Hùng, Tổng thư ký Đảng Việt Tân có trụ sở tại Hoa Kỳ./

28 Tháng Mười 2013(Xem: 18616)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20046)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21131)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19526)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18321)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22291)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18624)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20660)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19907)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25202)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20137)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18507)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17696)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20364)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17693)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20289)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20299)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20785)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22093)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18753)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…