Hoa Thịnh Đốn: Bắc Kinh là mối nguy lớn cho an ninh Mỹ

07 Tháng Mười 20189:26 CH(Xem: 10192)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ HAI 08 OCT 2018


Hoa Thịnh Đốn: Bắc Kinh là mối nguy lớn cho an ninh Mỹ


Tú Anh 05-10-2018


 image006

Lầu Năm Góc nêu đích danh Trung Quốc là "mối đe dọa" đối với an ninh Hoa Kỳ. 2018.REUTERS/Yuri Gripas/File Photo


Quan hệ Mỹ-Trung đã khá căng thẳng với hàng loạt xung khắc từ chiến tranh thương mại, gián điệp mạng, quyền tự quyết của Đài Loan, tự do lưu thông ở Biển Đông, nay có thêm lý do để leo thang. Cùng lúc với tuyên bố của phó tổng thống Mike Pence tố cáo Bắc Kinh đánh phá nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, Lầu Năm góc cảnh báo về nguy cơ Trung Quốc có khả năng phá hoại an ninh Mỹ bằng « con ngựa thành Troie điện tử ».


Trong bản phúc trình dài 150 trang, công bố ngày 05/10/2018, bộ Quốc phòng Mỹ xem Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng nguy hiểm cho công nghệ vũ khí của Hoa Kỳ và đề xuất một loạt biện pháp khắc phục 300 nhược điểm.


Theo Reuters, Mỹ cần phải tăng cường hiệu năng của công nghiệp vũ khí, gia tăng đầu tư trực tiếp vào các lãnh vực chủ chốt theo một kế hoạch cụ thể chưa được tiết lộ. Trái lại, nguy cơ đe dọa của Trung Quốc được phân tích chi ly.


Thứ nhất, Trung Quốc gần như thống lĩnh nguồn cung chất khoáng chất hiếm, thành tố cốt yếu trong vũ khí. Trung Quốc cũng chiếm thị phần quan trọng trong việc cung cấp linh kiện điện tử và hóa chất được sử dụng chế tạo bom đạn trong quân đội Hoa Kỳ. Với thế « cầm dao đằng cán », không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc là mối hiểm nguy đe dọa an ninh quốc gia, theo nhận định của Lầu Năm góc.


Con ngựa điện tử thành Troie


Thứ hai, trong lĩnh vực điện tử, 90% mạch in trên thế giới được sản xuất tại châu Á, mà hơn phân nửa là từ Hoa lục. Trong xu thế này, đến một lúc, quân đội Mỹ không biết mình đang sử dụng linh kiện của ai và chứa gì trong đó. Từ lâu lắm rồi, Lầu Năm góc nghi ngờ Trung Quốc cài bộ phận « vô hiệu hóa » vận hành trong các linh kiện này. Trong trường hợp xung đột quân sự với Bắc Kinh, chuyện gì sẽ xảy ra với « con ngựa điện tử thành Troie » cài trong hệ thống quốc phòng Mỹ ?


Nguy cơ thứ ba, bản báo cáo quy trách nhiệm cho ngành đào tạo khoa học tại Mỹ, phát triển chậm, không tiên liệu đúng và đáp ứng đúng nhu cầu của quân đội.


Tiếp xúc với báo chí với tư cách « ẩn danh », một viên chức cao cấp phác họa nhiều biện pháp không để cho Trung Quốc áp dụng chiến thuật « nội gián điện tử » và « công lương » kiểu mới . Biện pháp đó là tích trữ khoáng sản hiếm và nâng cao khả năng chế tạo tại Mỹ những bình điện bằng Lithium hoạt động trong nước biển, thành tố không thể thiếu trong vũ khí chống tàu ngầm.


Mối đe dọa của Trung Quốc không dừng lại ở đó. Trong năm nay, các cơ quan tình báo Mỹ cũng nhiều lần cảnh giác về khả năng Trung Quốc sử dụng điện thoại di động và linh kiện điện tử chế tạo tại Hoa lục để nghe lén, theo dõi người Mỹ.


Một điều trớ trêu được nêu lên trong bản báo cáo của Bộ Quốc Phòng Mỹ là trong khi Trung Quốc dùng biện pháp cạnh tranh bất chính như là bán hàng giá rẻ, đánh cắp sở hữu trí tuệ để đánh phá công nghiệp Mỹ thì doanh nhân Mỹ lại nhập hàng từ quốc gia gây khó khăn cho chính mình, thậm chí đuổi công ty của mình ra khỏi Trung Quốc.


Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, báo cáo của Bộ Quốc Phòng củng cố thêm chính sách « ưu tiên mua sản phẩm Mỹ » nhằm tạo ra công ăn việc làm và lợi nhuận hàng tỷ đôla cho kỹ nghệ vũ khí, theo chủ trương của tổng thống Donald Trump, có thể sẽ làm cho quan hệ Mỹ-Trung lên cơn sốt, theo bình luận của Reuters.


Mọi chỉ số đều đi theo hướng tăng nhiệt : từ tuyên bố của tổng thống Donald Trump hồi tháng 9 tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lên án Bắc Kinh can thiệp vào bầu cử tháng 11, cho đến diễn văn của phó tổng thống Mike Pence ngày 04/10/2018, cáo buộc Bắc Kinh xem Donald Trump là đối thủ cần phải « thanh toán».
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19247)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22735)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20833)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21972)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22169)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19658)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20385)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19538)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24349)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23506)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.