Bs. Đào Như: Về "... Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển"

18 Tháng Chín 20188:13 CH(Xem: 10308)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ TƯ 19 SEP 2018


Lời Phi Lộ- Nhân dịp Hà Nội vừa đăng cai World Economic Forum/ASEAN-Diễn Đàn Kinh Tế Thề Giới/ASEAN trong 3 ngày 11-13 tháng 9-2018, cơ quan truyền thông BBC-London-phần tiếng Việt-hôm 15-9-2018 có tổ chức ‘buổi tọa đàm’ bàn về chủ đề “Thực Chất Nội Hàm Chính Phủ Kiến Tạo VN là gi ?’ Tham gia buổi tọa đàm có các vị PGS-TS của Viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội: TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng viện Kinh tế và Chính sách (VEPR), Phân khoa Kinh Tế, và TS Vũ Văn Tích, Trưởng ban Công nghệ, Phân Khoa Công Nghệ. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45539820. Theo lời tường thuật của Quốc Phương, sự đóng góp của 2 vị TS vào buổi tọa đàm thật tích cực và vô cùng lý thú. Tháng 8-năm 2015 tôi cũng có lần đề cập đến chủ đề trên. Bài viết của tôi dựa trên quan điểm và thông tin từ Tiến Sĩ Nguyễn Sỹ Dũng của báo Tia Sáng và những dữ kiện được cung cắp từ trang mạng nguyentandung.org/cùng thời.(2015). Bài viết của tôi được phổ biến trên nhiều báo chi Việt Nam ở hải ngoại..


Hôm nay tôi xin mạo muội phổ biến bài viết này môt lần nữa để quí vị độc giả có cơ hội nhìn lại giá trị đích thực của nội hàm Chính Phủ Kiến Tạo Phát Triển. Ngay trong bối cảnh kinh tế hiên tại của đất nước nội hàm Chính Phủ Kiến Tạo Phát Triển vẫn giữ nguyên giá trị của nó như một xung lực cho sự phát triển kinh tế của đất nướcĐào Như-BS Đào Trong Thể-Chicago 16 -9-2018   


 Xin trân trong giới thiêu quí vị:


VIỆT NAM: TỪ MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ TOÀN DIỆN ĐẾN MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN


image002

Bác sĩ Đào Như


VĂN HÓA

19/9/2018


Càng tiến gần đến Đại Hội XII của ĐCSVN, trong những ngày kể từ tháng Sáu vừa qua, những nhà trí thức trong nước đang nỗ lực đóng góp phần mình trong việc thúc đẩy Chính phủ Nhà nước cần phải thay đổi phong cách lãnh đạo phát triển đất nước. Họ thường nhấn mạnh cũng như lập lại những cam kết gần đây của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong thông điệp đầu năm, năm 2014, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc đi nhắc lại nhiều lần :”Đổi mới thể chế, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân tạo nên tăng phát triển kinh tế bền vững”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Dân Chủ và Nhà nước Pháp quyền là cặp song sinh trong thể chế chính trị hiện đại…”. Ông tố cáo nền hành chánh của Việt Nam hôm nay“còn không ít những rào cản, cản trở những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của nhân dân, đòi hỏi phải gỡ bỏ”. Ông cũng vạch định biên giới rạch ròi: “Người dân có quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và người dân có quyền sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mìnhCơ quan Nhà nước và Cán bộ Công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”. Hôm 31-10-2014 Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Mấy chục năm nay, Việt Nam vẫn đủng đỉnh đi sau 6 nước hàng đầu của khối ASEAN, trong khi tiềm năng kinh tế xã hội Việt Nam thừa sức theo đuổi kịp họ”. Việt Nam cần phải có“những bước đột phá ấn tượng, phải đổi mới từ căn bản, nghĩa là phải đổi mới thể chế. Đổi mới thể chế là một thách thức lớn cần phải vượt qua chính mình, cần sự hy sinh quyền lợi bản thân và gia đình. Đổi mới thể chế cần phải có trí tuệ, có quyết tâm chính trị và lòng khát khao với dân tộc và đất nước”.


TS Nguyễn Sỹ Dũng, có bài viết đăng trên báo Tia Sáng, Hà Nội. hôm 1-6-2015, sau khi được biết Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang cố gắng gỡ bỏ những rào cản hành chánh rườm rà để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, TS Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng việc làm trên của Chính phủ đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong tư duy và hành động của Nhà nước. TS Nguyễn Chí Dũng hy vọng phải chăng Nhà nước thật sự đang đi những bước đầu tiên trên con đường chuyển đổi từ mô hình Nhà nước quản lý toàn diện sang mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển.


Theo đúng nghĩa chinh xác Nhà nước kiến tao phát triển không phải làm thay dân mà là một Nhà nước tạo khuôn khổ, thể chế và mọi điều kiện cần thiết để cho từng người dân có thể thực hiện được lý tưởng, công việc làm ăn của mình để tạo của cải vật chất, mưu cầu hạnh phúc. Sự thịnh vượng bền vững thật sự đến với đất nước chỉ khi nào hàng triệu người dân có đủ năng lực làm chủ cuộc sống và sáng tạo tương lai của họ ngày một tốt đẹp hơn. Khác với chế độ Nhà nước quản lý toàn diện, dưới chế độ Nhà nước kiến tạo phát triển, nền Độc lâp, Tự do, Dân Chủ và sự phồn vinh của một xã hội, của một quốc gia phải được bắt đầu từ sự Độc lập, Tư do, Dân chủ, quyền sở hữu trí tuệ, của cải vật chất từ mỗi cá nhân, từ mỗi căn hộ, mái nhà, gia đình.


Nhà nước kiến tạo phát triển đích thực là nhà nước đã được một Xã hội Dân Sự (Civil Society) tạo nên. Trong xã hội dân sự Chính Phủ, Nhà nước càng bé càng nhỏ càng tốt, không phải thường xuyên can thiệp vào tư duy và hành động của mỗi cá nhân, của mỗi con người, doanh nghiêp, xí nghiệp công nghệ  trong xã hội. Nhà nước, Chính phủ, Cán bộ, Công chức“chỉ được làm những gì mà luật pháp cho phép”. Mọi công dân được hoàn toàn tự do, họ có thể làm bất cứ gì họ muốn “mà pháp luật không ngăn cấm”. Người dân có quyền“sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Nhờ thế chúng ta có thể thúc đẩy huy động được những nguồn lực to lớn, những xí nghiệp, những tập đoàn chuyên nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Khi một Xã hội dân sự được rộng mở với một chính phủ kiến tạo phát triển thì nền dân chủ, tự do được mở rộng bảo đảm sư tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách ngay cả pháp luật. Chỉ có thể như vậy mới làm cho chính sách và pháp luật gần với cuộc sống hơn, nói rõ ra gằn với mọi sinh hoạt hằng ngày của người dân, phản ảnh đúng ý nguyện của mọi người dân.


Nhà nước kiến tạo phát triển biết tạo ra và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh để mọi công dân, mọi cá nhân trong xã hội đều phải tìm cơ hội học hỏi vươn lên có như thế mới phát triển khả năng chuyên môn tạo ra những chuyên viên mới, nhân tài mới cũng như thu hút thêm nhân tài. Như vậy sẽ đòi hỏi người lãnh đạo hay người đứng đầu của mọi cơ quan Nhà Nước, doanh nghiệp, xí nghiệp công nghệ phải là những người tài giỏi có khả năng lãnh đạo thật sự và có tinh thần trách nhiệm cao do đó họ mới cỏ thể trao nhiệm vụ công tác chuyên môn đúng vào tay những cộng sự viên có khả năng phù hợp làm việc hiệu năng hơn. Do đó Nhà nước kiến tạo phát triển trong một xã hội dân sự phải bảo đảm sự minh bạch và trách nhiệm giải trình, phải biết sử dụng mọi diễn đàn để giải trình, để minh bạch mọi hoạch định, mọi chính sách được đề ra.


 Một cách tổng quan hơn, sự chuyển đổi từ Nhà nước quản lý chỉ đạo toàn diện sang Nhà nước kiến tạo phát triển là dịch chuyển tất yếu và cần thiết của lịch sử tiến hoá của Việt Nam hôm nay phù hợp với sự đổi thay lớn từ thế giới bên ngoài trong hơn hai mươi năm qua.


 Tháng 2, 1991, Tổng bí thư Mikhail Gorbachev xóa bỏ điều 6 Hiến pháp của Liên Bang Xô Viết, tước đoạt quyền độc tôn chuyên chính của đảng Cộng Sản Liên Xô. Ông cho phép Nghị Viện (Quốc Hội) tự do tranh cử, theo qui chế đa đảng. Tháng 6-1991 ngay dưới thời Cộng sản LBXV, lần đầu tiên người dân Nga được đi bầu Tổng Thống. Họ đã lựa chọn Yeltsin làm Tổng của họ. Liền sau đó, Tổng thống Yeltsin tuyên bố cấm Đảng Cộng Sản Liên Xô hoạt động trên nước Nga và đặt đảng Cộng Sản Liên Xô ngoài vòng pháp luật. Các nước Đông Âu được hoàn toàn giải phóng ra khỏi khối xã hội chủ nghĩa do Moscova lãnh đạo. Họ tự thành lập những Cộng Hoà Mới và cuộc Chiến Tranh Lạnh tự nó cũng kết thúc. Thế giới mới bắt đầu từ năm 1995 với Tổ chức Mậu dich Quốc Tế-WTO-và sau đó bước vào thời đại Toàn Cầu Hóa-Globalization. Những từ Cộng Sản, Xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại trên thế giới nhất là tại Âu Châu.. Nó chỉ tồn tại qua những người cộng sản cực đoan tại ViệtNam và một vài nước khác, cố bám lấy chuyên chính vô sản để chiếm lấy quyền lực, tham nhũng, để vơ vét kiếm ăn trước khi họ bị ném vào bóng tối của lịch sử. Không phải vô tình mà các nhà trí thức trong nước Hà Nội cũng như Saigon trong tháng 8-2015 đều nhắc lại nội dung bức thư của Cố Thủ Tướng Võ văn Kiệt gửi cho Bộ Chính Trị ngày 9 tháng 8 năm 1995. Bức thư của cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt gửi cho Bộ Chính Trị vào tháng 8-1995 được xây dựng trên 4 cột trụ chính:


  1. Đánh giá tình hình cục diện thế giới đương thời

  2. Vấn đề chệch hướng hay không chệch hướng

  3. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước

  4. Xây dựng đảng.

Những nhà trí thức trong nước, ngay cả nhà kinh tế chính trị Phạm Thị Chi Lan, cố vấn kinh tế chính trị cho nhiều đời Thủ Tướng ViệtNam đều cho rằng nội dung của bức thư ấy sau 20 năm đổi mới vẫn còn giá trị mặc dầu những điều góp ý của cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt nhiều khi thẳng thắn có thể gây ‘sốc’ cho những đảng viên bảo thủ. Cố Thủ tướng Võ văn Kiệt đã từng thẳng thắn viết cho Bộ Chính Trị như sau: “..Sau một nửa thế kỷ phấn đấu đầy hy sinh gian khổ kể từ Cách mạng tháng Tám bây giờ chúng mới cùng một lúc có được điều kiện bên trong tốt nhất và bối cảnh quốc tế bên ngoài thuận lợi nhất, cho phép đặt ra được và thực hiện được dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, đáp ứng với mọi đòi hỏi phải vươn ra thế giới bên ngoài để tồn tại, phát triển…Nếu chúng ta cho rằng kinh tế Quốc doanh giữ vai trò chủ đạo là một tiêu chí của định hướng Xã hội Chủ nghĩa, nhấn mạnh rằng đó là mục tiêu phấn đấu của chúng ta của dân tộc ta điều này hoàn toàn không đúng. Ngày nay không ít xí nghiệp quốc doanh làm ăn trái với pháp luật (cho vay trái phép, đầu cơ, tham nhũng…) …Không nên, không thể đặt vấn đề“ưu tiên”Kinh tế Quốc doanh hay giao cho Kinh tế Quốc doanh nhiệm vụ nắm một thứ gì đó như chúng ta thường làm trong cơ chế quản lý cũ…Chưa có thể nói chúng ta đã tạo ra được một môi trường kinh tế xã hội thông suốt minh bạch rõ ràng cho từng người dân có thể an tâm làm ăn và được bảo hộ chu toàn trong làm ăn. Phải đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền với mục đích nâng cao hơn nữa năng lực quản lý nhà nước của toàn bộ hệ thống bộ máy quyền lực, đồng thời tạo mọi điều kiện cần thiết cho việc bảo đảm thực hiện hiến pháp pháp luật...Vì những lẽ trên, động lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược là hun đúc tinh thần quật khởi của dân tộc và thực hiện mạnh mẽ Dân chủ…Đó chính là thực tiển Việt nam trong bối cảnh quốc tế mới…”   


Rất tiếc những điều tâm huyết trên của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt không đáp ứng rộng rãi, trái lại các thành viên Bộ Chính Trị đương thời và các đảng viên quá khích cực đoan đã phê phán ông một cách kịch liệt. Sau bức thư gửi cho BCT là bước ngoặt nghiệt ngã cho sự nghiệp chính trị của ông. Ông đã buộc phải từ chức Thủ tướng và những người hỗ trợ bức thư của ông đều bị bắt, tạo nên một làn sóng đàn áp, khủng bố những kẻ theo tinh thần Võ văn Kiệt… 


Sau khi thông qua nội dung bức thư của cố Thủ tướng Võ văn Kiệt gửi cho Bộ Chí Trị của ĐCSVN ngày 9 tháng Tám-1995, chúng ta có cảm tưởng những nhận định của TS Nguyễn Sỹ Dũng hôm nay về Mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển chỉ là những giải trình tư tưởng đổi mới của cố Thủ tướng Võ văn Kiệt 20 năm về trước. 


Những đòi hỏi của đương nhiệm Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phải mở rộng môi trường thống thoáng cho doanh nghiệp, cho các tập đoàn công nghệ phát triển. Những khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Dân chủ và Nhà nước Pháp quyền là cặp song sinh của mọi thể chế chính trị hiện đại…” Và ông đòi hỏi thay đổi cho bằng được thể chế chính trị hiện hành: “Thay đổi thể chế là một thách thức lớn cần phải vượt qua chính mình, cần sư hy sinh quyền lợi cá nhân và gia đình. Đổi mới thể chế chính trị cần phải có trí tuệ, có quyềt tâm chính trị và lòng khát khao với dân tộc và đất nước…”. Qua những quyết tâm này, người ta thấy rõ ràng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ là kẻ kế thừa tư tưởng của cố Thủ Tướng Võ văn Kiệt. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết tâm thực hiện giấc mơ một Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh một di sản tư tưởng kinh tế chính trị của cố Thủ tướng Võ văn Kiệt, người có một thời từng là Thủ trưởng của ông.


KẾT LUẬN- Nhìn vào tình hình thế giới hôm nay không còn thế giới Cộng Sản, Thế giới Tư bản hay thế giới thứ Ba (thế giớiTrungLập). Không một lãnh đạo quốc gia nào còn ngu ngốc hoặc mắc bệnh tâm thần, hội chứng hoang tưởng, bắt mọi công dân, mọi học sinh ở các cấp phải học tập chủ nghĩa Mac Lenin từ lúc sinh ra đời cho đến khi chui vào lòng đất.


Thế giới hôm nay là một Thế Giới Toàn Cầu Hóa, một thế giới của cạnh tranh lành mạnh để cùng nhau phát triển, một thế giới của:


Thị trường Tự do-


Thương mại Tự Do-


Con người Tự do.


Đây là 3 yếu tố căn bản có thể vực dậy nền kinh tế suy trầm tụt hậu của một quốc gia. Muốn được như thế, mọi ngưởi dân và nhất là các cấp lãnh đạo phải có trí tuệ và quyết tâm. Do đó cuộc cạnh tranh phát triển trí tuệ, chất xám vĩ đại, đuợc coi như là tiêu chí của nền giáo dục nhất là giáo dục Đại học, của mọi quốc gia trên thế giới hôm nay. Mọi trường Đại học được xây dựng tập trung vào các lãnh vực Kỷ năng quản lý, Kinh tế, Tài chánh, Khoa học, Kỹ thuật, Cơ khí, Toán học, Y học, Khoa học Xã hội Nhân văn  và các ngành khoa học liên ngành. Các nước đang phát triển hy vọng nền giáo dục của họ sẽ là đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội. Các nước đã phát triển nhìn vào giáo dục như là phương tiện để duy trì sự thống trị của họ trên trường quốc tế. Các nước đang phát triển cũng như các nước đã phát triển đều quan tâm vào vào việc phát triển kỹ năng máy tính, phát triển kinh tế, kỹ nghệ điện tử, Công nghệ Sinh học Canh nông, Khoa học Không gian, Viễn thông… 


Chỉ trong vòng 10 tháng tới, sau Đại Hội XII của ĐCSVN vào quí 1/2016, cuộc bàn giao chìa khóa lãnh đạo quốc gia Việt Nam cho một người kế vị. Chín mươi triệu người dân Việt hôm nay mặc dầu họ không chấp nhận và chống đối Chuyên Chính Vô Sản, nhưng họ mong rằng chiếc chìa khóa ấy phải được trao tận tay người có tinh thần Quốc gia. Người có giấc mơ Việt Nam thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh. Người có đầy đủ ý thức và bắt kịp những đổi thay của thế giới bên ngoài, những xu thế mới của thời đại. Người biết cải tạo nền giáo dục với tiêu chí của nền đại học là phát triển trí tuệ, chất xám xã hội. Người có khả năng đào tạo và sử dụng chuyên viên, tận dụng và thu phục nhân tài trong nước và hải ngoại phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Nếu cần, phải là người biết tự vượt lên chính mình, biết hy sinh quyền lợi cá nhân, gia đình, đảng phái chính trị thay đổi thể chế chính trị để cả nước đuổi bắt kịp thời với các nước trong vùng và tiến lên cùng cộng đồng quốc tế./.       


Đào Như


Thetrongdao2000@yahoo.com


Aug-19-2015


Bài viết trên đánh dấu ngày sanh thứ 80 của tác giả




CHÚ THÍCH NGUỒN


Tất cả dữ kiện tìm thấy trong bài viết trên được cung cấp tữ những trang mạng sau đây:


1 - NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN


http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=8713


2 - Toàn Văn Bức Thư Của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt Gửi Cho Bộ chính trị Hà Nội  ngày 9 tháng 8-1995


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/08/150809_vo_van_kiet_gui_bo_chinh_tri


3 - Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


http://nguyentandung.org/thong-diep-dau-nam-2014-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung.html

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19246)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17618)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18834)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22734)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18719)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20833)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21972)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22166)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19658)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20385)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19537)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24348)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23503)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.