1968: Mùa xuân Prague và cuộc đàn áp đẫm máu

21 Tháng Tám 201811:16 CH(Xem: 10179)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ TƯ 22 AUG 2018


1968: Mùa xuân Prague và cuộc đàn áp đẫm máu


BBC 21/8/2017

image009

Bản quyền hình ảnh Reg Lancaster/Express/Getty Images Image caption Ngày 10/9/1968: quân đội Liên Xô hành quân qua đường phố Prague trong giai đoạn "Mùa xuân Prague"


Ngày 21/8/1968, hàng chục người bị giết chết trong cuộc trấn áp quân sự của quân đội Liên Xô và năm quốc gia tham dự Hiệp ước Warsaw.


Xe tăng Liên Xô kéo vào thành phố, nghiền nát cuộc thử nghiệm "chủ nghĩa xã hội với bộ mặt người".


Một số thành viên lãnh đạo của phong trào tự do Tiệp Khắc bị bắt giữ, trong đó có Thủ tướng Alexander Dubcek.


Hãng thông tấn Liên Xô, Tass, nói rằng việc "kháng cự" được thực hiện theo yêu cầu của các thành viên trong chính phủ và các lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, nhằm chống lại "các lực lượng phản cách mạng".


Tuy nhiên, trong một bài diễn văn bí mật phát trên kênh phát thanh, Chủ tịch nước Tiệp Khắc Ludvik Svoboda lên án việc các đồng minh khối Hiệp ước Warsaw chiếm đóng lãnh thổ là bất hợp pháp, và đã được thực hiện mà không được sự đồng ‎ý của chính phủ Tiệp.


Tổng thống Hoa Kỳ khi đó, Lyndon Johnson nói cuộc xâm chiếm là sự vi phạm rõ ràng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và những l‎í do Liên Xô đưa ra để biện minh cho việc này là "hoàn toàn bày đặt".


"Đó là lời bình luận đáng buồn trong tư duy những người cộng sản khi họ cho rằng dấu hiệu tự do tại Tiệp Khắc bị coi là mối đe dọa căn bản cho an ninh của hệ thống Xô-viết," ông nói.


Giới chức Tiệp Khắc đã ra lệnh cho lực lượng quân đội với số lượng đông áp đảo của mình không đánh trả, và kêu gọi dân chúng kiềm chế.


image011


Bản quyền hình ảnh AFP/Getty Images Image caption Người dân Prague vây quanh xe tăng Liên Xô hôm 21/8/1968


Phản kháng


Việc thay đổi hướng đi của Tiệp Khắc bắt đầu khi ông Dubcek, người Slovakia, trở thành lãnh đạo Đảng Cộng sản vào tháng 1/1968.


Một chương trình cải cách dân chủ diện rộng bắt đầu được đưa ra, mở đầu cho phong trào "Mùa xuân Prague".


Trong ngày 21/8/1968, những đám đông tụ tập trên đường phố, hô vang ủng hộ ông Dubcek và đòi lính nước ngoài rút về nước.


Hầu hết sự phản kháng diễn ra quanh khu vực đài phát thanh Prague.


Sau đó, các thanh niên Tiệp ném bom xăng và thậm chí còn tìm cách chiếm xe tăng Nga.


Các tường thuật nói một số xe tăng và xe tải chở đạn dược bị phá hủy, nhưng binh lính Liên Xô đáp trả bằng súng máy và nã pháo. Ít nhất có bốn người bị bắn chết.


Tại các khu vực quảng trường Wenceslas và Phố Cổ, hàng trăm thanh niên dựng rào chắn và lật đổ xe tải cỡ lớn nhằm chặn đường tiến của đối phương.


Các chỉ huy Liên Xô và của khối năm thành viên Hiệp ước Warsaw sau đó áp lệnh thiết quân luật vào ban đêm và dọa bắn bỏ bất cứ ai dám vi phạm lệnh này.


Toàn bộ các tuyến đường xe lửa, đường bộ và đường không ra khỏi Tiệp đều bị đóng trong lúc binh lính nước ngoài tiếp tục tiến vào. Ước tính có khoảng gần 175 ngàn lính tham gia chiến dịch.


image012

Bản quyền hình ảnh GERARD LEROUX/AFP/Getty Images Image caption Người dân Tiệp Khắc tuần hành hôm 25/1/1969 tại Quảng trường Wenceslas ở trung tâm Prague tại lễ tang của Jan Palach, một sinh viên tự thiêu để phản đối Liên Xô xâm chiếm Tiệp.


Phản ứng quốc tế


Sau cuộc xâm chiếm, ông Dubcek và các gương mặt chính trị khác bị cấm hoạt động và bị thay thế bằng một chế độ cộng sản đàn áp hà khắc. Toàn bộ các cải cách trước đó bị tuyên bố vô hiệu, hoặc bị bỏ, không thực hiện.


Cuộc xâm chiếm bị lên án mạnh mẽ trên thế giới.


Đáng kể là có đảng cộng sản ở các nước Nam Tư và Romania tuyên bố họ không dính gì tới các hành động của Liên Xô.


Cũng như những gì từng xảy ra tại Hungary hồi 1956, phương Tây không hành động gì.


Khi đó, Hoa Kỳ đang trong giữa kỳ bầu cử tổng thống và đang bận rộn với cuộc chiến Việt Nam.


Đảng Cộng sản cuối cùng bị lật đổ tại Tiệp Khắc vào 24/11/1989, và ông Dubcek vinh quang trở lại thủ đô Prague.


Ông trở thành lãnh đạo của chính quyền hậu cộng sản trong diễn biến về sau được gọi là Cách mạng Nhung.

Mùa xuân Prague 1968 và cuộc chiếm đóng của quân Liên Xô

Rob Cameron BBC News, Prague


BBC 21/8/18

image013

Image caption Ivana Dolezalova hồi 1968 và hiện nay


Người phụ nữ trẻ trong bức hình giờ hai tay ra sau gáy, trông như đầu hàng. Trán cô nhăn lại, cặp mắt tỏ vẻ mệt mỏi kiệt lực.


"Rất tiếc, đó là tất cả những gì tôi tìm được," Ivana Dolezalova nói, vuốt cho phẳng tấm hình đen trắng trên bàn.


Bức hình chụp Ivana khi đó 19 tuổi, hồi 1968, khi xe tăng Liên Xô gầm rú tiến vào Tiệp Khắc trong đêm, tôi nghĩ. Tôi băn khoăn tự hỏi không rõ bức ảnh được chụp khi nào.


"À, nó không liên quan gì tới cuộc xâm chiếm," bà nói như thể đọc được ý nghĩ của tôi. "Tôi có một số ảnh chụp hồi 8/1968, nhưng có người mượn và chẳng bao giờ đem trả lại cả."


Chúng tôi ngồi tại Jungmannovo Namesti, một quảng trường nhỏ của Prague, được đặt tên theo nhà ngôn ngữ học hồi thế kỷ 19, người đã sáng tạo ra ngôn ngữ Czech.


Ivana, bản thân là một người phiên dịch, một học giả và là một phóng viên, vẫn nhớ một cách sống động những ký ức về sự kiện này.


"Trong ba ngày đầu tiên, tôi và các bạn học từ trường trung học và các giáo viên đã tới chỗ những chiếc xe tăng, nói chuyện với những người lính ngồi trên đó."


"Chúng tôi cảm thấy rằng đó hẳn phải là sai sót nào đó, và chúng tôi muốn giải thích với họ như thế. Tất nhiên như thế thật là quá ngây thơ, nhưng anh biết đấy, khi đó chúng tôi mới 19 tuổi, lại hoàn toàn đang bị sốc nữa," bà giải thích.


Những người lính ấy là một phần trong số 250 ngàn quân từ năm quốc gia ký Hiệp ước Warsaw tràn vào xâm chiếm Tiệp Khắc từ phía bắc, đông và nam.


Khi đó, họ được Moscow điều tới để đàn áp cái gọi là Mùa xuân Prague - phong trào cải cách tự do hóa của nhà lãnh đạo cộng sản Tiệp khi đó, Alexander Dubcek.


"Cho nên chúng tôi đi tới từng quảng trường và nói với họ 'hãy về nhà đi, không có phản cách mạng, chúng tôi rất ôn hòa, không ai muốn làm điều gì gây hại cả'," Ivana nói.


image014

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Xe tăng Liên Xô tiến vào đường phố Prague hôm 21/8/1968


"Họ có vẻ như lắng nghe trong những ngày đầu tiên đó. Cũng không lạ, bởi chúng tôi chỉ có tay không, không vũ khí," bà nói.


Những cuộc trao đổi của họ với binh lính Xô-viết kết thúc bất ngờ khi một trong những người lính tưởng lầm một chiếc máy ảnh là khẩu súng, và bắt đầu bắn chỉ thiên.


Đóng cửa biên giới

Các sử gia nói 108 dân thường người Czech và Slovakia bị giết chết trong bốn tháng xâm chiếm; nhiều người trong số này bị xe tăng và xe tải Nga cán chết.


Đến 1969, khi các đoạn biên giới bị đóng, có chừng 100 ngàn người đã bỏ chạy khỏi đất nước, và nhiều người khác nữa đã ra đi cho tới khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, hồi 1989.


image015

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Một số người Czech ném bom xăng, nhưng lực lượng xâm chiếm vẫn áp đảo về sức mạnh


Những người ở lại phải có lựa chọn rõ ràng: hoặc là từ bỏ việc chống đối sự chiếm đóng của Liên Xô và chấp nhận "bình thường hóa" xã hội, hoặc sẽ bị mất việc, mất sự nghiệp, mất cơ hội cho con cái vào đại học.


Hàng ngàn số phận đã bị hủy hoại do việc ra những quyết định có tính đạo đức là điều khó khăn. Nhiều người chọn cách sống lưu vong ở ngay trong nước, chọn theo đuổi những thứ vô thưởng vô phạt như thể thao, đi bộ hay tìm đến các khu trang trại nông thôn dịp cuối tuần, nơi họ có thể tránh khỏi sự ngột ngạt đàn áp của xã hội sống theo kiểu xã hội chủ nghĩa thời thập niên 1970.


Dubcek - người bị còng tay đưa lên máy bay sang Moscow - trở về và trở thành một người 'đàn ông gục ngã'. Ông giữ chức đại sứ tại Thổ Nhĩ Kỳ trong một thời gian ngắn, trước khi được trao vị trí quan chức nhỏ trong ngành lâm nghiệp của Slovakia.


Image caption Nhà làm phim Filip Remunda thấy ngạc nhiên về một số thái độ ứng xử của Nga ngày nay


Nhà làm phim người Czech Filip Remunda đã tới thăm lại những nơi xảy ra chuyện hồi mùa hạ năm đó để làm bộ phim tài liệu mới, Cuộc chiếm đóng 1968, là phim giới thiệu về các phim do năm nhà đạo diễn từ năm quốc gia từng tham gia Hiệp ước Warsaw có can dự vào "Chiến dịch Danube" thực hiện.


"Đây là lần đầu tiên từ trước tới nay chúng tôi có thể cho mọi người thấy cuộc chiếm đóng từ góc nhìn của những kẻ đi xâm chiếm," ông nói.


"Điều thực sự khiến tôi ngạc nhiên là một trong những người lính Nga, nay là một vị tướng, nói với tôi rằng ông vẫn tin đó là chiến dịch quân sự thành công nhất trong lịch sử," Remiunda nói với BBC.


"Ông ấy cũng tin rằng ông tới đó là bởi có phong trào phản cách mạng, rằng chúng tôi có những căn hầm chứa đầy vũ khí, rằng một sư đoàn Mỹ đã xâm nhập vào Tiệp Khắc và một sư đoàn Nga đã đẩy lui được họ. Họ tin rằng đó là khoảnh khắc mà họ đã chặn được sự bùng nổ của Đại chiến Thế giới thứ ba."


"Đây là cách nhìn nhận của các vị tướng trong quân đội Nga. Đã 50 năm trôi qua và họ vẫn nghĩ theo lối Xô-viết cũ," ông nói .


Quên đi lịch sử

Tiến sỹ Josef Skala, một thành viên có nhiều ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản Czech thời hiện đại, nói rằng cuộc xâm chiếm cần phải được nhìn nhận trong bối cảnh địa chính trị rộng lớn hơn.


"Nó xảy ra trong giai đoạn thế giới lưỡng cực, cả hai siêu cường đều thúc đẩy cho quyền lợi của họ thông qua sức mạnh quân sự," ông nói với BBC.


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Nhà lãnh đạo Tiệp Khắc Alexander Dubcek muốn có "chủ nghĩa với khuôn mặt con người"


"Khi Liên Xô xâm lược, không có bom napalm. Không có Chất Da cam. Phụ nữ Czech không bị buộc phải làm gái mại dâm phục vụ binh lính Liên Xô," ông nói, đưa ra so sánh với cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam.


"Hiển nhiên là không ai vui về việc cuộc khủng hoảng lại được xử lý theo cách đó. Nhưng nếu như quý vị hỏi về bối cảnh địa chính trị - thì nó là như vậy."


Quá nhẹ nhàng nếu so với cách diễn giải của người Nga. Một bộ phim tài liệu gần đây được phát trên kênh truyền hình Nga mô tả những cải cách của ông Dubcek như một cuộc đảo chính mang màu sắc phát xít, và nói rằng Nato đang lăm le xâm chiếm.


Ivana Dolezalova không quá lo lắng về việc Nga đưa ra thông tin mà quan tâm nhiều hơn tới nguy cơ lãng quên lịch sử của người Czech.


Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy một nửa số người Séc trẻ tuổi không biết chuyện gì đã xảy ra vào năm 1968.


Bà cũng nhìn thấy những điểm tương đồng đáng lo ngại giữa việc "bình thường hóa" của cộng sản thời thập niên 1970 và nền chính trị Séc đương đại, vốn đã nghiêng về cánh hữu kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng di dân.


"Tất nhiên nó có hình dạng khác nhau, nhưng nó có thể trở thành một loại chế độ độc tài. Vấn đề mà tôi thấy ở đồng bào mình là rất nhiều người trong số họ không bận tâm về điều đó", bà nói với tôi.


"Nhiều người, đặc biệt là ở nông thôn, sẽ nói với bạn rằng nếu Putin nắm vai trò lãnh đạo thì ít nhất mọi thứ cũng còn diễn ra trong trật tự," Ivana nói.


"Biên giới sẽ bị đóng cửa. Và điều tồi tệ nhất là họ sẽ không bận tâm đến việc bị đóng cửa."
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18398)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17849)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21805)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18183)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19141)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 18059)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20144)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18425)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16831)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16509)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16183)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20885)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18629)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 39560)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 21468)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 20721)
Hôm nay ngày thứ Năm 22-05-2014. Chúng tôi, Lý Kiến Trúc hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư Sử học Đinh Kim Phúc,một nhà nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn. Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay, ý kiến riêng của ông Đinh Kim Phúc thể hiện phần nào suy nghĩ chung của công luận người Việt trong ngoài nước trĩu nặng tấm lòng hướng về tổ quốc.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 31127)
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam "Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 22264)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17255)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17612)
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông nói chung và với Việt Nam nói riêng. Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.