1968: Mùa xuân Prague và cuộc đàn áp đẫm máu

21 Tháng Tám 201811:16 CH(Xem: 10173)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ TƯ 22 AUG 2018


1968: Mùa xuân Prague và cuộc đàn áp đẫm máu


BBC 21/8/2017

image009

Bản quyền hình ảnh Reg Lancaster/Express/Getty Images Image caption Ngày 10/9/1968: quân đội Liên Xô hành quân qua đường phố Prague trong giai đoạn "Mùa xuân Prague"


Ngày 21/8/1968, hàng chục người bị giết chết trong cuộc trấn áp quân sự của quân đội Liên Xô và năm quốc gia tham dự Hiệp ước Warsaw.


Xe tăng Liên Xô kéo vào thành phố, nghiền nát cuộc thử nghiệm "chủ nghĩa xã hội với bộ mặt người".


Một số thành viên lãnh đạo của phong trào tự do Tiệp Khắc bị bắt giữ, trong đó có Thủ tướng Alexander Dubcek.


Hãng thông tấn Liên Xô, Tass, nói rằng việc "kháng cự" được thực hiện theo yêu cầu của các thành viên trong chính phủ và các lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, nhằm chống lại "các lực lượng phản cách mạng".


Tuy nhiên, trong một bài diễn văn bí mật phát trên kênh phát thanh, Chủ tịch nước Tiệp Khắc Ludvik Svoboda lên án việc các đồng minh khối Hiệp ước Warsaw chiếm đóng lãnh thổ là bất hợp pháp, và đã được thực hiện mà không được sự đồng ‎ý của chính phủ Tiệp.


Tổng thống Hoa Kỳ khi đó, Lyndon Johnson nói cuộc xâm chiếm là sự vi phạm rõ ràng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và những l‎í do Liên Xô đưa ra để biện minh cho việc này là "hoàn toàn bày đặt".


"Đó là lời bình luận đáng buồn trong tư duy những người cộng sản khi họ cho rằng dấu hiệu tự do tại Tiệp Khắc bị coi là mối đe dọa căn bản cho an ninh của hệ thống Xô-viết," ông nói.


Giới chức Tiệp Khắc đã ra lệnh cho lực lượng quân đội với số lượng đông áp đảo của mình không đánh trả, và kêu gọi dân chúng kiềm chế.


image011


Bản quyền hình ảnh AFP/Getty Images Image caption Người dân Prague vây quanh xe tăng Liên Xô hôm 21/8/1968


Phản kháng


Việc thay đổi hướng đi của Tiệp Khắc bắt đầu khi ông Dubcek, người Slovakia, trở thành lãnh đạo Đảng Cộng sản vào tháng 1/1968.


Một chương trình cải cách dân chủ diện rộng bắt đầu được đưa ra, mở đầu cho phong trào "Mùa xuân Prague".


Trong ngày 21/8/1968, những đám đông tụ tập trên đường phố, hô vang ủng hộ ông Dubcek và đòi lính nước ngoài rút về nước.


Hầu hết sự phản kháng diễn ra quanh khu vực đài phát thanh Prague.


Sau đó, các thanh niên Tiệp ném bom xăng và thậm chí còn tìm cách chiếm xe tăng Nga.


Các tường thuật nói một số xe tăng và xe tải chở đạn dược bị phá hủy, nhưng binh lính Liên Xô đáp trả bằng súng máy và nã pháo. Ít nhất có bốn người bị bắn chết.


Tại các khu vực quảng trường Wenceslas và Phố Cổ, hàng trăm thanh niên dựng rào chắn và lật đổ xe tải cỡ lớn nhằm chặn đường tiến của đối phương.


Các chỉ huy Liên Xô và của khối năm thành viên Hiệp ước Warsaw sau đó áp lệnh thiết quân luật vào ban đêm và dọa bắn bỏ bất cứ ai dám vi phạm lệnh này.


Toàn bộ các tuyến đường xe lửa, đường bộ và đường không ra khỏi Tiệp đều bị đóng trong lúc binh lính nước ngoài tiếp tục tiến vào. Ước tính có khoảng gần 175 ngàn lính tham gia chiến dịch.


image012

Bản quyền hình ảnh GERARD LEROUX/AFP/Getty Images Image caption Người dân Tiệp Khắc tuần hành hôm 25/1/1969 tại Quảng trường Wenceslas ở trung tâm Prague tại lễ tang của Jan Palach, một sinh viên tự thiêu để phản đối Liên Xô xâm chiếm Tiệp.


Phản ứng quốc tế


Sau cuộc xâm chiếm, ông Dubcek và các gương mặt chính trị khác bị cấm hoạt động và bị thay thế bằng một chế độ cộng sản đàn áp hà khắc. Toàn bộ các cải cách trước đó bị tuyên bố vô hiệu, hoặc bị bỏ, không thực hiện.


Cuộc xâm chiếm bị lên án mạnh mẽ trên thế giới.


Đáng kể là có đảng cộng sản ở các nước Nam Tư và Romania tuyên bố họ không dính gì tới các hành động của Liên Xô.


Cũng như những gì từng xảy ra tại Hungary hồi 1956, phương Tây không hành động gì.


Khi đó, Hoa Kỳ đang trong giữa kỳ bầu cử tổng thống và đang bận rộn với cuộc chiến Việt Nam.


Đảng Cộng sản cuối cùng bị lật đổ tại Tiệp Khắc vào 24/11/1989, và ông Dubcek vinh quang trở lại thủ đô Prague.


Ông trở thành lãnh đạo của chính quyền hậu cộng sản trong diễn biến về sau được gọi là Cách mạng Nhung.

Mùa xuân Prague 1968 và cuộc chiếm đóng của quân Liên Xô

Rob Cameron BBC News, Prague


BBC 21/8/18

image013

Image caption Ivana Dolezalova hồi 1968 và hiện nay


Người phụ nữ trẻ trong bức hình giờ hai tay ra sau gáy, trông như đầu hàng. Trán cô nhăn lại, cặp mắt tỏ vẻ mệt mỏi kiệt lực.


"Rất tiếc, đó là tất cả những gì tôi tìm được," Ivana Dolezalova nói, vuốt cho phẳng tấm hình đen trắng trên bàn.


Bức hình chụp Ivana khi đó 19 tuổi, hồi 1968, khi xe tăng Liên Xô gầm rú tiến vào Tiệp Khắc trong đêm, tôi nghĩ. Tôi băn khoăn tự hỏi không rõ bức ảnh được chụp khi nào.


"À, nó không liên quan gì tới cuộc xâm chiếm," bà nói như thể đọc được ý nghĩ của tôi. "Tôi có một số ảnh chụp hồi 8/1968, nhưng có người mượn và chẳng bao giờ đem trả lại cả."


Chúng tôi ngồi tại Jungmannovo Namesti, một quảng trường nhỏ của Prague, được đặt tên theo nhà ngôn ngữ học hồi thế kỷ 19, người đã sáng tạo ra ngôn ngữ Czech.


Ivana, bản thân là một người phiên dịch, một học giả và là một phóng viên, vẫn nhớ một cách sống động những ký ức về sự kiện này.


"Trong ba ngày đầu tiên, tôi và các bạn học từ trường trung học và các giáo viên đã tới chỗ những chiếc xe tăng, nói chuyện với những người lính ngồi trên đó."


"Chúng tôi cảm thấy rằng đó hẳn phải là sai sót nào đó, và chúng tôi muốn giải thích với họ như thế. Tất nhiên như thế thật là quá ngây thơ, nhưng anh biết đấy, khi đó chúng tôi mới 19 tuổi, lại hoàn toàn đang bị sốc nữa," bà giải thích.


Những người lính ấy là một phần trong số 250 ngàn quân từ năm quốc gia ký Hiệp ước Warsaw tràn vào xâm chiếm Tiệp Khắc từ phía bắc, đông và nam.


Khi đó, họ được Moscow điều tới để đàn áp cái gọi là Mùa xuân Prague - phong trào cải cách tự do hóa của nhà lãnh đạo cộng sản Tiệp khi đó, Alexander Dubcek.


"Cho nên chúng tôi đi tới từng quảng trường và nói với họ 'hãy về nhà đi, không có phản cách mạng, chúng tôi rất ôn hòa, không ai muốn làm điều gì gây hại cả'," Ivana nói.


image014

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Xe tăng Liên Xô tiến vào đường phố Prague hôm 21/8/1968


"Họ có vẻ như lắng nghe trong những ngày đầu tiên đó. Cũng không lạ, bởi chúng tôi chỉ có tay không, không vũ khí," bà nói.


Những cuộc trao đổi của họ với binh lính Xô-viết kết thúc bất ngờ khi một trong những người lính tưởng lầm một chiếc máy ảnh là khẩu súng, và bắt đầu bắn chỉ thiên.


Đóng cửa biên giới

Các sử gia nói 108 dân thường người Czech và Slovakia bị giết chết trong bốn tháng xâm chiếm; nhiều người trong số này bị xe tăng và xe tải Nga cán chết.


Đến 1969, khi các đoạn biên giới bị đóng, có chừng 100 ngàn người đã bỏ chạy khỏi đất nước, và nhiều người khác nữa đã ra đi cho tới khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, hồi 1989.


image015

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Một số người Czech ném bom xăng, nhưng lực lượng xâm chiếm vẫn áp đảo về sức mạnh


Những người ở lại phải có lựa chọn rõ ràng: hoặc là từ bỏ việc chống đối sự chiếm đóng của Liên Xô và chấp nhận "bình thường hóa" xã hội, hoặc sẽ bị mất việc, mất sự nghiệp, mất cơ hội cho con cái vào đại học.


Hàng ngàn số phận đã bị hủy hoại do việc ra những quyết định có tính đạo đức là điều khó khăn. Nhiều người chọn cách sống lưu vong ở ngay trong nước, chọn theo đuổi những thứ vô thưởng vô phạt như thể thao, đi bộ hay tìm đến các khu trang trại nông thôn dịp cuối tuần, nơi họ có thể tránh khỏi sự ngột ngạt đàn áp của xã hội sống theo kiểu xã hội chủ nghĩa thời thập niên 1970.


Dubcek - người bị còng tay đưa lên máy bay sang Moscow - trở về và trở thành một người 'đàn ông gục ngã'. Ông giữ chức đại sứ tại Thổ Nhĩ Kỳ trong một thời gian ngắn, trước khi được trao vị trí quan chức nhỏ trong ngành lâm nghiệp của Slovakia.


Image caption Nhà làm phim Filip Remunda thấy ngạc nhiên về một số thái độ ứng xử của Nga ngày nay


Nhà làm phim người Czech Filip Remunda đã tới thăm lại những nơi xảy ra chuyện hồi mùa hạ năm đó để làm bộ phim tài liệu mới, Cuộc chiếm đóng 1968, là phim giới thiệu về các phim do năm nhà đạo diễn từ năm quốc gia từng tham gia Hiệp ước Warsaw có can dự vào "Chiến dịch Danube" thực hiện.


"Đây là lần đầu tiên từ trước tới nay chúng tôi có thể cho mọi người thấy cuộc chiếm đóng từ góc nhìn của những kẻ đi xâm chiếm," ông nói.


"Điều thực sự khiến tôi ngạc nhiên là một trong những người lính Nga, nay là một vị tướng, nói với tôi rằng ông vẫn tin đó là chiến dịch quân sự thành công nhất trong lịch sử," Remiunda nói với BBC.


"Ông ấy cũng tin rằng ông tới đó là bởi có phong trào phản cách mạng, rằng chúng tôi có những căn hầm chứa đầy vũ khí, rằng một sư đoàn Mỹ đã xâm nhập vào Tiệp Khắc và một sư đoàn Nga đã đẩy lui được họ. Họ tin rằng đó là khoảnh khắc mà họ đã chặn được sự bùng nổ của Đại chiến Thế giới thứ ba."


"Đây là cách nhìn nhận của các vị tướng trong quân đội Nga. Đã 50 năm trôi qua và họ vẫn nghĩ theo lối Xô-viết cũ," ông nói .


Quên đi lịch sử

Tiến sỹ Josef Skala, một thành viên có nhiều ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản Czech thời hiện đại, nói rằng cuộc xâm chiếm cần phải được nhìn nhận trong bối cảnh địa chính trị rộng lớn hơn.


"Nó xảy ra trong giai đoạn thế giới lưỡng cực, cả hai siêu cường đều thúc đẩy cho quyền lợi của họ thông qua sức mạnh quân sự," ông nói với BBC.


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Nhà lãnh đạo Tiệp Khắc Alexander Dubcek muốn có "chủ nghĩa với khuôn mặt con người"


"Khi Liên Xô xâm lược, không có bom napalm. Không có Chất Da cam. Phụ nữ Czech không bị buộc phải làm gái mại dâm phục vụ binh lính Liên Xô," ông nói, đưa ra so sánh với cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam.


"Hiển nhiên là không ai vui về việc cuộc khủng hoảng lại được xử lý theo cách đó. Nhưng nếu như quý vị hỏi về bối cảnh địa chính trị - thì nó là như vậy."


Quá nhẹ nhàng nếu so với cách diễn giải của người Nga. Một bộ phim tài liệu gần đây được phát trên kênh truyền hình Nga mô tả những cải cách của ông Dubcek như một cuộc đảo chính mang màu sắc phát xít, và nói rằng Nato đang lăm le xâm chiếm.


Ivana Dolezalova không quá lo lắng về việc Nga đưa ra thông tin mà quan tâm nhiều hơn tới nguy cơ lãng quên lịch sử của người Czech.


Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy một nửa số người Séc trẻ tuổi không biết chuyện gì đã xảy ra vào năm 1968.


Bà cũng nhìn thấy những điểm tương đồng đáng lo ngại giữa việc "bình thường hóa" của cộng sản thời thập niên 1970 và nền chính trị Séc đương đại, vốn đã nghiêng về cánh hữu kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng di dân.


"Tất nhiên nó có hình dạng khác nhau, nhưng nó có thể trở thành một loại chế độ độc tài. Vấn đề mà tôi thấy ở đồng bào mình là rất nhiều người trong số họ không bận tâm về điều đó", bà nói với tôi.


"Nhiều người, đặc biệt là ở nông thôn, sẽ nói với bạn rằng nếu Putin nắm vai trò lãnh đạo thì ít nhất mọi thứ cũng còn diễn ra trong trật tự," Ivana nói.


"Biên giới sẽ bị đóng cửa. Và điều tồi tệ nhất là họ sẽ không bận tâm đến việc bị đóng cửa."
06 Tháng Tám 2015(Xem: 14308)
"Trang web của CSIS liệt kê các nhà tài trợ theo hạng mục chung. Họ tiết lộ rằng chính phủ Việt Nam trả cho CSIS trong khoảng từ 50.000 USD tới 500.000 USD trong năm 2014. Nhưng trang này không cho biết khoản tiền đó để dùng làm gì." "Ông Hiebert là đồng tác giả một nghiên cứu năm 2014 của CSIS có tựa “Một Kỷ nguyên Mới trong quan hệ Mỹ-Việt”. Vậy ai có thể đã trả tiền để làm nghiên cứu này?" “Ông Hiebert — sau khi tôi hỏi tới hai lần — đã thú nhận rằng chính phủ Việt Nam trả tiền cho nghiên cứu này. Ông nói rằng không có việc chính phủ Hoa Kỳ cấp vốn cho nghiên cứu đó,” tác giả viết."
04 Tháng Tám 2015(Xem: 16600)
"Theo một nghiên cứu của Bộ Nội vụ, số lượng các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ ngành càng tăng nhanh đặc biệt là sau đổi mới. Hiện nay cả nước có 500 hội cấp trung ương; 4.000 hội cấp tỉnh, thành phố; và 10.000 hội cấp huyện, xã. Hà Nội có hơn 500 hội, TPHCM có gần 600 hội, Đà Nẵng có 445 hội."
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17599)
"Lanh mắt, lẹ tay như Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cũng chỉ được hỏi thăm tình hình sức khoẻ của tướng Thanh qua Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, và đã được Tướng Vịnh đáp lễ khá chu đáo: “Cám ơn ngài đã hỏi thăm sức khỏe BTQP của chúng tôi”. Sau đó là chấm dứt không nói gì thêm nữa. Có lẽ Ted Osius cụt hứng mà ông Vịnh cũng chẳng vui vẻ gì trước sự tò mò của ngài Đại Sứ về sức khỏe của quan Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng ViệtNam!"
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15150)
Khai mạc vũ đài biển Đông Ts Nguyễn Mạnh Hùng: "Ở CSIS, có cuộc “diễn thử khủng hoảng” (crisis simulation), những người tham dự đều là các cựu viên chức chính phủ, có người đóng vai cố vấn an ninh quốc gia, người khác đóng vai Tổng trưởng quốc phòng, Tổng trưởng ngoại giao, Giám đốc Trung ương tình báo, thuyết trình viên. Họ thảo luận để trình Tổng Thống lấy quyết định đối phó với một khủng hoảng giả tưởng trên Biển Đông. Toàn thể cuộc hội thảo được phổ biến trên internet nên ai cũng xem được. Riêng panel này vì tính cách nhạy cảm của nó, không được phổ biến trên internet."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 16923)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đãđược Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification,Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas HealthScience Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân củahọ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đãchết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trongtrại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (Nếu tướng Đảo có xem hình này, xin xác nhận).
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 18184)
"Phải chăng tư duy chúng ta đã có, “nỏ thần” chúng ta cũng đang cầm, thế nhưng chúng ta chưa đủ can đảm để trao “nỏ thần” này mà cứ khư khư giữ lấy với nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” nên mới khiến nước nhà lâm vào “vòng vây” như hiện nay. Và tôi, một người Đảng viên với hơn 30 năm theo Đảng, xin gửi bài toán này đến với những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng hiện nay cũng như những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XII sắp tới."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 17098)
"Đáng chú ý, mặc dù Bắc Kinh nói là phân tích vấn đề Biển Đông từ góc độ quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng khách mời tham dự hội thảo này không thấy Trung Bình Xã nhắc đến học giả nào từ Việt Nam khi liệt kê danh sách. Chỉ có Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, học giả gốc Việt giảng dạy tại đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ được Trung Quốc mời tham dự."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16530)
"Hôm thứ Ba, 30-6-15, Nhật Báo Văn hóa nêu lên vấn đề làm kinh ngạc mọi người đọc: “Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào ngày 5-7-15 có được đón tiếp bằng 21 phát đại bác Mỹ” không?”. Hình như có gì thay đổi rất là cơ bản trong nghi lễ đón tiếp tbt Nguyễn Phú Trọng từ Washington? Theo tin riêng của NhậtBáoVăn Hóa hôm 1-7-15, lịch trình ông Trọng viếng Mỹ được lên kế hoạch như sau:"
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16486)
CÁC BÀI VIẾT GỞI VỀ TÒA SOẠN VĂN HÓA HAY TRÍCH TỪ CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG KHÁC NHẰM MỤC ĐÍCH TRUYỀN TẢI THÔNG TIN MÀ KHÔNG PHẢN ẢNH QUAN ĐIỂM HAY LẬP TRƯỜNG CỦA VĂN HÓA.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 15448)
Ông Austin dẫn nguồn báo cáo hôm 13/5 của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear, người từng làm đại sứ ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam hiện giữ 48 đảo, bãi can thực tế còn Trung Quốc chỉ chiếm 8 thực thể.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 16766)
Trong một bài viết gửi BBC mới đây bàn về TPP và Việt Nam, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định về điều ông gọi là “về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh”.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 15934)
- "Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh." - "Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ"
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 17496)
Ts Phùng Liên Đoàn: "Vì vậy, kính thưa quí vị, tôi xin tuyên bố ngày hôm nay trước quí vị là vợ chồng tôi là những cá nhân khiêm tốn giống như trăm ngàn người khác nhưng muốn đóng góp tài sản của mình là 3 triệu USD để làm vốn khuyến khích bè bạn gần xa hoạt động giúp nhiều người Việt Nam thực hiện Giấc Mơ Việt Nam."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 20031)
- "Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Đó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa. Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Đa Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Đa Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết..." - "Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội..."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15803)
- Tuần Văn hóa – Lễ hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013: lễ dâng hương tưởng niệm 584 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc – Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn tại đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch) (ngày 23/3); lễ hội Tây Thiên sẽ diễn ra từ ngày 26 – 28/3 tại đền Thỏng và đền Thượng (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo). Các hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: hát soọng cô, hát chèo, hát văn, thi làm bánh chưng, bánh dày… Ảnh bên: đền thờ Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn. - Hiện nay truyền thông trong nước chạy tít: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn Miếu là có lỗi với mai sau…”. Báo chí trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 15075)
"Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ"
31 Tháng Năm 2015(Xem: 15292)
Nhân hội-nghị hàng năm về quốc-phòng Đông-Nam-Á Shangri-La bắt đầu hôm nay, 29/5, ở Singapore mà trọng-tâm chắc chắn là tình-hình ngày càng gây cấn ở Biển Đông, tưởng cũng nên nhắc lại sự đóng góp rất ý nghĩa của các xã-hội dân-sự Việt-Phi tại Hội-nghị Manila về Biển Đông hồi tháng 3 năm nay và mấy kết-quả ban đầu của hội-nghị đó.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 14659)
"Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21 nói không nắm rõ tình hình, ngày 22 cũng chỉ bày tỏ "vô cùng bất mãn" với hành động của Mỹ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không công bố thông tin nào về việc theo dõi, ngăn chặn máy bay Mỹ như cuộc khủng hoảng vùng nhận diện phòng không Hoa Đông năm 2013."