Ts. Nguyễn Tiến Hưng: Đôi lời về Cố Tổng Trưởng Châu Kim Nhân

19 Tháng Bảy 20187:59 CH(Xem: 14515)

VĂN HÓA ONLINE - Ý KIẾN  -  THỨ HAI 23 JULY 2018


Nguyễn Tiến Hưng: đôi lời về ông Châu Kim Nhân


19 Tháng Bảy 20187:59 CH(Xem: 106)


VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ TƯ 20 JULY 2018


LTS: Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng trưởng Kế hoặch VNCH, hiện nay ông đang sinh sống tại Viginia; ông là cây bút chủ về tài liệu và bình luận chính trị, có nhiều bài viết trên Văn  Hóa Online. Nhân người bạn tri kỷ của ông: cố Bộ trưởng Tài chính VNCH Châu Kim Nhân vừa tạ thế ở Hoa Kỳ (1928-2018), Ts Hưng gởi đến VĂN HÓA bài viết ngắn, bày tỏ tâm tình và sự ngưỡng mộ của ông đối với người quá cố. Trong bài này, tác giả cũng nhắc đến một số sự kiện chính trị, tình hình ngân sách tài chính VNCH thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cũng như sự cống hiến vô vị lợi của cố Tổng trưởng Tài chính VNCH Châu Kim Ngân cho quốc gia. Trân trọng. (lkt)  


Đôi lời về Cố Tổng Trưởng Tài Chánh Châu Kim Nhân


Nguyễn Tiến Hưng


image012


Kính thưa chị Châu Kim Nhân,


Kính thưa quý thân hữu,


Anh Phạm Đỗ Chí đã nói tới gương sáng về sự liêm chính của người quá cố.  Chúng tôi xin thêm đôi lời để nhắc lại một vài thành tích mà Cố Tổng Trưởng CKN còn để lại, những thành tích mà chính cá nhân chúng tôi được chứng kiến và khâm phục:


- Thứ nhất, là sự tin tưởng vững chãi của ông về nhu cầu phải cải tiến nền hành chánh vì không quốc gia nào tiến bộ được nếu không có một nền hành chánh hữu hiệu và trong sạch. Mùa Thu 1973 đang khi Chương trình Cách mạng Hành Chính của TT Thiệu tiến mạnh thì Miền Nam bất chợt rơi vào cảnh lạm phát phi mã  do cú sốc dầu lửa Trung Đông gây ra: dầu thô tăng gấp 3 lần: từ $4/một thùng lên $12/thùng. Ngân sách cạn kiệt, không tìm đâu ra tiền để tài trợ cho chương trình. Nhưng Tổng trưởng Tài Chánh Châu Kim Nhân đã mất ngủ nhiều đêm để tìm các ngóc ngách ngân sách, thu vén đủ tiền giúp cho Đại Tá Quách Huỳnh Hà - người đặc trách chương trình này -  để ông đủ sức thẳng tiến.


- Thứ hai, khi đã có đà, TT Thiệu lại chỉ thị cho Bộ Kế Hoạch làm dự án để mở chi nhánh của Học Viện QGHC tại cấp tỉnh, rồi dần dần tới cấp huyện. Nhưng hết tiền rồi thì làm sao mà mở được, thưa Tổng Thống? Chúng tôi  bàn bạc với ông Nhân, và ông lại mau lẹ tìm cách đáp ứng. Một trong những biện pháp là tăng thu. Nhìn đi nhìn lại thì cũng chẳng còn nguồn nào mà tăng thu. Ông bèn quyết định ra lệnh cho đột nhập vào cơ sở của các thương gia Chợ Lớn để kiểm kê và thu thuế, một khu vực mà cho tới lúc ấy, chưa có ông Tổng Trưởng Tài Chánh nào trong cả hai nền Cộng Hòa xâm nhập vào nổi.


- Thứ ba, là khủng hoảng Mùa hè 1974. Tháng 8 năm 1974 chính là tháng định mệnh của VNCH. Định mệnh vì qua những cuộc khủng hoảng trước – như đảo chính 1963, Tết Mậu Thân, Mùa hè Đỏ Lửa - Miền Nam ngã xuống rồi vẫn có thể chỗi dậy và vươn lên.


Nhưng lần này: tháng 8, 1974, đã nằm xuống là nằm luôn.


Chúng tôi muốn nhắc tới ngày 5/8/1974 – chúng ta đang trong tháng 7, sắp tới tháng 8/2018. Ngày 5/8/1974 QH Hoa Kỳ ngang nhiên cắt đứt 60% quân viện cho VNCH, ngược hẳn với những cam kết của TT Nixon là sẽ tăng viện để bù đắp phần nào cho việc đơn phương rút một nửa triệu quân đội Mỹ và việc VNCH ký Hiệp Định Paris. Viện trợ đang từ $2.4 tỷ xuống $1 tỷ. Vì chỉ còn 3 ngày nữa là TT Nixon phải từ chức (vào ngày 8/8 – chúng tôi gọi là “ngày song bát”), ông buộc lòng phải chấp nhận ký thành luật.


Nhưng luật thì luật, chỉ mấy ngày sau khi TT Nixon từ chức, Ban Chuẩn Chi QH lại xén thêm  $300 triệu nữa, chỉ còn $700 triệu.


Trong khoản này, Bộ Quốc Phòng lại trừ đi  số tiền ứng trước để mua 34 chiếc máy bay phản lực F-5E, cho nên sau cùng thì chỉ còn không tới $500 triệu.


Thưa quý vị, với lạm phát phi mã và giá xăng nhớt tăng gấp ba lần, khoản này trong thưc tế là vô nghĩa.


- Cũng chưa hết, xin quý vị và lịch sử ghi rõ điểm này – vì đối với chúng tôi, đây là một điểm son thật đậm của cố Tổng trưởng CKN – nói theo kiểu người Anh : thì đây là một cái lông thật đẹp nữa  cài trên cái mũ  của ông:  QH Mỹ xiết chặt thêm cái ống dưỡng khí cho VNCH: nghiêm cấm Bộ Tài Chính, ngăn chận ông CKN không được  dùng tiền viện trợ Mỹ từ “Quỹ Đối Giá” (quỹ tiền Việt Nam góp lại từ tài khoản bán những hàng nhập cảng do viện trợ Mỹ) để tài trợ cho ngân sách Quốc Phòng. Mà đây lại là nguồn chính để trả lương cho quân đội.


Cả chính phủ bàng hoàng, nhưng Tổng trưởng CKN bình tĩnh phát biểu: Để tôi tìm xem có cách nào không?”


Ông suy nghĩ mấy ngày rồi đưa ra một giải pháp: lấy tiền riêng của Việt Nam từ thuế nội địa và bán công khố phiếu cho những hãng ngoại quốc như Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan, Singapore để chi cho ngân sách quốc phòng, rồi chỉ dùng Quỹ Đối Giá của Mỹ để tài trợ các khoản khác như  xã hội, giáo dục, y tế, lao động.


Chúng tôi hỏi ông: làm như vậy trước sau rồi cũng bị phát hiện? Ông vỗ vai tôi trấn an: anh đừng lo, trước hết ta sẽ làm thật kín theo như lời căn dặn của tổng thống, đó là tất cả những tin tức về cắt viện thì Khối Kinh Tế/Tài Chánh phải giữ cho thật kín để quân, dân khỏi nản lòng. Thứ hai: đây chỉ là biện pháp tạm thời để sống qua ngày, ngày mai ta sẽ tính sau, biết đâu dầu lửa ngoài khơi lại sẽ đến với chúng ta sớm hơn. (Mà đúng như vậy, Dàn khoan Bạch Hổ đã tìm được dầu sớm hơn là mong đợi).


Nghe vậy, chúng tôi hết sức khâm phục. Thì ra bên trong con người với cặp mắt lim dim, đi đứng khoan thai, nhẹ nhàng, ăn nói nhỏ nhẻ, coi vẻ như chậm chạp – và nhiều người đã cho là ông chậm chạp -  lại tiềm ẩn một bộ óc rất nhanh nhẹn, tháo vát, xoay xở kịp thời để đáp ứng với những hoàn cảnh éo le của thời cuộc.


- Thứ tư, khan hiếm gạo. Năm 1974, một số tỉnh trưởng vùng đồng bằng Cửu Long ra lệnh “cấm gạo xuất tỉnh” (nông dân không được chở gạo ra khỏi tỉnh) vì gạo bị thất thoát sang Cao mên (An Giang, Châu Đốc nằm sát biên giới Cao Mên). Nhưng lệnh này lại làm cho gạo ở Sài Gòn và Miền Trung khan hiếm, giá tăng vọt. Trong hoàn cảnh này, ông CKN đã nối tay rất chặt chẽ với Tổng trưởng Kinh Tế Nguyễn Đức Cường thuyết phục được chính phủ hủy bỏ lệnh này và các ghe thuyền lại từng đoàn tiếp tục chở gạo qua sông  rạch lên Sài Gòn.


Trên đây chúng tôi chỉ vừa nhắc lại bốn thí dụ cụ thể về sự nghiệp của người quá cố. Là một con người thanh liêm, chính trực, làm việc đêm ngày  với một bộ óc sắc bén, Tổng trưởng CKN đã như một vết sáng chiếu rọi lên bầu trời tối tăm ảm đạm của VNCH trước khi sụp đổ.


Kính thưa anh CKN, trong suốt cuộc hành trình trên trần gian này, anh đã chọn con đường chính lộ, hết lòng với đất nước, với xã hội, với gia đình, với bạn bè. Giờ đây anh có thể ra đi về thế giới bên kia với niềm tự hào lớn lao và với sự bình an vĩnh cửu.


Xin kính chào ngưỡng mộ và vĩnh biệt anh.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19247)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22736)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20833)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21973)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22169)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19658)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19538)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24349)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23506)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.