Sức ép hàng TQ sẽ rất khủng khiếp với thị trường VN

08 Tháng Bảy 20187:28 CH(Xem: 10736)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ HAI O9 JULY 2018


Sức ép hàng TQ sẽ rất khủng khiếp với thị trường VN


07/07/2018 15:50 GMT+7


TTO - Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng rất lớn đến VN. Bởi khi bị Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa, Trung Quốc sẽ xả hàng sang các nước khác, trong đó có VN. Sức ép hàng Trung sẽ rất lớn.


image009

Trump và Tập . Ảnh đồ họa: FOX


"Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chính thức diễn ra cách đây 1 ngày. Thực tế, là doanh nghiệp sản xuất trong nước, chúng tôi thực sự hoang mang. Vì hàng Trung Quốc sẽ tấn công thị trường chúng ta.


Nguy cơ hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn doanh nghiệp sẽ tạm ngừng sản xuất, người lao động mất việc khi hàng Trung Quốc phá giá vào VN".


Trao đổi với Tuổi trẻ chiều 7-7, ông Đỗ Phương An, giám đốc công ty sản xuất thương mại kết cấu thép Hà Dương (Hà Nội) lo ngại.


Từ ngày 6-7, thuế nhập khẩu 25% của Mỹ lên số hàng hóa trị giá 34 tỉ USD của Trung Quốc chính thức có hiệu lực, báo hiệu cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu.


Phía Trung Quốc nhanh chóng trả đũa bằng gói thuế quan 25% tương tự nhằm vào 545 hàng Mỹ - từ ô tô tới nông phẩm, cũng trị giá 34 tỉ USD.


Hàng Trung Quốc sẽ tấn công VN


Theo ông Đỗ Phương An, các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhỏ bé, không thể chống chọi, cạnh tranh về giá với hàng Trung Quốc.


Ông An dẫn chứng năm 2015, thép Trung Quốc đã tràn sang VN khi họ tồn kho mặt hàng này. Có thời điểm giá thép Trung Quốc nhập về chỉ bằng 60-70% so với giá xuất kho của doanh nghiệp sản xuất trong nước. Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất thép trong nước điêu đứng.


Đồng tình quan điểm này, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, lo ngại Trung Quốc phá giá nhân dân tệ đến nay hơn 3% đối với đồng USD nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. 


Ông Hiếu chỉ ra là hàng triệu nông dân VN sẽ bị thua thiệt, vì thị trường xuất khẩu chủ yếu của nông sản của VN là Trung Quốc. Giá trị hàng xuất khẩu là rau quả, cao su,… xuất sang Trung Quốc sẽ thu được giá trị thấp hơn.


Dưới góc độ doanh nghiệp xuất khẩu, ông Lương Văn Thư, Tổng giám đốc, kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị công ty May Đáp Cầu (Bắc Ninh) cho biết khi Mỹ áp thuế cao hàng của Trung Quốc thì Trung Quốc phải đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác, trong đó có VN.


Để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm giá hàng hóa, Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ. Như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu của VN đang nhập khẩu 70-80% nguyên liệu từ Trung Quốc như dệt may, da giày… sẽ được hưởng lợi chứ không bất lợi. Do đó, hàng VN xuất sang Mỹ sẽ có giá cạnh tranh hơn. 


Song, cũng theo ông Thư, cái lợi của doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thu được không đáng kể mà các công ty trung gian Hàn Quốc - đối tác xuất khẩu hàng dệt may của VN vào Mỹ sẽ hưởng phần lớn.


Cẩn thận không bị hàng Trung Quốc giả xuất xứ


Mặt khác, cũng theo ông Hiếu, Trung Quốc có thể lấy VN là nơi trung chuyển để 'tuồn' hàng Trung Quốc sang Mỹ, né áp thuế cao. 


Thực tế, có tình trạng hàng Trung Quốc đã lợi dụng chính sách ưu đãi thuế của VN với một số đối tác thương mại mà đã chuyển hàng Trung Quốc sang nước ta rồi xuất đi. Do đó, cơ quan chức năng phải có những giải pháp ngăn chặn tình trạng này. Đặc biệt là các doanh nghiệp VN phải tỉnh táo, tránh để bị lợi dụng.


"Nếu chúng ra không kiểm soát tốt, để tình trạng này xảy ra, phía Mỹ sẽ trừng phạt, áp thuế, thậm chí không nhập hàng hóa từ VN. Khi đó, doanh nghiệp và người dân VN sẽ chịu ảnh hưởng, thiệt thòi", ông Hiếu khuyến cáo.


TS Đinh Tuấn Minh, chuyên gia kinh tế, cho biết bùng nổ cuộc chiến thương mại này tác động đến kinh tế toàn cầu. VN đã hội nhập rất sâu rộng vào kinh tế toàn cầu và là đối tác thương mại của cả Mỹ và Trung Quốc. Nên việc kinh tế VN bị ảnh hưởng là chắc chắn.


Trung Quốc sẽ bán tháo hàng sang nhưng thị trường mà có sự bảo hộ không được tốt như VN. VN có thể là nơi mà Trung Quốc bán phá giá hàng hóa… Diễn biến sẽ rất khó lường.


Để bị tác động tiêu cực mức thấp nhất từ cuộc chiến này, Chính phủ, cơ quan chức năng của VN phải theo dõi sát sao và có những kịch bản với những phương án đối phó.


Để tránh tác động xấu đến doanh nghiệp sản xuất trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô, theo ông Hiếu, chúng ta có thể xem xét phá giá đồng nội tệ cả năm khoảng 3% để bù trừ cho đồng nhân dân tệ phá giá đối với đồng USD. 


Ước tính từ đầu năm đến nay, đồng VND phá giá 1% so với USD. Như năm 2015, chúng ta đã phải phá giá đồng VND khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ.


TTO - Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu sau 0h sáng 6-7 (giờ Mỹ) khi quyết định áp thuế của Mỹ với 34 tỉ USD hàng Trung Quốc chính thức có hiệu lực.


Trong ngày 5-7-2018 , Tổng thống Mỹ Donald Trump không biểu lộ bất cứ tín hiệu nào cho thấy sự nhượng bộ của ông trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.


Phát biểu trên chiếc Air Force One, ông Trump cho biết đợt đánh thuế cao đầu tiên với 34 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ được nối tiếp mau chóng sau đó với một đợt áp thuế khác với 16 tỉ USD hàng Trung Quốc.


Ông Trump còn tiếp tục đe dọa sẽ áp thuế lên tới 450 tỉ USD với hàng hóa Trung Quốc. LÊ THANH
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18333)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19255)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17626)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18843)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22221)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22743)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20837)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21976)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19664)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20395)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19546)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24358)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23514)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.