Bài viết của Ts. Nguyễn Nhã

22 Tháng Sáu 20189:13 SA(Xem: 12282)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ SÁU 22 JUNE 2018


image016

Ts Nguyễn Nhã


Dưới đây là bài viết của Ts Nguyễn Nhã gởi cho VH ngày 19 tháng 6, 2018:


Chung toi da doc bai tho Dan Viet Phai Lam Gi cua Nha . Bai tho noi dung rat hung trang, cam dong va de vao lich su dan toc .  O hai ngoai chung toi rat buon . .


QuangSon Canada


PHẢI LÀM GÌ HỠI DÂN NAM


  • Hãn Nguyên Nguyễn Nhã

Phải làm gì hỡi dân Nam


Phải trung thực bởi dối gian quá rồi


Phải chất lượng phát triển thôi


Phải tử tế với mọi người Việt Nam


Phải bỏ thù hận mọi đàng


Phải giáo dục có kỹ năng thế nào


Phải yêu nước thật ra sao


Phải thấy  tâm xấu nào Bắc Phương


Phải cương quyết chống Bắc Phương


Phải ra sức dựng hùng cường Việt Nam


Phải tận diệt bọn quan tham


Phải giữ bản sắc Việt Nam


Phải nhiều đề án Việt Nam hùng cường


Phải lương đủ sống chuyện thường


Phải cần kết nối thành cường quốc thôi


Phải xóa lỗi hệ thống rồi


Phải xây dựng cuộc đời tự do


Phải bảo vệ độc lập thôi


Phải quyết tâm bảo vệ nước tôi chủ quyền


Việt Nam, 16/6/2018


TÂM THƯ CỦA TIẾN SĨ SỬ HỌC NGUYỄN NHÃ GỬI CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM, CÁC HỌC TRÒ ĐÃ NHẬN HỌC BỔNG KHUYẾN HỌC “ HOÀNG SA HỌC” CŨNG NHƯ HỌC BỔNG KHÁC CỦA QUỸ VĂN HÓA GIÁO DỤC HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ


Tiếp theo nội dung đã  gửi qua mạng sáng ngày 9 /6/2018 với nội dung như sau: “ Mong các nhà khoa học  nghiên cứu thấu đáo thấy rõ cái lợi cái hại, nhất là lợi bất cập hại khi Tướng Phạm Văn Dỹ đã từng tuyên bố "Nguy cơ mất nước là có thật"; khi Trung Quốc không còn giấu giếm, ngoài việc làm dữ ở Biển Đông, các học giả như Vương  Hàn Lĩnh từng tuyên bố trước 1885 Việt Nam là thuộc quốc ,dù dư biết từ thế kỷ X đến 1945 , thời vua Bảo Đại Việt Nam luôn tự xưng Hoàng đế và lấy quốc hiệu  từ Đại Cồ Việt đến Đại Việt, Đại Nam. Các du khách Trung Quốc đến Đà Nẵng, Nha Trang tuyên bố đây là đất của họ... Và Hội Nghị Thành Đô  do Trung Quốc công bố Việt Nam là khu tự trị của Trung Quốc.


 Hàng ngàn năm nay, Việt Nam rất tự hào là quốc gia độc lập luôn chống lại bất cứ giặc xâm lược nào từ Bắc Phương hay từ Tây Phương. Và người nước ngòai kể cả các vị đứng đầu quốc gia như TT. Mỹ Trump đến Việt Nam đều ngưỡng mộ Việt Nam có anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng.


 Thời nào, Việt Nam cũng có Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống song luôn có Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Quang Trung- Nguyễn Huệ.... Tôi là người học sử, nghiên cứu lịch sử Việt Nam , thấy rõ như vậy. Mong được mọi người chia sẻ”.


 Đêm  ngày 10/6/ 2018 ,  hồi 03g46 ,tôi thức dạy viết Tâm thư này sau khi nằm mơ nảy ý kiến  lấy ông Tổ giáo dục Việt Nam là An Tiêm.


 Trong giấc mơ này có nội dung trao đổi, Tôi  đã từng đề nghị trong Đại Hội Thành lập Hiệp Hội Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam hồi tháng 10 năm 2017, lấy Lang Liêu, Hùng Vương Thứ 7 là ông Tổ của Ẩm Thực Việt Nam theo gợi ý của nhà sử học Dương Trung Quốc, tại sao không lấy An Tiêm là ông Tổ giáo dục Việt Nam.


 Với hành động tự cường tự lập ngoài hoang đảo tự lo trồng dưa hấu mà sinh sống thật là tấm gương lớn cho giáo dục Việt Nam về tinh thần giáo dục cho các thế hệ trẻ Việt Nam tự học tự nghiên cứu là chính cùng tinh thần sáng tạo, tự thân tự lập của Anh Tiêm. Đó cũng là xu hướng giáo dục trên thế giới lấy người học là trung tâm.


Bức thư này sẽ đem vào phụ lục của tác phẩm sách: “Việt Nam Huyết Lệ Thi Thư, tập 3: Đại Hòa- Quốc Đạo- Cường Quốc Biển”  và sẽ đưa vào phần kết luận của tác phẩm “ Khoa cử Nho Học Thời Pháp Thuộc”( 1884-1919), vốn là Luận văn Cao học giáo dục  khóa 1 (1970-1971 ) tại Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, sẽ xuất bản một ngày gần đây.


 Thân mến,


 TP. HCM ngày 10 tháng 6 năm 2018


 Nguyễn Nhã


TẬP SAN S ĐỊA (1966-1975)


     LỜI NÓI ĐẦU:


 Ông Tổ họ Nguyễn của tôi vốn gốc Quỳnh Lưu, Nghệ An, từng là ngư dân , vào thời Hồng Đức nhà Lê đã ra Càn Thôn , xã Yên Mô , huyện Yên Mô Ninh Bình lập nghiệp, nên tôi, Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học sẵn sàng viết về Tập San Sử Địa mà tôi là chủ nhiệm kiêm chủ bút.


Hoàn cảnh nào Tập San Sử Địa ra đời


Năm 1966 khi ra mắt Tập San Sử Địa tại Trung Tâm Báo Chí ở đường Tự Do ( Đồng Khởi), Ông Trần Thúc Linh ( chú ruột của GS Trần Quốc Vượng) đã viết bài báo trên Nhật báo Thần Chung rằng năm 1966 có hai sự kiện quan trọng: Một là hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Việt ở Honolulu về chính trị và hai là ra mắt Tập San Sử Địa về văn hóa. Khi ấy Tôi mới 27 tuổi.


Ngay Lá Thư Tòa soạn số 1, tôi đã chấp bút viết:” Tuy với đường lối khách quan sử học , Tập San không quên sử là nguồn sinh lực tinh thần quốc gia, Tập San sẽ cố gắng khai thác các đề tài có tính cách khơi động lòng tự hào dân tộc như làm sáng tỏ các sự nghiệp của các danh nhân , nhưng sự thực lịch sử luôn được tôn trọng.”


 Mặc dù có người như GS Nguyễn Thế Anh có lần nhắc nhở Tôi không nên viết trong Lá Thư Tòa Soạn những lời không đựợc khách quan khoa học, Tôi vẫn giữ quan điểm những bài viết phải khách quan song viết để làm gì thì phải “ khơi động lòng tự hào dân tộc”.


Tập San Sử Địa đã  làm được những gì sau gần 10 năm hoạt động với 29 số báo


Mặc dù trong Lá thư Tòa Soạn số 1 có viết:“ Khởi đầu Tập San sẽ ra ba tháng một kỳ, một ngày gần đây Tập San sẽ được ấn hành hai tháng hay một tháng một kỳ khi hoàn cảnh cho phép”.Song lời hứa tến tới ra 1 tháng 1 kỳ không được thực hiện mà do nhiều khó khăn có khi 6 tháng hay hơn mới có một số báo ra. Và rồi số báo cuối cùng, số 29 đặc khảo về Hoàng Sa & Trường Sa  với giá 980$/ 1c ( công sở giá gấp đôi) cùng toàn bộ số báo số 27& 28 giao cho hai nhà tổng phát hành Nam Cường và Đồng Nai và một số các đại lý ở Vĩnh Long, Đà Lạt, Huế  đã không thu hồi lại tiền bán báo , khi Tập San Sử Địa chưa ra số báo 30, mới tới hạn trả tiền bán báo.


 Tuy về tài chánh mất trắng, song trong Bản tường trình về Tập San Sử Địa cho Ban Quân Quản trường Đại Học Sư Phạm TPHCM năm 1976 , tôi đã viết dù với Tập San Sự Địa chưa đóng góp là bao, Tôi  luôn tự hào về những gì mình đã làm mà lương tâm mình cho là đúng.


 Ngoài các số  đặc khảo về danh nhân như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Thanh Giản, Quang Trung hay  Kỷ niệm Chiến thắng Xuân Kỷ Dậu, 200 năm Phong trào Tây Sơn, Việt Kiều tại các lân bang Thái Miên Lào, Phong tục Tết Việt Nam & Các Lân bang, Đà Lạt và các số báo mà  GS Phan Huy Lê nhận xét trong Lời mở đầu số hóa Tập San Sử Địa của Trường Viễn Đông Bác Cổ ( Pháp):... “Nhiều bài viết trên Tập San thật sự là những công trình nghiên cứu có giá trị cao, sưu tầm tư liệu công phu , xử lý thông tin khoa học, thái độ khách quan trung thực và nhất là góp phần dấy lên tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc và nêu cao các giá trị văn hóa dân tộc”...


 Gần đây Tạp Chí Xưa  & Nay đã tái bản nhiều số đặc khảo và nhất là cuốn sách dầy cộm” Những bài khảo cứu của Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn” ( đã đăng trên Tập Sna Sử Địa) và hiện nay đang cùng với tôi chủ biên “ Tâp San Sử Địa nối dài” với các số đăc khảo của các tỉnh thành về Du lịch ẩm thực mà số đầu tiên sẽ là  “Đặc khảo Huế  du lịch ẩm thực”. Sau đó là “Đặc khảo Vĩnh Long du lịch ẩm thực”, “Đặc khảo Quảng Nam -Đà nẵng- Hội An du lịch ẩm thực”, “Đặc khảo Mỹ Tho- Bến Tre du lịch ẩm thực”...Cùng Công Ty Tin Học Lạc Việt sẽ ra “trang web. Tap San Su Dia.com”.


 Đúng Tôi rất hãnh diện về những gì tôi đã làm cho Tập San Sử Địa khi tôi viết “ Nguyễn Nhã là ai “ cho www.sachhiem.net khi có người bêu rếu tôi trên mạng.


MỘT CẢNG SÂU VÂN PHONG MỘT CON ĐƯỜNG XUYÊN Á


Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học     


PDF.In            . Email


Viết bởi Cộng tác viên  


Thứ tư, 10 Tháng 1 2018 21:36


Kinhtebien online : TS Nguyễn Nhã là người khởi xướng Quỹ văn Hóa Giáo Dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Trưởng Đề án Bếp Việt- Bếp của Thế giới.


Hàng ngàn năm năm nay, các vị vua Việt Nam từ thế kỷ X đến vua Bảo Đại vẫn tự xưng là Hoàng Đế và vẫn theo truyền thống ngoại giao khôn khéo như “cầu phong, nộp cống”.Và như thế dù bé nhỏ như thời Đại Cồ Việt, Đinh Tiên Hoàng Đế mới qua Đèo Ngang một tí chứ chưa nhờ Huyền Trân Công Chúa thời Lý qua được đèo Hải Vân, vẫn theo truyền thống độc lập tự chủ, vẫn cho nước mình không nhỏ.


Sau hàng trăm năm Trung Quốc bị các nước Phương Tây xử ép, đang cố trổi dậy với chủ trương: “Một vành đài, một con đường” để bành trướng thế lực của mình qua Biển Đông, Ấn Độ Dương sang Phương Tây, dĩ nhiên tác động đầu tiên ở Biển Đông, trực tiếp đến nền độc lập tự chủ của Việt Nam, đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.


Để tồn tại và phát triển, Việt Nam không có cách nào khác phải ứng xử: “ Một cảng sâu Vân Phong và một con đường xuyên Á”.


Từ đó Việt Nam sẽ có những cái lợi như sau:


Một là Việt Nam sẽ có cái lợi với tầm quan trọng của Biển Đông cứ 4 chiếc tầu ở đại dương thì có 1 chiếc tầu qua Biển Đông, khiến thế giới sẽ quan tâm đến cảng sâu nhất thế giới là cảng Vân Phong và các tầu trọng tải lớn từ 4 hay 500 ngàn tấn sẽ tới giao thương trực tiếp đến Vân Phong mà không cần quá cảnh một cảng sâu nào như Cảng Hồng Kông hay Singapore. Và như thế Cảng Hải Phòng và Cảng Sàigòn sẽ rất lợi, tiếp nhận hàng hóa rẻ hơn khi quá cảnh qua Hông Kông hay Singapore.


Hai là khi thế giới quan tâm như thế thì tự do hàng hải được bảo đảm, chủ quyền biển đảo cũng được sự trợ tích cực của thế giới, Việt Nam không cô đơn.


Ba là đường cao tốc xuyên Á từ Cảng Vân Phong sẽ giúp Việt Nam phát triển kinh tế với các nước từ Lào, Myanmar, Thái, Bangladesh, Pakistan, nhất là Ấn Độ….


Chiến lược liên minh an ninh biển: Nhật- Việt Nam - Ấn sau đó với Úc và ASEAN sẽ bảo đảm an ninh vững chắc cho “ Một cảng sâu Vân Phong và một con đường xuyên Á”.


Ngoài ra xây dựng thiên đường học tập tại Đà Lạt với sự có mặt các đại học nổi tiếng Mỹ như Harvard hay, Nhật, Pháp…sẽ thu hút sinh viên ASEAN và Khách du lịch ASEAN cùng với Khu Đặc quyền kinh tế Phú Quốc, thủ phủ kinh tế biển của ASEAN sẽ không chóng thì chầy khiến Việt Nam cất cánh trở thành cường quốc biển một ngày không xa.


 Copyright © 2018 Bản quyền thuộc về KINH TE BIEN ONLINE.


Joomla! là phần mềm miễn phí được lưu hành theo giấy phép GNU/GPL.
06 Tháng Tám 2015(Xem: 14318)
"Trang web của CSIS liệt kê các nhà tài trợ theo hạng mục chung. Họ tiết lộ rằng chính phủ Việt Nam trả cho CSIS trong khoảng từ 50.000 USD tới 500.000 USD trong năm 2014. Nhưng trang này không cho biết khoản tiền đó để dùng làm gì." "Ông Hiebert là đồng tác giả một nghiên cứu năm 2014 của CSIS có tựa “Một Kỷ nguyên Mới trong quan hệ Mỹ-Việt”. Vậy ai có thể đã trả tiền để làm nghiên cứu này?" “Ông Hiebert — sau khi tôi hỏi tới hai lần — đã thú nhận rằng chính phủ Việt Nam trả tiền cho nghiên cứu này. Ông nói rằng không có việc chính phủ Hoa Kỳ cấp vốn cho nghiên cứu đó,” tác giả viết."
04 Tháng Tám 2015(Xem: 16619)
"Theo một nghiên cứu của Bộ Nội vụ, số lượng các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ ngành càng tăng nhanh đặc biệt là sau đổi mới. Hiện nay cả nước có 500 hội cấp trung ương; 4.000 hội cấp tỉnh, thành phố; và 10.000 hội cấp huyện, xã. Hà Nội có hơn 500 hội, TPHCM có gần 600 hội, Đà Nẵng có 445 hội."
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17611)
"Lanh mắt, lẹ tay như Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cũng chỉ được hỏi thăm tình hình sức khoẻ của tướng Thanh qua Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, và đã được Tướng Vịnh đáp lễ khá chu đáo: “Cám ơn ngài đã hỏi thăm sức khỏe BTQP của chúng tôi”. Sau đó là chấm dứt không nói gì thêm nữa. Có lẽ Ted Osius cụt hứng mà ông Vịnh cũng chẳng vui vẻ gì trước sự tò mò của ngài Đại Sứ về sức khỏe của quan Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng ViệtNam!"
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15158)
Khai mạc vũ đài biển Đông Ts Nguyễn Mạnh Hùng: "Ở CSIS, có cuộc “diễn thử khủng hoảng” (crisis simulation), những người tham dự đều là các cựu viên chức chính phủ, có người đóng vai cố vấn an ninh quốc gia, người khác đóng vai Tổng trưởng quốc phòng, Tổng trưởng ngoại giao, Giám đốc Trung ương tình báo, thuyết trình viên. Họ thảo luận để trình Tổng Thống lấy quyết định đối phó với một khủng hoảng giả tưởng trên Biển Đông. Toàn thể cuộc hội thảo được phổ biến trên internet nên ai cũng xem được. Riêng panel này vì tính cách nhạy cảm của nó, không được phổ biến trên internet."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 16932)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đãđược Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification,Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas HealthScience Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân củahọ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đãchết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trongtrại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (Nếu tướng Đảo có xem hình này, xin xác nhận).
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 18199)
"Phải chăng tư duy chúng ta đã có, “nỏ thần” chúng ta cũng đang cầm, thế nhưng chúng ta chưa đủ can đảm để trao “nỏ thần” này mà cứ khư khư giữ lấy với nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” nên mới khiến nước nhà lâm vào “vòng vây” như hiện nay. Và tôi, một người Đảng viên với hơn 30 năm theo Đảng, xin gửi bài toán này đến với những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng hiện nay cũng như những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XII sắp tới."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 17107)
"Đáng chú ý, mặc dù Bắc Kinh nói là phân tích vấn đề Biển Đông từ góc độ quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng khách mời tham dự hội thảo này không thấy Trung Bình Xã nhắc đến học giả nào từ Việt Nam khi liệt kê danh sách. Chỉ có Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, học giả gốc Việt giảng dạy tại đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ được Trung Quốc mời tham dự."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16551)
"Hôm thứ Ba, 30-6-15, Nhật Báo Văn hóa nêu lên vấn đề làm kinh ngạc mọi người đọc: “Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào ngày 5-7-15 có được đón tiếp bằng 21 phát đại bác Mỹ” không?”. Hình như có gì thay đổi rất là cơ bản trong nghi lễ đón tiếp tbt Nguyễn Phú Trọng từ Washington? Theo tin riêng của NhậtBáoVăn Hóa hôm 1-7-15, lịch trình ông Trọng viếng Mỹ được lên kế hoạch như sau:"
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16494)
CÁC BÀI VIẾT GỞI VỀ TÒA SOẠN VĂN HÓA HAY TRÍCH TỪ CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG KHÁC NHẰM MỤC ĐÍCH TRUYỀN TẢI THÔNG TIN MÀ KHÔNG PHẢN ẢNH QUAN ĐIỂM HAY LẬP TRƯỜNG CỦA VĂN HÓA.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 15463)
Ông Austin dẫn nguồn báo cáo hôm 13/5 của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear, người từng làm đại sứ ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam hiện giữ 48 đảo, bãi can thực tế còn Trung Quốc chỉ chiếm 8 thực thể.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 16781)
Trong một bài viết gửi BBC mới đây bàn về TPP và Việt Nam, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định về điều ông gọi là “về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh”.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 15942)
- "Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh." - "Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ"
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 17509)
Ts Phùng Liên Đoàn: "Vì vậy, kính thưa quí vị, tôi xin tuyên bố ngày hôm nay trước quí vị là vợ chồng tôi là những cá nhân khiêm tốn giống như trăm ngàn người khác nhưng muốn đóng góp tài sản của mình là 3 triệu USD để làm vốn khuyến khích bè bạn gần xa hoạt động giúp nhiều người Việt Nam thực hiện Giấc Mơ Việt Nam."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 20044)
- "Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Đó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa. Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Đa Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Đa Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết..." - "Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội..."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15819)
- Tuần Văn hóa – Lễ hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013: lễ dâng hương tưởng niệm 584 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc – Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn tại đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch) (ngày 23/3); lễ hội Tây Thiên sẽ diễn ra từ ngày 26 – 28/3 tại đền Thỏng và đền Thượng (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo). Các hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: hát soọng cô, hát chèo, hát văn, thi làm bánh chưng, bánh dày… Ảnh bên: đền thờ Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn. - Hiện nay truyền thông trong nước chạy tít: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn Miếu là có lỗi với mai sau…”. Báo chí trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 15089)
"Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ"
31 Tháng Năm 2015(Xem: 15312)
Nhân hội-nghị hàng năm về quốc-phòng Đông-Nam-Á Shangri-La bắt đầu hôm nay, 29/5, ở Singapore mà trọng-tâm chắc chắn là tình-hình ngày càng gây cấn ở Biển Đông, tưởng cũng nên nhắc lại sự đóng góp rất ý nghĩa của các xã-hội dân-sự Việt-Phi tại Hội-nghị Manila về Biển Đông hồi tháng 3 năm nay và mấy kết-quả ban đầu của hội-nghị đó.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 14679)
"Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21 nói không nắm rõ tình hình, ngày 22 cũng chỉ bày tỏ "vô cùng bất mãn" với hành động của Mỹ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không công bố thông tin nào về việc theo dõi, ngăn chặn máy bay Mỹ như cuộc khủng hoảng vùng nhận diện phòng không Hoa Đông năm 2013."