Mai Loan: Thả mồi bắt bóng

19 Tháng Sáu 20187:54 CH(Xem: 12415)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ TƯ 20 JUNE 2018


Thả mồi bắt bóng


MAI LOAN

Từ Houston, Texas, gởi cho VH

12/6/2018


image011

Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel đối thoại với tổng thống Mỹ Donald Trump (P) trong ngày thứ hai hội nghị G7 ở La Malbaie, ngày 9/6/2018.Ảnh : Bundesregierung/Jesco Denzel/Handout via REUTERS


Nói rằng tình hình thời sự trong những ngày gần đây đều sôi động ở hai mặt trận Mỹ Châu và Âu Châu với nhân vật chính gây đảo lộn cho mọi chuyện là TT Trump là một lời nhận định có phần quá nhẹ nhàng, chưa đầy đủ, nói theo ngôn ngữ phổ thông tại Hoa Kỳ là một lời bình luận kiểu “understatement”.


Tuy nổi tiếng là không thích đi đâu xa, ngay từ thời còn là một ứng cử viên tranh cử ông Trump lúc nào cũng phải bay về New York để ngủ ở tư gia thay vì ở khách sạn cho dù có phải bay đi khắp các tiểu bang xa trong ngày, nhưng lần này ông Trump đã phải vất vả lên đường đi tham dự hai cuộc họp thượng đỉnh với những lãnh tụ nổi tiếng khác tại hai lục địa cách nhau đến cả chục ngàn cây số.


Đầu tiên là ông đến tham dự cuộc họp thượng đỉnh của Khối G-7 gồm 7 quốc gia kỹ nghệ giầu có hàng đầu được tổ chức tại Charlevoix ở tỉnh bang Québec do chủ nhà là Thủ tướng Justin Trudeau của Gia Nã Đại đứng ra tổ chức với sự tham dự của lãnh tụ 6 nước khác trong Khối gồm có Hoa Kỳ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Ý và đại diện của Liên Hiệp Âu Châu.


Sau đó ông đã vội vã bay đi sang Tân Gia Ba (Singapore) để có cuộc gặp gỡ tay đôi với lãnh tụ Kim Jong Un của Bắc Hàn, một cuộc họp thượng đỉnh được xem là tưởng chừng như không bao giờ có thể xảy ra vì hai lãnh tụ này thường được đánh giá là những nhân vật gây sóng gió và tai tiếng nhiều nhất trong thời gian qua, với những lời lẽ đối đáp đầy căng thẳng và hung hăng tưởng chừng như có thể dẫn đưa thế giới này đến một cuộc đại thế chiến thứ ba với những vũ khí nguyên tử có thể huỷ diệt toàn cầu.


Tuỳ theo quan điểm và cách nhìn của mỗi người, người ta có quyền đánh giá về tầm mức quan trọng và những diễn biến có thể xảy đến sau kết quả của những cuộc họp thượng đỉnh này. Và tuy là những cuộc họp thượng đỉnh với các lãnh tụ quốc gia nổi tiếng trên toàn cầu, không phải là những nhân vật này đều có cùng tầm cỡ và mức độ uy tín giống nhau.


image012

Trump và Kim Jong Un tại Sigapore.


Một mặt, Khối G-7 quy tụ bảy nước được xem là có nền kỹ nghệ tiên tiến và kinh tế giầu mạnh nhất theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa vào thập niên 1970 nên đã quy tụ lại để có cuộc hội họp hàng năm bàn thảo về nhiều chủ đề đa dạng trong việc hỗ tương và đoàn kết với nhau hầu thiết lập và duy trì một nền trật tự mới. Mục đích ban đầu là chú trọng về hồ sơ kinh tế, nhằm ngăn chặn những cuộc tranh chấp về mậu dịch đối đầu lẫn nhau có thể lan rộng và phá tan sự đoàn kết trước mối nguy lúc bấy giờ là Liên Bang Sô Viết. Đây cũng là những tranh chấp về mậu dịch mà TT Trump gần đây thường đem ra thổi phồng lên để gây ra những tranh cãi đầy căng thẳng và sóng gió trong thời gian qua.


Sau khi Liên Sô tan rã và cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản chấm dứt, các cuộc họp định kỳ của Khối G-7 tiếp tục chuyển hướng sang thành một định chế lâu dài của phương Tây để tiếp tục duy trì những giá trị tốt đẹp mà khối này cho rằng đó là nền tảng cho sự hưng thịnh chung và góp phần vào sự cáo chung của đế quốc Liên Sô. Những giá trị đó có thể được định nghĩa như là một nền kinh tế thị trường tự do, một chính quyền dân chủ và tinh thần thượng tôn pháp luật và tôn trọng những định chế và thoả ước quốc tế.


Phía bên kia là một tiểu quốc nghèo nàn và lạc hậu kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, tiếp tục sống trong tình trạng đóng kín sau bức màn sắt của một chế độ bạo tàn phi dân chủ dưới sự lãnh đạo của các lãnh tụ độc tài theo truyền thống “cha truyền con nối” khiến cho dân chúng sống trong lầm than nghèo đói trong khi các lãnh tụ dồn hết tài nguyên vào cuộc chạy đua vũ khí luôn gây bất ổn cho toàn vùng Đông Bắc Á.


Giữa lúc Nam Hàn đã nhanh chóng trỗi dậy để vươn mình lên sau cuộc nội chiến tạm ngừng vào năm 1953 để giờ đây trở thành một trong những “con rồng con” về kinh tế tại Á Châu, Bắc Hàn vẫn tiếp tục là một nước nghèo nàn, sống nhờ vào sự viện trợ của đàn anh Trung Cộng và người dân vẫn sống lầm than cơ cực với nguy cơ của những nạn đói khiến cả triệu người thiệt mạng. Tuy vậy, chính quyền Bắc Hàn tiếp tục sử dụng mọi tài nguyên và tiền bạc để duy trì một bộ máy công an đàn áp người dân và một lực lượng quân sự đáng nể và nguy hiểm với những vũ khí nguyên tử.


Và từ mấy thập niên qua, các chính quyền Bắc Hàn từ ông nội Kim Il-Sung (Kim Nhật Thành) đến ông bố Kim Jong Il (Kim Chính Nhật) và giờ đây là Kim Jong Un (Kim Chính Ân), đã luôn tìm cách phỉnh gạt và thất hứa với các quốc gia Âu Mỹ và Nhật Bản cũng như Nam Hàn khi nhận viện trợ kinh tế là sẽ từ bỏ việc đeo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạch tâm.


Vì thế nên nhiều chuyên gia và các viên chức kỳ cựu của Hoa Kỳ đều không tin rằng lần này TT Trump sẽ thuyết phục được lãnh tụ Kim Jong Un chịu từ bỏ tham vọng hạch tâm và huỷ diệt toàn bộ kho vũ khí nguyên tử của mình. Ngay cả cuộc họp thượng đỉnh này trước đó đã được ông Trump loan báo huỷ bỏ, để rồi chỉ vài ngày sau đó lại được mở lại sau khi ông trùm tình báo của Bắc Hàn đến Hoa Thịnh Đốn để trao một bức thư riêng của Kim Jong Un.


Những người bênh vực và ủng hộ ông Trump thì cho rằng chỉ có ông là lãnh tụ đặc biệt và khác thường nhất từ trước tới nay nên mới có thể có những chiêu thức không giống ai để có thể đạt được những thành tích phi thường chưa từng thấy. Đa số còn lại thì cho rằng đó chỉ là một ý tưởng ngây thơ và hoang tưởng, mù quáng, xen lẫn tính tự phụ quá đáng và quá chủ quan, nhất là với một nhân vật như Donald Trump vốn đã không hiểu biết sâu rộng, lại thường không có tính kiên nhẫn để nghiên cứu các hồ sơ rắc rối về những vấn đề gây nhức nhối ngay cả với những chuyên gia lão luyện.


Ngay cả trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh lần này, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton cũng chưa hề triệu tập một cuộc họp của toàn thể Hội Đồng An Ninh Quốc Gia để có đầy đủ các viên chức cao cấp của Hoa Kỳ về đủ các lãnh vực trọng yếu cùng nhau bàn bạc để đề ra những quyết định hoặc biện pháp ứng xử cho cuộc họp tay đôi giữa hai lãnh tụ Hoa Kỳ và Bắc Hàn. Những kẻ xấu miệng thì cho rằng có lẽ đó là do thâm ý của ông Bolton muốn cho cuộc họp tay đôi gặp thất bại vì sẽ không đạt được một kết quả cụ thể khả quan nào. Còn riêng ông Trump thì luôn tự hào rằng ông là một người có biệt tài điều đình rất giỏi và ứng biến nhanh lẹ, và ông có thể chỉ cần có một phút là có thể đánh giá rằng cuộc gặp gỡ này có thể đạt được tiến bộ hay không.


Ấy vậy mà TT Trump, người đứng đầu của quốc gia được coi như là lãnh đạo của khối Tự Do, lại quyết định gây ra hiềm khích và sóng gió ngay trong nội bộ của Khối G-7 khiến cho mọi quốc gia thành viên còn lại trong Khối đều bực tức và chán nản, để quay sang dồn hết mọi chú tâm về vị lãnh tụ trẻ tuổi có những hành động tàn ác không khác gì cha ông của y. Đó là sự việc không những ông Trump đã có những thái độ gần như ngang tàng, bướng bỉnh và hống hách với các lãnh tụ của Khối G-7 mà còn khiêu khích và chọc giận họ khi phát ngôn rằng tại sao lại không mời Nga Sô cùng tham dự trong cuộc họp của Khối này.


Nga Sô tuy là một nước mạnh hàng đầu về quân sự nhưng chưa bao giờ là một cường quốc kinh tế. Tuy vậy, dưới thời của Tổng thống Boris Yeltsin sau khi chế độ Sô Viết tan rã, Khối G-7 đã khuyến khích và thưởng công cho chính quyền Yelsin đã chấp nhận theo đuổi những chính sách phát triển theo mô hình tự do và dân chủ bằng cách cho Nga được gia nhập vào từ năm 1998 để trở thành Khối G-8.


Sau này, Nga dưới sự lèo lái của một lãnh tụ độc tài khác là ông Vladimir Putin đã đi ngược lại với những chủ trương dân chủ tự do để thiết lập lại một chế độ độc tài mới, cùng với những tham vọng bành trướng và gây bất ổn cho các lân bang, với trường hợp gần nhất là việc quấy phá nước Ukraine và sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014. Vì thế nên cộng đồng thế giới đã lên án Nga và Khối G-8 cũng đã quyết định loại bỏ Nga ra để trở lại thành Khối G-7 như lúc ban đầu.


image013Tổng thống Nga Vladimir Putin.


Sự kiện TT Trump sau khi đã gây ra những xung đột với Liên Hiệp Âu Châu, Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ với những quyết định tăng thuế quan lên các hàng thép và nhôm khiến cho các nước này sẽ phải trả đũa khiến cho tình hình sẽ trở nên căng thẳng vì những trận chiến mậu dịch có thể nổ ra giữa các quốc gia đồng minh lâu đời đã làm cho bầu không khí của cuộc họp thượng đỉnh G-7 năm nay đã trở nên căng thẳng hơn trước khi cuộc họp chính thức diễn ra với những lời lẽ đốp chát qua lại giữa TT Trump và hai lãnh tụ khác là TT Macron của Pháp và Thủ tướng Trudeau của Gia Nã Đại.


Trớ trêu thay là cả hai ông Macron và Trudeau được xem như là hai lãnh tụ tương đối đã có những quan hệ về mặt cá nhân với TT Trump được xem là tốt đẹp nhất so với các lãnh tụ khác. Ông Trump lần này coi như không thèm đếm xỉa gì đến hai nữ lãnh tụ khác là Thủ tướng Theresa May của Anh và Angela Merkel của Đức. Thủ tướng Shinzo Abe cũng chẳng lấy gì làm mặn mòi mặc dù ông đã tìm cách hòa hoãn và thân thiện với ông Trump và đã có 3 cuộc gặp gỡ riêng từ đó đến nay nhưng xem chừng như không được đáp ứng đầy đủ về những nỗi lo ngại của ông trước sự quan tâm quá lố của ông Trump giành cho lãnh tụ Kim Jong Un của Bắc Hàn.


image014

Cú bắt tay nhiều ý nghĩa Trump và Marcron.. AP


Đã thế, ông Trump còn bỏ ra về trước khi cuộc họp của Khối G-7 chính thức kết thúc, tức là không thèm tham dự những cuộc họp kế tiếp để thảo luận về các hồ sơ khí hậu địa cầu thay đổi và tình hình môi sinh, với lý do là ông muốn bay sớm qua Tân Gia Ba vì háo hức trước cuộc gặp gỡ tay đôi lịch sử này. Sau đó, ông còn bắn tiếng qua mạng Twitter để chỉ trích và chê bai chủ nhà Justin Trudeau của Gia Nã Đại là một người yếu kém, và do đó ông đã ra lệnh cho các viên chức thuộc quyền không đồng ý ký tên vào bản Thông Cáo Chung của Khối G-7, vốn là một tiền lệ đã luôn diễn ra từ trước tới nay.


Đã vậy, hai phụ tá cao cấp của ông về kinh tế là Larry Kudlow và Peter Navarro còn lên các đài truyền hình để dùng những lời lẽ nặng nề để mạt sát ông Trudeau, một điều chưa thấy xảy ra trong quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Gia Nã Đại, mà ngay cả những lãnh tụ của những nước thù nghịch nguy hiểm với Hoa Kỳ như Trung Cộng và Bắc Hàn cũng chưa hề bị mạt sát nặng nề như vậy.


Những người trong cuộc kể lại rằng thật ra ông Justin Trudeau, trong cương vị chủ nhà có nhiệm vụ soạn thảo bản thông cáo chung nhưng trước đó đã được mọi người đồng ý. Nhưng ông Trump đã không đủ can đảm tranh luận và chống chế với các lãnh tụ ngay trong cuộc họp của Khối. Và chỉ đến khi ông rời khỏi nơi họp để ngồi vào chiếc máy bay Air Force One lên đường đi Tân Gia Ba thì ông mới dám mạnh mẽ lên tiếng phản bác. Và những phụ tá như các ông Larry Kudlow và Peter Navarro cũng hùa theo “ăn có” để lấy điểm với sếp lớn, vốn là cách thức hữu hiệu nhất mà những thủ hạ của ông đã học được để biết làm hài long cho TT Trump.


Vì thế nên ban chủ biên của tờ Washington Post, một nhật báo kỳ cựu và uy tín hàng đầu tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, đã nhận định rằng những hành động bất ngờ mới đây của ông Trump không phải chỉ là những trò quậy phá lung tung của một đứa trẻ ngỗ nghịch (childish tantrum) hoặc là những điều nhằm khiến nhiều người chú ý đến, mà nó còn có nguy cơ triệt hạ những giá trị nền tảng mà Khối G-7 coi như đã được thành hình để bảo vệ. Do đó, không những chỉ có các quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ phải lo ngại, mà ngay cả người dân Mỹ cũng phải lo sợ đối đầu với một sự kiện là vị lãnh tụ của khối tự do hiện nay có lẽ đã không còn thực sự tin tưởng vào cái khối các quốc gia tự do này hoặc là ông không còn muốn giữ vai trò lãnh đạo của nó nữa.


Khách quan mà nói, trước khi lên đường đến gặp lãnh tụ Kim Jong Un để mong giải quyết vấn đề giải giới vũ khí hạch tâm tại bán đảo Triều Tiên, hơn ai hết một vị tổng thống Mỹ phải hiểu rằng ông cần có sự ủng hộ và tiếp tay của các quốc gia đồng minh kỳ cựu và quan trọng nhất để làm thế mạnh hầu có thể gia tăng áp lực về các biện pháp cấm vận và viện trợ kinh tế nếu như cần thiết để có thể khiến cho Bắc Hàn phải nhượng bộ và chấp nhận các điều kiện do Hoa Kỳ đưa ra.


Tất cả những giải pháp mà ông Trump và Hoa Kỳ đưa ra để giải quyết hồ sơ Bắc Hàn chắc chắn sẽ dễ dàng hơn nếu như phía bên kia thấy rõ là ông có được sự hỗ trợ mạnh mẽ sau lưng từ phía các quốc gia đồng minh trong Khối G-7. Ngay cả việc có thể kiểm chứng sau này rằng liệu Bắc Hàn có thực sự giải giới các chương trình vũ khí hạch tâm hay không cũng sẽ dễ dàng và bớt tốn kém hơn nếu như Hoa Kỳ vẫn luôn nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia đồng minh thân cận với mình.


Đằng này, TT Trump đã làm điều hoàn toàn ngược lại khiến cho mọi người phải chưng hửng. Bởi vì đúng vào thời điểm quan trọng này, ông Trump lại lôi những chuyện tranh chấp cỏn con về vấn đề thuế quan trong quan hệ mậu dịch để tấn công các lãnh tụ cũng như các nước đồng minh lâu đời với mình như Gia Nã Đại và Liên Hiệp Âu Châu. Chẳng hạn như khi lôi ra việc Gia Nã Đại đã hỗ trợ các nông gia trong nước để bảo vệ giá thành về sữa khiến cho các loại sữa của Hoa Kỳ khó cạnh tranh lại, điều này thoạt nghe qua cũng có lý nhưng ông Trump lại quên rằng chính Hoa Kỳ cũng có rất nhiều những chính sách trợ giá cho nông gia tại Mỹ để bảo vệ các ngành khác như đường, đậu phọng và bông gòn v.v.


Đó chỉ là một vài thí dụ nhỏ nhoi để chứng minh rằng những lời cáo buộc gần đây về chuyện Hoa Kỳ là nạn nhân của những chính sách trao đổi mậu dịch bất công mà ông Trump đã lớn tiếng hô hào thật ra chẳng có xác đáng và đầy đủ nếu như người ta chịu công tâm đặt lên bàn cân tất cả những hồ sơ và chính sách trợ giá của các chính phủ trên tất cả các ngành nghề.


Trong khi đó, ông Trump lại vẫn luôn tỏ ra không mệt mỏi trong việc đưa ra những lời lẽ có phần thân thiện hơn đối với Nga Sô, xuyên qua việc ông lớn tiếng yêu cầu Khối G-7 là hãy nên cho phép Nga được tham gia trở lại. Điều này dường như lại rất đúng với nhận định của nhiều người khi cho rằng dường như ông Trump luôn có cảm tình rất đặc biệt và kỳ lạ với lãnh tụ độc tài và cứng rắn của Nga là TT Putin, chưa kể là nó hoàn toàn đi ngược lại với quan điểm của các chính phủ khác, trong đó có Hoa Kỳ trước đây, đều kết án Nga trong nhiều hành động từ việc quấy phá Ukraine và sáp nhập bán đảo Crimea cho đến việc ra tay can thiệp vào các cuộc bầu cử dân chủ như tại Hoa Kỳ và Pháp, rồi đến việc ra lệnh cho các sát thủ của họ đến tận nước Anh để giết chết các cựu điệp viên của họ.


Và điều quan trọng nữa là việc ông Trump tiếp tục có những lời lẽ và cử chỉ thân thiện với Nga lại diễn ra giữa lúc cuộc điều tra của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller để xem là liệu có sự can thiệp và thông đồng với nhau hay không giữa Nga và bộ máy vận động của ông Trump trong kỳ bầu cử năm 2016 vẫn chưa kết thúc.


Cũng những người trong cuộc kể lại rằng các lãnh tụ của Khối G-7 lần này đã hết sức chưng hửng và thất vọng khi bàn luận về chuyện của Nga khi ông Trump cho rằng bán đảo Crimea có thuộc về Nga thì đó cũng chỉ là chuyện bình thường vì đa số dân chúng tại đây đều nói tiếng Nga! Điều này đã khiến cho tất cả mọi người đều phải thất vọng trước nhận định quá hời hợt và nông cạn của ông Trump, nhất là Thủ tướng Theresa May của Anh quốc, vốn đã không hài lòng trước việc Nga đã ngang nhiên đưa các điệp viên của mình đến tận bên Anh để ra tay hạ sát những cựu điệp viên của họ giờ đây đã định cư tại Anh.


Có lẽ vì thế nên người ta không lấy làm lạ khi nghị sĩ John McCain, một vị dân cử kỳ cựu của đảng Cộng Hoà và đã từng là ứng viên chính thức của đảng để ra tranh cử tổng thống vào năm 2008, đã không ngần ngại bắn ra một mẩu tin nhắn trên mạng Twitter để nói rằng: “Với tất cả các đồng minh của Hoa Kỳ: đại đa số người dân Mỹ thuộc cả hai đảng đều luôn ủng hộ chính sách tự do mậu dịch, chính sách toàn cầu hóa cũng như hỗ trợ cho các liên minh đã dựa trên nền tảng 70 năm cùng chia sẻ những giá trị chung cho mọi bên. Những người dân Mỹ đang đứng sát cánh cùng quý vị, ngay cả như ông tổng thổng Mỹ không chịu đứng chung.”


Sự kiện ông Trump không ngần ngại bỏ rơi những đồng minh trụ cột và quan trọng đối với Hoa Kỳ để chạy theo lãnh tụ Kim Jong Un vì nghĩ rằng mình có thể đạt được một thắng lợi to lớn nào đó chưa hề xảy ra quả tình có thể được giải thích như là một chuyện “thả mồi bắt bóng”.


MAI LOAN


Houston, Texas, ngày 12 tháng 6/2018


anhtuantaberd74@gmail.com

17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18400)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17849)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21808)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18183)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19142)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 18060)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20145)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18426)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16832)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16509)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16184)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20888)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18629)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 39560)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 21469)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 20728)
Hôm nay ngày thứ Năm 22-05-2014. Chúng tôi, Lý Kiến Trúc hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư Sử học Đinh Kim Phúc,một nhà nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn. Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay, ý kiến riêng của ông Đinh Kim Phúc thể hiện phần nào suy nghĩ chung của công luận người Việt trong ngoài nước trĩu nặng tấm lòng hướng về tổ quốc.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 31129)
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam "Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 22266)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17257)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17614)
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông nói chung và với Việt Nam nói riêng. Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.