Cậu Un lấy nguyên tử "nắn gân" ông Trump, ông già 71 "cười ruồi"?

27 Tháng Năm 20187:19 CH(Xem: 10343)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ HAI 28 MAY 2018


Cậu Un lấy nguyên tử "nắn gân" ông Trump, ông già 71 "cười ruồi"? 


Vì sao Donald Trump hủy thượng đỉnh với Kim Jong Un ?


Thụy My 26-05-2018


image003Sinh viên Hàn Quốc biểu tình phản đối quyết định của tổng thống Trump trước đại sứ quán Hoa Kỳ ở Seoul, ngày 25/05/2018.REUTERS/Kim Hong-Ji


Sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump hủy cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un được hầu hết các báo Pháp chú ý. Libération ghi nhận « Trump lại tỏ ra thù địch với Bắc Triều Tiên », La Croix tìm cáchgiải thích « Vì sao cuộc gặp thượng đỉnh Kim-Trump không diễn ra », còn Le Figaro cho rằng « Trump hủy cuộc họp với Kim vì sợ thất bại ».


Trong lá thư đề ngày 24/05/2018, tổng thống Mỹ nêu ra « sự thù nghịch » của Bình Nhưỡng trong thời gian gần đây. Donald Trump đe dọa : « Ông nói về năng lực nguyên tử của ông, nhưng năng lực của chúng tôi mãnh liệt đến nỗi tôi phải cầu nguyện Thượng Đế để không bao giờ phải sử dụng đến ». Tuy nhiên cũng để ngỏ cánh cửa, với một công thức hiếm thấy trong việc trao đổi thư từ giữa hai nguyên thủ : « Nếu ông đổi ý (…), xin đừng ngần ngại gọi điện hay viêt thư cho tôi ».


Từ một tuần qua, Donald Trump và Kim Jong Un liên tục gieo hoang mang. Tổng thống Mỹ trong cuộc gặp đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae In hôm thứ Ba 22/5 tại Washington không loại trừ việc hoãn lại cuộc gặp thượng đỉnh. Còn thứ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên Kim Kye Gwan hôm 16/5 trước đó đã dọa « xem xét lại ».


Có dấu ấn của diều hâu sừng sỏ John Bolton ?


Libération cho rằng đây là « tác phẩm » mới nhất của « đại diều hâu » John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia, sau vụ Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định nguyên tử Iran. Được bổ nhiệm từ đầu tháng Tư, ông Bolton không ngừng đả kích Bình Nhưỡng, và luôn tỏ ra nghi hoặc về các nỗ lực ngoại giao với Bắc Triều Tiên. Ông coi viễn cảnh thượng đỉnh Trump-Kim chỉ là « một cách để rút ngắn thời gian đã mất trong thương lượng », và nhiều lần tuyên bố ủng hộ việc tiên hạ thủ vi cường với Bắc Triều Tiên.


Cuối tháng Tư, John Bolton trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã gây mắc mứu khi nêu ra « mô hình Libya » trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuyên bố này được Bình Nhưỡng coi là một sự khiêu khích, vì vẫn không quên số phận thê thảm của Kadhafi, cũng như tư duy của vị cố vấn này về việc « thay đổi chế độ » ở Iran, Irak, Bắc Triều Tiên. Le Figaro cho biết thêm, chuyên gia John Glaser thuộc Cato Institut ở Washington đã van nài : « Các vị ơi, hãy chấm dứt việc nói với Kim là sẽ kết thúc như Kadhafi nữa ! ». Nhà độc tài Bắc Triều Tiên luôn bị ám ảnh về sự tồn vong của mình.


Mike Pence và Bình Nhưỡng cũng đổ dầu vào lửa


Làm thế nào giải thích việc tình hình đang hòa hoãn lại đảo ngược như thế ? Theo La Croix, phó tổng thống Mỹ Mike Pence khi trả lời Fox News hôm thứ Hai 21/5 cũng đã đổ dầu vào lửa khi cảnh cáo Bắc Triều Tiên có nguy cơ cùng chung số phận với Mouammer Kadhafi. Bình Nhưỡng nói rằng đó là tuyên bố « dốt nát và ngu xuẩn ». Những lời lẽ sỉ nhục này có lẽ đã được ông Donald Trump cân nhắc khi quyết định hủy bỏ cuộc họp.


Le Figaro nhắc thêm tuyên bố của thứ trưởng Ngoại Giao Bắc Triều Tiên Cheo Son Hui hôm qua 24/5 : « Việc Hoa Kỳ sẽ gặp gỡ chúng tôi tại bàn đàm phán hoặc trong một cuộc đối đầu nguyên tử tùy thuộc hoàn toàn vào thái độ của họ ». Theo tờ báo, bà Cheo đã chọc giận vị tổng thống đang hừng hực như hỏa diệm sơn, và chỉ vài tiếng đồng hồ sau Donald Trump quyết định hủy bỏ cuộc gặp.


Hai mục tiêu khác biệt


Nhưng liệu sự chờ đợi của đôi bên về cuộc họp thượng đỉnh có tương hợp với nhau ? Washington đòi hỏi phải giải trừ toàn bộ và ngay lập tức kho vũ khí nguyên tử Bắc Triều Tiên, đây là điều kiện tiên quyết để dỡ bỏ cấm vận quốc tế. Còn đối với Bình Nhưỡng, đây chỉ là viễn tượng về lâu về dài, và đồng thời phải tháo dỡ hệ thống lá chắn nguyên tử của Mỹ tại Hàn Quốc.


La Croix dẫn phân tích của nhà nghiên cứu Jeffrey Lewis, thuộc Middlebury Institute of International Studies ở Monterey, California : « Kim Jong Un muốn Bắc Triều Tiên được công nhận là một quốc gia như những nước khác, muốn duy trì quyền lãnh đạo đất nước của gia tộc mình, và nhất là Bắc Triều Tiên được coi là cường quốc nguyên tử ». Vấn đề của cuộc họp thượng đỉnh bị hủy bỏ, là tìm ra một công thức dung hòa được lợi ích của cả hai nước.


Donald Trump sợ thất bại ?


Còn theo Le Figaro, Donald Trump không ưa chịu đựng thất bại, làm ảnh hưởng đến hào quang cá nhân. Việc hủy bỏ cuộc họp thượng đỉnh là kết quả của sự hiểu lầm lớn lao về ý định thực sự của Bắc Triều Tiên : Bình Nhưỡng chống đối ý tưởng từ bỏ quả bom, trong khi Washington muốn giải trừ hạt nhân toàn bộ.


Trong lá thư từ chối, ông Trump viết : « Thế giới và đặc biệt là Bắc Triều Tiên, đã mất đi một cơ hội tốt đẹp để mang lại hòa bình, thịnh vượng lâu dài ». Còn Donald Trump thì mất cơ hội đi vào lịch sử với giải Nobel hòa bình, nếu tháo gỡ được mớ bòng bong Bắc Triều Tiên, như vụ Richard Nixon hòa giải với Trung Quốc của Mao Trạch Đông năm 1972 ? Jeffrey Lewis mỉa mai : « Cũng giống như Richard Nixon, nhưng là phiên bản ngốc nghếch ». Trong khi Donald Trump muốn có được lời hứa phi hạt nhân hóa toàn bộ, và được tưng bừng đón tiếp tại quảng trường lớn Bình Nhưỡng, thì Kim Jong Un mơ được đối xử một cách bình đẳng với sức mạnh của bom nguyên tử phía sau.


Tuy nhiên chẳng có ai dám giải thích sự tế nhị này cho tổng thống Mỹ. Chuyên gia Jeffrey Lewis cho rằng có hai lý do. Trước hết, các cố vấn Nhà Trắng rất ngại tốn nhiều thời gian để làm dịu cơn giận dữ của một « cậu bé » luôn thích được phỉnh nịnh. Thứ hai, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nay trở nên trống vắng, với sự ra đi của không ít nhà ngoại giao lão luyện và các chuyên gia không thể thay thế, nên không ai có thể chuẩn bị được chu đáo một cuộc gặp thượng đỉnh quan trọng như vậy./

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18332)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19254)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17626)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18842)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22221)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22741)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20837)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21975)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19664)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20394)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19545)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24358)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23514)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.